Tên gọi hay danh xưng có thể có ý nghĩa lớn lao. Mang lấy danh của Đấng Ky Tô có ý nghĩa là gì? Mô Si A 5 bao gồm phần kết thúc trong bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min với dân ông khi ông quy tụ họ lại để đặt cho họ một danh xưng (xin xem Mô Si A 1:11). Bài học này có thể giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Một cái tên mới
Hãy tưởng tượng rằng một đứa trẻ mồ côi không có ai giúp đỡ hoặc chăm sóc, cuối cùng biết được một gia đình yêu thương, ổn định sẵn sàng nhận nuôi bé.
Trẻ mồ côi có thể muốn được nhận làm con nuôi và lấy theo tên của gia đình mới vì một số lý do gì?
Người cha và người mẹ mới có thể mang lại những phước lành gì mà đứa trẻ mồ côi không thể tự mình có được?
Trẻ mồ côi có thể cảm thấy như thế nào về gia đình mới của chúng?
Trong bài nói chuyện tuyệt vời của mình với dân chúng, Vua Bên Gia Min đã nói: “Tôi mong rằng, các người hãy mang danh Đấng Ky Tô vào mình” (Mô Si A 5:8) và được gọi là “con cái của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 5:7). Một phần dân của Vua Bên Gia Min là người Nê Phi, và những người khác là hậu duệ của Mơ Léc. Vua Bên Gia Min muốn tất cả mọi người đoàn kết dưới một danh xưng duy nhất như trong một gia đình.
Trong khi học thánh thư hôm nay, hãy suy ngẫm về những cách thức em có thể giống như đứa trẻ mồ côi trong tình huống ở trên và Chúa giống như người cha mẹ mới.
Những phước lành của việc mang lấy danh của Đấng Cứu Rỗi
Cách tôi có thể mang lấy danh của Đấng Cứu Rỗi
Hãy nhớ lại trong Mô Si A 5:1–5, người dân đã làm chứng rằng Thánh Linh của Chúa đã tạo ra “một sự thay đổi lớn lao” trong họ và họ “sẵn lòng lập giao ước với Thượng Đế … để làm theo ý Ngài” (Mô Si A 5:2, 5).
Em muốn những phước lành nào trong cuộc sống của mình mà chỉ có Đấng Cứu Rỗi mới có thể ban cho? (Cân nhắc sử dụng các cụm từ mà em đã tìm thấy từ bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min để trả lời câu hỏi này.) Tại sao em muốn có những phước lành này?
Đấng Cứu Rỗi có thể giống như một người cha mẹ nhân từ đối với chúng ta như thế nào?
Theo Vua Bên Gia Min, làm thế nào dân chúng đã trở thành con cái của Đấng Ky Tô, và mang lấy danh của Đấng Ky Tô?
Cách chúng ta mang danh của Đấng Ky Tô
Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ Vua Bên Gia Min là khi chúng ta lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng, chúng ta trở thành con cái của Đấng Ky Tô và mang lấy danh của Ngài.
Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn để làm rõ cách chúng ta mang lấy danh của Đấng Cứu Rỗi.
Theo khuôn mẫu thánh thư, những người chịu phép báp têm làm chứng trước Giáo Hội “rằng họ đã thực sự hối cải tất cả tội lỗi của mình và sẵn lòng mang danh Chúa Giê Su Ky Tô, quyết tâm phục vụ Ngài cho đến cùng”. (GL&GƯ 20:37; xin xem thêm 2 Nê Phi 31:13; Mô Rô Ni 6:3.) Khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh, chúng ta lập lại giao ước này và tất cả các giao ước khác mà chúng ta đã lập trong nước của phép báp têm. (Dallin H. Oaks, “Taking upon Us the Name of Jesus Christ”, Ensign, tháng Năm năm 1985, trang 80)
Làm thế nào mà việc lập và tuân giữ các giao ước đã đưa em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn?
Để giúp em tiếp tục hiểu sâu hơn về việc mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy đọc Mô Si A 5:11–13, 15, tìm kiếm thêm lời khuyên bảo từ Vua Bên Gia Min về việc mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô.
ChurchofJesusChrist.org
3:51
Hãy suy nghĩ về những tấm gương mà em đã thấy trong cuộc sống của mình về những người mang lấy danh của Đấng Ky Tô.
Họ làm gì để cho thấy rằng họ đã mang lấy danh của Ngài?
Tiệc Thánh có thể đóng vai trò gì trong việc giúp chúng ta làm điều này tốt hơn?
Danh của Chúa Giê Su Ky Tô
Em có thể cho thấy rằng em mang danh của Đấng Ky Tô theo những cách thức nào?
Những phước lành nào đã đến nhờ việc em mang danh của Đấng Ky Tô?
Hãy suy ngẫm về những ý nghĩ và ấn tượng mà em đã nhận được từ Đức Thánh Linh trong khi học hôm nay. Hãy suy nghĩ về những điều em có thể làm để mang lấy danh của Đấng Ky Tô một cách trọn vẹn hơn.