Trong bài học trước, “2 Nê Phi 32:8–9”, em đã học được rằng nếu chúng ta cầu nguyện luôn luôn, Cha Thiên Thượng sẽ thánh hóa việc làm của chúng ta cho sự an lạc của tâm hồn chúng ta. Bài học này có thể giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong 2 Nê Phi 32:8–9, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào các tình huống thực tế.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Giải thích và học thuộc lòng
Ôn lại phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý “2 Nê Phi 32:8–9” và cụm từ thánh thư then chốt “Các người phải cầu nguyện luôn luôn”. Nghĩ ra một câu chuyện ngắn để liên kết mỗi con số trong phần tham khảo thánh thư với cụm từ then chốt—ví dụ: “Addi cầu nguyện 32 giờ một ngày”. Nếu những điều em nghĩ ra không hợp lý thì cũng không sao cả. Mục đích là để giúp em liên kết phần tham khảo với cụm từ thánh thư then chốt.
Hãy tưởng tượng rằng em đang nói chuyện với một người bạn không cảm thấy xứng đáng để cầu nguyện. Sử dụng các cụm từ trong 2 Nê Phi 32:8–9 để giúp bạn mình hiểu lý do tại sao chúng ta cần phải cầu nguyện luôn luôn. Bao gồm trong lời giải thích của em những điều em cho là ý nghĩa của việc cầu nguyện luôn luôn.
Áp dụng thực hành
Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định
Em sẽ sử dụng những nguồn phương tiện thiêng liêng nào đã được Chúa quy định để phản hồi?
Sử dụng một nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định để giúp em chuẩn bị một câu trả lời. Em có thể gửi tin nhắn tới cha mẹ hoặc vị lãnh đạo Giáo Hội để nhờ trợ giúp với những câu trả lời có thể có. Em cũng có thể tìm kiếm thánh thư hoặc tài liệu trên trang ChurchofJesusChrist.org. Đối với một số thắc mắc, lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Brigham Young (1801–1877) có thể giúp ích:
Việc các anh chị em hay tôi có cảm thấy muốn cầu nguyện hay không thì không quan trọng, mà khi đến lúc cầu nguyện, thì hãy cầu nguyện. Nếu chúng ta cảm thấy không muốn cầu nguyện thì chúng ta nên cầu nguyện cho đến khi chúng ta muốn cầu nguyện. (Teachings of Presidents of the Church: Brigham Young [năm 1997], trang 45)
Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu
Em biết điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà liên quan đến câu hỏi hoặc thắc mắc này?
Những lẽ thật vĩnh cửu nào từ 2 Nê Phi 32:8–9 có thể giúp người nào đó với câu hỏi hoặc thắc mắc này?
Hành động theo đức tin
Em sẽ đề nghị người này làm gì để hành động trong đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Tại sao?
Em sẽ mời người này nhớ đến điều gì để có thể giúp họ hành động theo đức tin?