“Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 32:3—‘Hãy Nuôi Dưỡng Những Lời Nói của Đấng Ky Tô; vì Này, Những Lời Nói của Đấng Ky Tô Sẽ Cho Các Người Biết Tất Cả Những Gì Các Người Phải Làm’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 32:3”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 32:3
“Hãy Nuôi Dưỡng Những Lời Nói của Đấng Ky Tô; vì Này, Những Lời Nói của Đấng Ky Tô Sẽ Cho Các Người Biết Tất Cả Những Gì Các Người Phải Làm”
Trong bài học trước, “2 Nê Phi 32:1–7”, em đã học về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô. Bài học này có thể giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong 2 Nê Phi 32:3, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Giải thích và học thuộc lòng
Hãy tưởng tượng rằng em đã được yêu cầu đưa ra một ý kiến thuộc linh ngắn trong lớp giáo lý về tầm quan trọng của việc học tập thánh thư. Đọc 2 Nê Phi 32:3 và nhớ lại nguyên tắc khi chúng ta nuôi dưỡng những lời nói của Chúa Giê Su Ky Tô, những lời đó sẽ cho chúng ta biết tất cả những điều chúng ta cần phải làm.
-
Em có thể sử dụng những điều đã học được trong bài học trước và kinh nghiệm cá nhân, để giải thích ý nghĩa của việc “nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô” như thế nào? (2 Nê Phi 32:3).
-
Việc nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô có thể tạo ra sự khác biệt gì trong cuộc sống của giới trẻ?
Để giúp em học thuộc lòng và áp dụng đoạn này, hãy vẽ một bàn ăn trên một tờ giấy. Nó có thể tương tự như hình ảnh bên dưới. Em cũng có thể vẽ thức ăn hoặc thánh thư trên đĩa. Hãy viết cụm từ “2 Nê Phi 32:3—Hãy nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô; vì này, những lời nói của Đấng Ky Tô sẽ cho các người biết tất cả những gì các người phải làm” ở đâu đó trên trang giấy của em. Đọc cụm từ này nhiều lần cho đến khi em đã học thuộc lòng cụm từ đó. Cân nhắc treo bức vẽ của em ở đâu đó trong nhà hoặc trên tủ lạnh nơi em có thể xem lại bức vẽ đó mỗi lần ăn.
Thực hành cách áp dụng
-
Em sẽ giải thích vắn tắt nguyên tắc em đã chọn như thế nào cho một người có thể không quen thuộc với nguyên tắc đó?
Hãy tưởng tượng rằng sau một bài học ở lớp giáo lý về tầm quan trọng của việc học tập thánh thư hằng ngày, người bạn của em nói với em rằng: “Mình biết việc học tập thánh thư là một điều tốt để làm, nhưng với tất cả những điều đang diễn ra trong cuộc sống của mình ngay bây giờ, mình không có thời gian, đặc biệt là không có thời gian mỗi ngày”.
Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu
-
Em muốn người bạn của mình biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc kế hoạch cứu rỗi mà có thể giúp họ muốn cố gắng nuôi dưỡng những lời nói của Ngài mỗi ngày?
-
Việc thường xuyên nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta theo thời gian, thậm chí là vĩnh cửu?
Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định
Hãy tưởng tượng rằng sau khi thảo luận về một quan điểm vĩnh cửu, người bạn của em nói: “Cảm ơn bạn. Điều đó giúp ích được phần nào. Nhưng mình vẫn nghĩ rằng mình phải khó khăn lắm mới tìm được thời giờ mỗi ngày để học tập thánh thư”.
-
Em nghĩ 2 Nê Phi 32:3 có thể giúp cho người bạn của em như thế nào?
-
Những câu thánh thư hoặc lời phát biểu nào từ các vị tiên tri có thể giúp ích cho người bạn của em?
Một số ví dụ có thể bao gồm Giáo Lý và Giao Ước 26:1 cũng như lời phát biểu sau đây từ Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
Đừng nhượng bộ lời nói dối của Sa Tan rằng các anh chị em không có thời giờ để học thánh thư. Hãy chọn dành ra thời giờ để học thánh thư. Việc nuôi dưỡng lời của Thượng Đế mỗi ngày còn quan trọng hơn giấc ngủ, việc học hành, công việc làm, chương trình truyền hình, trò chơi video, hoặc phương tiện truyền thông xã hội. Các anh chị em có thể cần phải reorganize sắp xếp lại các ưu tiên của mình để dành thời gian cho việc học lời của Thượng Đế. Nếu vậy, thì hãy làm điều đó! (Richard G. Scott, “Hãy Đặt Việc Sử Dụng Đức Tin Làm Ưu Tiên Hàng Đầu của Các Anh Chị Em”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 93)
-
Những lời dạy này có thể giúp ích như thế nào?
Hành động trong đức tin
Hãy tưởng tượng rằng người bạn của em phản hồi tốt với những điều em đã chia sẻ, nhưng em biết rằng họ sẽ không thực sự giải quyết được mối bận tâm của mình cho đến khi họ hành động trong đức tin, tin cậy nơi Chúa.
Hãy dành thời gian để suy ngẫm những kinh nghiệm cá nhân em đã có với những lời của Đấng Ky Tô và những điều em biết về Đấng Cứu Rỗi có thể thúc đẩy người bạn này nuôi dưỡng những lời của Ngài hằng ngày.
-
Em có thể chia sẻ những kinh nghiệm hoặc chứng ngôn nào để có thể giúp cho người bạn của em hành động trong đức tin?
-
Em đã học được điều gì mà em cảm thấy có thể giúp cho em cải thiện việc học tập thánh thư cá nhân?