Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 31:1–13: “Noi Gương Vị Nam Tử của Thượng Đế Hằng Sống”


“2 Nê Phi 31:1–13: ‘Noi Gương Vị Nam Tử của Thượng Đế Hằng Sống’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 31:1–13”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 31:1–13

“Noi Gương Vị Nam Tử của Thượng Đế Hằng Sống”

Giăng làm phép báp têm cho Chúa Giê Su Ky Tô

Chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi bằng những cách thức nào? Nê Phi đã dạy rằng việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chịu phép báp têm và tiếp nhận Đức Thánh Linh là điều cần thiết để được cứu rỗi vào vương quốc của Thượng Đế. Bài học này có thể giúp em hiểu rõ hơn và giải thích tầm quan trọng của phép báp têm và những phước lành đến từ phép báp têm.

Thường xuyên làm chứng.Chứng ngôn của anh chị em có thể làm gia tăng đức tin của học viên và giúp các em phát triển chứng ngôn của các em. Hãy tìm kiếm các cơ hội để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và nói về Ngài với sự tôn kính, lòng biết ơn và sự tôn thờ. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân đã giúp anh chị em đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.

Học viên chuẩn bị: Khuyến khích học viên nghĩ ra cách các em sẽ giải thích lý do tại sao một người muốn chịu phép báp têm. Các em cũng có thể hỏi một hoặc hai người trong gia đình hoặc bạn bè lý do họ chọn chịu phép báp têm.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chịu phép báp têm

Sinh hoạt sau đây có thể giúp học viên suy ngẫm về mục đích của phép báp têm và phép báp têm giúp chúng ta như thế nào.

Hãy tưởng tượng rằng người bạn của em, Ada, đang gặp gỡ những người truyền giáo của Giáo Hội và thực sự vui thích kinh nghiệm này. Bạn ấy đang đọc Sách Mặc Môn và thích những điều đang học được. Gần đây, những người truyền giáo đã mời bạn ấy chịu phép báp têm. Một ngày sau khi được mời, Ada kể với em về việc đó và nói: “Mình muốn được chịu phép báp têm, nhưng cũng tự hỏi tại sao điều đó lại quan trọng như vậy khi mình cũng đang cố gắng trở thành một người tốt. Phép báp têm có gì quan trọng đến vậy?”

  • Em có cảm thấy mình có thể trả lời câu hỏi của Ada theo cách giúp bạn ấy hiểu được tầm quan trọng của phép báp têm không? Tại sao có hoặc tại sao không?

Khi học bài hôm nay, hãy tìm kiếm những lẽ thật giúp em hiểu thêm về Đấng Cứu Rỗi và lý do tại sao việc noi theo tấm gương của Ngài để chịu phép báp têm lại quan trọng đến như vậy. Hãy suy ngẫm xem việc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em và những người em biết. Vào cuối bài học, em sẽ có cơ hội trả lời câu hỏi quan trọng của Ada.

Khi Nê Phi gần kết thúc những phần ghi chép của ông trên các bảng khắc nhỏ, ông muốn nói về “giáo lý của Đấng Ky Tô”. Cân nhắc đánh dấu cụm từ này trong 2 Nê Phi 31:22 Nê Phi 31:21.

Phép báp têm là một phần thiết yếu trong giáo lý của Đấng Ky Tô.

  • Em biết gì về phép báp têm của Đấng Cứu Rỗi?

Hãy lắng nghe kỹ những điều học viên nói. Nếu điều này là hữu ích thì anh chị em có thể mời học viên làm một trong những điều sau đây để ôn lại về phép báp têm của Đấng Cứu Rỗi.

Chúa Giê Su Ky Tô hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài vẫn chịu phép báp têm. Đọc 2 Nê Phi 31:5–11 và tìm kiếm lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi đã chịu phép báp têm và những điều chúng ta học được về Ngài.

  • Em đã tìm thấy điều gì?

    Học viên có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc khác nhau về Đấng Cứu Rỗi và phép báp têm. Một số lẽ thật các em có thể nhận ra bao gồm: Mặc dù hoàn toàn vô tội, Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu phép báp têm để làm trọn vẹn mọi sự ngay chính, và Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương hoàn hảo về sự vâng lời. Cân nhắc viết các nguyên tắc mà học viên chia sẻ lên trên bảng. Sử dụng bất kỳ câu hỏi nào sau đây để giúp học viên hiểu sâu hơn:

    Mời học viên chia sẻ những điều các em đã tìm được. Nếu hữu ích cho cuộc thảo luận, hãy cân nhắc sử dụng một số câu hỏi sau đây.

  • Em nghĩ việc noi theo Đấng Cứu Rỗi “một cách hết lòng, [và không] hành động giả nghĩa” có nghĩa là gì (2 Nê Phi 31:13)?

  • Cha Thiên Thượng ban phước lành gì cho những người chân thành noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để chịu phép báp têm?

    Nếu hữu ích, hãy cân nhắc viết tất cả những nguyên tắc do học viên xác định lên trên bảng. Đây là một ví dụ: Nếu chúng ta chân thành noi theo Đấng Cứu Rỗi bằng cách chịu phép báp têm thì chúng ta sẽ nhận được Đức Thánh Linh.

  • Sự đồng hành của Đức Thánh Linh đã ban phước cho em như thế nào trong cuộc sống?

    Nếu việc này có thể giúp học viên hiểu thêm về vai trò của Đức Thánh Linh thì anh chị em có thể mời các em xem lại 2 Nê Phi 31:13, 17 và đọc 2 Nê Phi 31:18; 32:3, 5, 8; và 33:1. Học viên có thể suy ngẫm về những vai trò khác nhau của Đức Thánh Linh và chia sẻ cách Đức Thánh Linh đã ban phước cho cuộc sống của các em khi Ngài thực hiện các vai trò này.

  • Em tìm thấy những hiểu biết sâu sắc nào khác?

  • Em thấy điều gì là nổi bật từ câu 5?

  • Chúa Giê Su đã làm chứng hoặc hứa sẽ làm gì khi Ngài chịu phép báp têm? (xin xem 2 Nê Phi 31:7).

  • Những câu này dạy cho em điều gì về cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi đối với những giáo lệnh của Đức Chúa Cha và đối với chúng ta?

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà sẽ khuyến khích em noi theo tấm gương của Ngài?

ChurchofJesusChrist.org

3:13

Nê Phi tiếp tục làm chứng trong biên sử của mình về những phước lành khi noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để chịu phép báp têm. Để giúp em khám phá những phước lành này, xin đọc 2 Nê Phi 31:12–13, 17. Để biết thêm những hiểu biết sâu sắc về phép báp têm, hãy cân nhắc nghiên cứu một số đoạn sau đây: Giăng 3:3, 5; Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38; An Ma 7:14; 3 Nê Phi 11:33–34, 37.

Dựa trên những điều em đã học được, hãy viết một đoạn cho Ada. Giúp bạn ấy hiểu về phép báp têm và lý do bạn ấy có thể muốn noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và được làm phép báp têm giống như Ngài. Bao gồm những nội dung sau:

  • ít nhất là hai đoạn thánh thư em nghĩ sẽ giúp được bạn ấy

  • phép báp têm đưa chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào

    Anh chị em có thể mời học viên chia sẻ đoạn của các em theo cặp, theo nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp. Cũng có thể là hữu hiệu nếu mời một học viên lên đứng trước lớp và đóng vai Ada. Mời một học viên khác chia sẻ một điều em ấy đã chuẩn bị để giúp Ada. Sau đó, hãy hỏi xem có ai muốn bổ sung điều nào khác không. Mời một số học viên chia sẻ. Tìm những cách thức để khuyến khích học viên tập trung vào Đấng Cứu Rỗi cũng như để chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ của chính các em. Khi tiếp tục sinh hoạt này, hãy mời học viên đóng vai Ada chia sẻ xem em ấy đang cảm thấy như thế nào và đặt ra bất kỳ câu hỏi nào mà em ấy có thể có. Tiếp tục cho đến khi các học viên cảm thấy là các em đã giúp được Ada.

  • Cân nhắc bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lựa chọn mà các học viên có thể đã đưa ra để chịu phép báp têm. Anh chị em cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm hoặc chứng ngôn của chính mình về phép báp têm.

  • những suy nghĩ, kinh nghiệm hoặc chứng ngôn cá nhân của em về phép báp têm và sự đồng hành của Đức Thánh Linh

Để kết thúc bài học này, hãy suy ngẫm về những điều em đã học được ngày hôm nay. Em cảm thấy như thế nào về lễ báp têm của em? Em có thể làm gì để tiếp tục noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào em có thể giúp đỡ những người khác noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và chịu phép báp têm? Cân nhắc ghi lại những suy nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học tập.