Lớp Giáo Lý
/.Gia Cốp 2:22–35: Luật Trinh Khiết


“Gia Cốp 2:22–35: Luật Trinh Khiết”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Gia Cốp 2:22–35”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Gia Cốp 2:22–35

Luật Trinh Khiết

em thiếu nữ

Thế giới đang từ bỏ các tiêu chuẩn về sự trong sạch về mặt tình dục, nhưng tiêu chuẩn của Chúa về sự trong sạch về mặt tình dục vẫn không thay đổi. Sau khi nhận được nhiệm vụ từ Chúa, Gia Cốp đã dạy cho dân ông về luật trinh khiết. Những lời dạy của Gia Cốp vẫn còn được áp dụng ngày nay. Bài học này có thể giúp em yêu thích sự trinh khiết giống như Chúa.

Cầu nguyện để hiểu được những nhu cầu của học viên.Trong nỗ lực tập trung vào từng học viên của anh chị em, hãy cầu nguyện cho học viên theo tên các em. Cầu xin Cha Thiên Thượng giúp anh chị em hiểu được những nhu cầu của các em và cách anh chị em có thể giảng dạy để đáp ứng những nhu cầu đó. Lắng nghe những thúc giục anh chị em nhận được với các ý tưởng về cách anh chị em có thể giúp mỗi học viên.

Học viên chuẩn bị: Anh chị em có thể mời học viên hỏi cha mẹ các em hoặc một vị lãnh đạo Giáo Hội về những phước lành đến từ việc tuân theo luật trinh khiết. Anh chị em cũng có thể muốn liên lạc với các bậc cha mẹ để thông báo cho họ rằng học viên sẽ học về luật trinh khiết để họ có thể tiếp tục thảo luận ở nhà nếu muốn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Lời cảnh báo của Gia Cốp

Cân nhắc vẽ một sơ đồ tương tự như ví dụ dưới đây lên trên bảng. Sau đó, mời học viên thảo luận bằng cách sử dụng những câu hỏi giống như những câu bên dưới sơ đồ.

Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ video “Hãy Đứng Vững tại Những Nơi Thánh Thiện” từ phút 3:22 đến 4:50, trong đó Anh Cả Robert D. Hales (1932–2017) mô tả các tiêu chuẩn của thế gian đang ngày càng xa rời các tiêu chuẩn của Chúa ra sao. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

16:12
Biểu đồ các tiêu chuẩn
  • Em mô tả như thế nào về những gì được thể hiện trong biểu đồ này về các tiêu chuẩn của Chúa và các tiêu chuẩn của thế gian?

  • Em thấy các tiêu chuẩn của thế gian đang xa rời các tiêu chuẩn của Chúa theo những cách thức nào?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ một cách thức thế gian đang xa rời tiêu chuẩn của Chúa:

Cần có đức tin để sống một cuộc sống trinh khiết khi thế giới ủng hộ mạnh mẽ lập luận rằng luật trinh khiết của Thượng Đế nay đã lỗi thời. (Russell M. Nelson, “Đấng Ky Tô Đã Sống Lại; Đức Tin nơi Ngài Sẽ Dời Được Núi”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 104)

  • Em thấy những ví dụ nào về điều này?

Nếu học viên có những câu hỏi về các hành vi cụ thể liên quan đến luật trinh khiết, hãy khuyến khích các em tìm kiếm câu trả lời bằng cách nói chuyện với cha mẹ hoặc các vị lãnh đạo giáo hội của các em, và bằng cách học tập thánh thư và những lời dạy của các vị tiên tri tại thế. Hãy cảm thông với những học viên có thể đã vi phạm luật trinh khiết. Nhắc các em về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để tha thứ và khuyến khích các em nói chuyện với vị giám trợ của mình.

Hãy cảm thông với những học viên có thể là nạn nhân của sự lạm dụng. Nếu như một học viên nói chuyện với anh chị em về cá nhân hoặc gia đình dính dáng đến lạm dụng, hãy giải thích rằng anh chị em được yêu cầu phải báo cáo bất kỳ cáo buộc nào. Hãy kiên nhẫn, thấu hiểu, trấn an và khuyến khích các em nói chuyện với vị giám trợ của các em. Nếu một học viên báo cáo vụ việc lạm dụng, thì hãy liên hệ với đường dây trợ giúp của Giáo Hội hoặc cố vấn pháp lý trong giáo vùng của anh chị em.

Luật trinh khiết của Chúa là rõ ràng và không thay đổi. “Sự trinh khiết là sự trong sạch về mặt tình dục. Những người trinh khiết thì trong sạch về mặt đạo đức trong suy nghĩ, lời nói và hành động của họ. Sự trinh khiết có nghĩa là không có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nó cũng có nghĩa là hoàn toàn chung thủy với chồng hoặc vợ trong hôn nhân” (Gospel Topics, “Chastity”).

Khi em học Gia Cốp 2, hãy tìm kiếm điều Đấng Cứu Rỗi cảm nhận về sự trinh khiết.

Gia Cốp yêu thương người dân của mình. Nhờ quyền năng của Chúa, Gia Cốp biết được suy nghĩ của dân chúng và sự tà ác trong lòng họ (xin xem Gia Cốp 1:15; 2:5–6). Ông biết rằng họ “bắt đầu hành động trong tội lỗi, và tội lỗi ấy rất khả ố … đối với Thượng Đế” (Gia Cốp 2:5). Sau khi cảnh cáo dân Nê Phi về tội kiêu căng (xin xem Gia Cốp 2:12–21), Gia Cốp đã cảnh cáo họ về “một tội trọng hơn [hoặc nghiêm trọng hơn]” (Gia Cốp 2:22) mà dân ông đang suy tính.

Đọc Gia Cốp 2:22–24, tìm kiếm xem Gia Cốp đã mô tả tội lỗi nghiêm trọng hơn này như thế nào. (Tội tà dâm là khi một người có quan hệ tình dục với một người khác mà không phải là vợ hoặc chồng của họ.)

ChurchofJesusChrist.org

4:53
  • Suy nghĩ của chúng ta đóng vai trò gì trong việc chúng ta tuân theo luật trinh khiết (xin xem Ma Thi Ơ 5:28)?

Chúa hài lòng về sự trinh khiết

Một số người đàn ông Nê Phi đã vi phạm luật trinh khiết vì lấy nhiều hơn một vợ, trong khi việc làm này đã bị Chúa lên án trước khi Lê Hi rời khỏi Giê Ru Sa Lem (Gia Cốp 2:34). Hãy suy ngẫm về những điều em đang làm trong cuộc sống của em để kháng cự những cám dỗ liên quan đến luật trinh khiết.

Hãy đọc Gia Cốp 2:25–28, tìm kiếm những điều Gia Cốp đã dạy cho dân Nê Phi để giúp họ kháng cự cám dỗ phạm tội tình dục.

  • Quan điểm của Chúa về sự trinh khiết là gì?

Hãy giúp học viên nhận ra được lẽ thật, Chúa hài lòng về sự trinh khiết. Học viên có thể có được lợi ích từ việc đánh dấu lẽ thật này trong câu 28.

Gia Cốp đang nói chuyện cùng những người đàn ông, mà nhiều người trong số họ thuyết phục những người phụ nữ phạm luật trinh khiết. Do vậy, ông nói rằng Chúa hài lòng về sự trinh khiết của những người phụ nữ. Chúa hài lòng về sự trinh khiết của hết thảy con cái Ngài—cả đàn ông và phụ nữ.

Cung cấp một quyển Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (cuốn sách nhỏ, năm 2022) cho mỗi học viên hoặc giúp các em tìm sách này trong phiên bản điện tử. Yêu cầu các em tự đọc thầm phần “Thân thể của em là thiêng liêng”, tìm hiểu lý do tại sao việc sống theo luật trinh khiết là một điều đáng để vui mừng.

ChurchofJesusChrist.org

4:19
  • Em nghĩ tại sao Chúa hài lòng về sự trinh khiết?

  • Điều gì có thể là bằng chứng trong cuộc sống của một người chứng tỏ rằng anh ấy hoặc cô ấy yêu thích sự trinh khiết?

  • Việc sống theo luật trinh khiết giúp chúng ta phát triển những thuộc tính nào giống như Đấng Ky Tô?

Hãy đọc Gia Cốp 2:31–35, tìm kiếm xem những lựa chọn trái đạo đức của những người đàn ông Nê Phi đã ảnh hưởng như thế nào đến gia đình của họ.

  • Những vấn đề nào nảy sinh khi chúng ta không nhìn nhận sự trinh khiết giống như Chúa?

  • Thế gian sẽ khác như thế nào nếu mọi người đều nhìn nhận sự trinh khiết giống như Chúa?

  • Em nghĩ rằng việc yêu thích sự trinh khiết có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Chúa và với những người khác?

đền thờ

Một trong những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn xin giấy giới thiệu đi đền thờ là “Các anh chị em có tuân theo luật trinh khiết không?”

Mời học viên im lặng suy ngẫm về những câu hỏi sau:

  • Em có suy nghĩ và cảm nhận gì khi nghĩ về việc trả lời vị giám trợ câu hỏi này?

  • Em có thể làm gì để Chúa có thể hài lòng về sự trinh khiết của em?

Hãy suy ngẫm về những điều em đang làm để sống theo luật trinh khiết và việc đó đang ảnh hưởng tích cực như thế nào đến cuộc sống của em. Nếu em đã vi phạm luật trinh khiết, thì hãy nói chuyện với vị giám trợ của em. Ông ấy có thể giúp em hối cải. Đấng Cứu Rỗi muốn tha thứ cho em. Nơi Ngài, em có thể tìm thấy sự tha thứ, bình an, chữa lành và sức mạnh để sống theo luật trinh khiết.

Phần tiếp theo của bài học nhằm giúp học viên hiểu được những lời giảng dạy của Gia Cốp về tục lệ đa hôn.

Những lời dạy của Gia Cốp về tục đa hôn

Sau khi Gia Cốp dạy dân ông không được lấy nhiều hơn một người phối ngẫu (xin xem Gia Cốp 2:27), ông đã giải thích các điều kiện khi Chúa có thể cho phép tục đa hôn (xin xem Gia Cốp 2:30).

  • Gia Cốp đã dạy gì về tục lệ đa hôn trong câu 30?

Tục đa hôn chỉ được phép khi Chúa truyền lệnh qua vị tiên tri của Ngài—Chủ Tịch Giáo Hội—và không qua ai khác (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 132:45–48). Vào những thời điểm và nơi chốn nhất định trong lịch sử của thế gian, Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài thực hành tục lệ đa hôn. Ví dụ, tục lệ đa hôn đã được Áp Ra Ham, Sa Ra và A Ga thực hành (xin xem Sáng Thế Ký 16:1–3; Giáo Lý và Giao Ước 132:34–35). Cháu trai của Áp Ra Ham là Gia Cốp cũng thực hành tục lệ đa hôn (xin xem Sáng Thế Ký 29–30; Giáo Lý và Giao Ước 132:37). Tục đa hôn được thực hành trong một thời gian ngắn trong giai đoạn đầu của Giáo Hội phục hồi, bắt đầu với Tiên Tri Joseph Smith. Tục đa hôn không còn được các tín hữu của Giáo Hội thực hành nữa (xin xem Tuyên Ngôn Chính Thức 1).