“2 Nê Phi 32:8–9: ‘Các Người Phải Cầu Nguyện Luôn Luôn’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“2 Nê Phi 32:8–9”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Một trong những giáo lệnh cơ bản nhất mà chúng ta có là cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng. Nhưng nhiều thứ có thể cản trở việc chúng ta cầu nguyện. Nê Phi cũng nhắc nhở người dân về tầm quan trọng của lời cầu nguyện và những phước lành đến từ việc thường xuyên giao tiếp với Cha Thiên Thượng của chúng ta. Bài học này có thể giúp em gia tăng mong muốn giao tiếp với Cha Thiên Thượng qua lời cầu nguyện.
Đánh giá sự hiểu biết của học viên. Mỗi học viên có những mức độ hiểu biết khác nhau về các đề tài phúc âm. Việc mời học viên chia sẻ những điều các em đã biết có thể giúp anh chị em chọn ra những phần nào của bài học mà học viên cần dành thời gian thêm.
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên để ý xem các em có thường xuyên cầu nguyện hay không và lý do tại sao.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Cân nhắc bắt đầu với sinh hoạt sau đây để giúp học viên suy ngẫm về lý do tại sao và khi nào các em cầu nguyện.
Anh chị em có thể muốn viết câu sau lên trên bảng: Tôi cầu nguyện khi …
Hãy nghĩ ra nhiều cách để em có thể hoàn thành chính xác câu sau: Tôi cầu nguyện khi …
Có thể là hiệu quả khi mời học viên hoàn thành câu trên một cách ẩn danh trong các tờ giấy nhỏ mà anh chị em có thể thu lại và đọc to trước lớp.
ChurchofJesusChrist.org
2:3
Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem em có thường xuyên cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng không và lý do tại sao em cầu nguyện. Khi tiếp tục bài học, hãy suy ngẫm xem Cha Thiên Thượng đã ban phước cho em như thế nào nhờ những lời cầu nguyện của em, cũng như bất kỳ cách thức nào em cảm thấy Ngài có thể muốn em cải thiện sự giao tiếp với Ngài.
Những lời dạy của Nê Phi về lời cầu nguyện
Sau khi Nê Phi dạy dân ông đứng vững trên con đường chật và hẹp dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu và nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 31:19–20 ; 32:1–3 ), ông đã dạy cách để họ có thể biết những lời của Ngài là chân thật.
Đọc những lời của Nê Phi trong 2 Nê Phi 32:4, 7 .
Sau đó, Nê Phi tiếp tục dạy về tầm quan trọng của lời cầu nguyện.
Đọc 2 Nê Phi 32:8–9 và tìm kiếm những điều Nê Phi đã dạy về lời cầu nguyện.
2 Nê Phi 32:8–9 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội tập áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này vào một câu hỏi hoặc một tình huống.
Hãy khuyến khích một số học viên chia sẻ. Khi các em chia sẻ lẽ thật, hãy viết những lẽ thật đó lên trên bảng hoặc cho phép học viên viết lên trên bảng. Sau đây là một số lẽ thật mà học viên có thể xác định:
Một số lẽ thật đã được Nê Phi dạy bao gồm:
Nếu chúng ta cầu nguyện luôn luôn, thì Cha Thiên Thượng sẽ thánh hóa nỗ lực của chúng ta vì sự an lạc cho tâm hồn chúng ta.
Cha Thiên Thượng muốn chúng ta cầu nguyện.
Sa Tan không muốn chúng ta cầu nguyện.
Chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn.
Giao tiếp với Cha Thiên Thượng
Hãy xem xét những điều học viên đã chia sẻ về lời cầu nguyện, sau đó xác định xem sinh hoạt nào sau đây có thể hữu ích nhất. Hoặc anh chị em có thể cung cấp cho học viên tài liệu phát tay sau đây và mời các em hoàn thành một hoặc hai sinh hoạt mà các em cảm thấy sẽ giúp ích cho mình nhiều nhất.
Học viên có thể làm việc theo cá nhân hoặc với bạn cùng lớp. Nếu các em làm việc cùng nhau, thì các em có thể cùng nhau trình bày về những phát hiện của mình.
Tìm Hiểu Thêm về Lời Cầu Nguyện
Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)—“2 Nê Phi 32:8–9: ‘Các Người Phải Cầu Nguyện Luôn Luôn”’
Một trong những cách Sa Tan có thể “dạy [chúng ta] đừng cầu nguyện” là cố gắng thuyết phục chúng ta với lời dối trá rằng vì đã phạm tội nên chúng ta không còn xứng đáng để cầu nguyện.
Hãy suy ngẫm về những phước lành mà Sa Tan có thể đang cố gắng ngăn chúng ta nhận được khi em làm những điều sau đây:
Dành chút thời gian nghiên cứu về lời cầu nguyện. Em có thể tra cứu về lời cầu nguyện trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư , hoặc tìm kiếm các bài nói chuyện ở đại hội trung ương mà đề cập đến lời cầu nguyện. Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những phước lành của lời cầu nguyện. Em cũng có thể muốn suy ngẫm về những phước lành mà em đã có được từ việc cầu nguyện trong cuộc sống của mình. Dựa trên sự học tập và kinh nghiệm của em, hãy suy ngẫm lý do tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta cầu nguyện và tại sao Sa Tan cám dỗ để chúng ta không cầu nguyện.
ChurchofJesusChrist.org
3:29
Hãy viết ra ít nhất hai lẽ thật mà em đã học được về lời cầu nguyện. Bao gồm lý do tại sao em nghĩ rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta cầu nguyện và Sa Tan cám dỗ để chúng ta không cầu nguyện.
Cân nhắc đánh dấu cụm từ “cầu nguyện luôn luôn, và đừng chán nản” (2 Nê Phi 32:9 ).
Đọc An Ma 34:21, 27 và tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của việc cầu nguyện luôn luôn.
Tại sao việc cầu nguyện “sáng, trưa, chiều” (An Ma 34:21 ) lại là một phước lành?
Làm thế nào chúng ta có thể hướng lòng mình đến Thượng Đế, ngay cả khi chúng ta không cầu nguyện?
Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra một ví dụ về ý nghĩa của việc cầu nguyện luôn luôn:
Hội ý với Cha Thiên Thượng trong lời cầu nguyện vào buổi sáng. …
Trong ngày, chúng ta giữ một lời cầu nguyện trong lòng mình để tiếp tục có được sự giúp đỡ và hướng dẫn. …
Vào cuối ngày của mình, một lần nữa chúng ta quỳ xuống và tường trình lên Cha Thiên Thượng. Chúng ta duyệt xét lại những sự kiện trong ngày và bày tỏ lời biết ơn chân thành về các phước lành và sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được. Chúng ta hối cải và, với sự giúp đỡ của Thánh Linh của Chúa, nhận ra những cách thức mà chúng ta có thể làm và trở nên tốt hơn vào ngày mai. Như vậy, lời cầu nguyện vào buổi tối của chúng ta xây đắp và là một sự tiếp tục của lời cầu nguyện buổi sáng của chúng ta. Và lời cầu nguyện vào buổi tối của chúng ta cũng là một sự chuẩn bị cho lời cầu nguyện đầy ý nghĩa vào buổi sáng hôm sau. (David A. Bednar, “Phải Cầu Nguyện Luôn Luôn ”, Liahona , tháng Mười Một năm 2008, trang 41–42)
Hãy viết theo cách của riêng em những điều em nghĩ về ý nghĩa của việc cầu nguyện luôn luôn.
Sinh hoạt C
Cha Thiên Thượng sẽ thánh hóa những nỗ lực của chúng ta cho sự an lạc, hoặc lợi ích, của tâm hồn chúng ta như thế nào?
Nê Phi đã hướng dẫn “các người phải cầu nguyện lên Đức Chúa Cha trong danh Đấng Ky Tô, để Ngài sẽ thánh hóa việc làm của các người cho chính các người, ngõ hầu việc làm của các người có thể giúp ích cho sự an lạc của tâm hồn các người” (2 Nê Phi 32:9 ). Thánh hóa có nghĩa là làm cho thiêng liêng hoặc cung hiến.
Hãy nghĩ ra ít nhất một ví dụ về việc Cha Thiên Thượng đã ban phước cho người nào đó khi họ cầu nguyện và cố gắng làm những điều Ngài muốn. Đây có thể là một kinh nghiệm cá nhân, một ví dụ thời hiện đại hoặc em có thể tìm một câu chuyện trong thánh thư (sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để tìm ví dụ nếu cần).
Viết ra ví dụ và những điều ví dụ đó đã dạy cho em về cách Cha Thiên Thượng sẽ ban phước cho những nỗ lực của chúng ta để hoàn thành ý muốn của Ngài khi chúng ta cầu nguyện.
© 2024 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved.
Một số ví dụ học viên có thể nghĩ đến cho Sinh Hoạt C bao gồm việc Nê Phi cầu nguyện và ông được cởi trói (xin xem 1 Nê Phi 7:16–19 ) và Lê Hi cầu nguyện để được hướng dẫn giúp Nê Phi lấy được thức ăn cho gia đình của họ (xin xem 1 Nê Phi 16:21–26 , 30–32 ).
Mời nhiều học viên khác nhau chia sẻ những điều các em đã học được từ các sinh hoạt đã hoàn thành. Việc làm như vậy sẽ giúp học viên học hỏi được từ kinh nghiệm của bạn bè cùng lớp. Học viên cũng có thể chia sẻ bất cứ câu hỏi nào các em có. Nếu có học viên có câu hỏi, hãy mời các học viên khác sử dụng những điều các em đã nghiên cứu và kinh nghiệm của riêng các em để giúp trả lời những câu hỏi đó.
Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được hôm nay. Cân nhắc viết xuống những điều em muốn ghi nhớ hoặc làm theo. Ví dụ, em có thể muốn gia tăng số lần cầu nguyện, nỗ lực để nhận ra cách Chúa sẽ ban phước cho em khi em cầu nguyện và hành động, hoặc nỗ lực vượt qua bất kỳ những cám dỗ nào làm em không cầu nguyện.
Nếu anh chị em cảm thấy phù hợp thì hãy cân nhắc mời học viên tạm dừng và thầm cầu nguyện, áp dụng những điều các em đã nghĩ về lời cầu nguyện.
Anh Cả José A. Teixeira thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã tuyên bố:
8:26
Chúng ta sống trong một thời đại khi chỉ với một cú chạm hoặc lệnh thoại, chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm câu trả lời về hầu hết mọi đề tài với số lượng lớn dữ liệu được lưu trữ and organized trong một mạng lưới máy tính lớn và phức tạp.
Trái lại, chúng ta có sự đơn giản trong lời mời bắt đầu tìm kiếm câu trả lời từ thiên thượng. “Hãy cầu nguyện luôn luôn, rồi ta sẽ đổ Thánh Linh của ta xuống trên ngươi”. Sau đó, Chúa hứa: “Và phước lành của ngươi sẽ lớn lao biết bao—phải, còn lớn lao hơn là nếu ngươi nhận được những kho tàng của thế gian này” [Giáo Lý và Giao Ước 19:38 ].
Thượng Đế quan tâm trọn vẹn đến mỗi người chúng ta và sẵn sàng lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Khi nhớ cầu nguyện, chúng ta tìm thấy tình yêu thương tán trợ của Ngài, và càng cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng trong danh của Đấng Ky Tô, thì chúng ta càng mời Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình, và càng nhận ra rõ hơn con đường Ngài đã chỉ lối để quay về mái nhà thiên thượng. (José A. Teixeira, “Ghi Nhớ Con Đường Về Nhà của Anh Chị Em ”, Liahona , tháng Năm năm 2021, trang 93)
Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã tuyên bố:
Việc cầu nguyện cho công lý, hòa bình, người nghèo và người bệnh thường là không đủ. Sau khi quỳ gối xuống cầu nguyện, chúng ta cần đứng dậy và làm những gì có thể làm để giúp đỡ—để giúp bản thân mình lẫn người khác. (M. Russell Ballard, “Vậy, Hãy Tỉnh Thức Luôn và Cầu Nguyện”, Liahona , tháng Mười Một năm 2020, trang 78–79)
Trong bài nói chuyện “Phải Cầu Nguyện Luôn Luôn ”, Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy ba nguyên tắc để chúng ta củng cố cách giao tiếp với Cha Thiên Thượng.
2:3
Nếu học viên cần được giúp đỡ để học cách cầu nguyện, hãy cân nhắc mời các em đọc lời cầu nguyện của Chúa trong Ma Thi Ơ 6:9–13 . Khuyến khích các em suy ngẫm về cách các em có thể áp dụng những điều này vào lời cầu nguyện của chính mình.
2:3
Mời các nhóm học viên khác nhau đọc một trong ba nguyên tắc trong bài nói chuyện “Phải Cầu Nguyện Luôn Luôn ” của Anh Cả David A. Bednar. Sau đó, học viên có thể báo cáo những điều các em đã học được và cách mà điều đó có thể giúp các em cầu nguyện luôn luôn.
Học viên có thể suy ngẫm những cách và lý do Sa Tan có thể cố gắng cám dỗ để một thanh thiếu niên không cầu nguyện. Sau đó, các em có thể tìm kiếm trong thánh thư để biết những lẽ thật có thể giúp một thanh thiếu niên vượt qua những cám dỗ này.