Lớp Giáo Lý
Mô Si A 5:1–5: Không Còn Ý Muốn Làm Điều Tà Ác Nữa


“Mô Si A 5:1–5: Không Còn Ý Muốn Làm Điều Tà Ác Nữa”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 5:1–5”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 5:1–5

Không Còn Ý Muốn Làm Điều Tà Ác Nữa

Vua Bên Gia Min ngỏ lời cùng dân mình

Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy cần phải thay đổi hoặc cải thiện điều gì đó mà chúng ta đang làm. Dân của Vua Bên Gia Min cảm thấy như vậy sau khi nghe ông nói về Chúa Giê Su Ky Tô và những điều Ngài cứu chúng ta khỏi. Bài học này có thể giúp em gia tăng mong muốn thay đổi hoặc tiếp tục thay đổi với sự giúp đỡ của Chúa.

Hành động theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi.Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy giáo lý và những nguyên tắc chân chính để cuộc sống của chúng ta có thể được thay đổi theo hướng tốt hơn. Hãy luôn tìm kiếm các cơ hội để mời học viên thực hiện hiệu quả những hành động ngay chính dựa trên những lời giảng dạy của Ngài. Hành động có thể khác nhau đối với mỗi học viên, nhưng Đức Thánh Linh có thể giúp các em xác định những điều các em có thể làm để tuân theo Đấng Cứu Rỗi.

Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên suy ngẫm về những điều khiến các em muốn đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc trưng ra các hình ảnh sau hoặc mang một số vật thể đến lớp nếu có. Sau đó, sử dụng những câu hỏi như sau để giúp học viên suy nghĩ về sự biến đổi của các vật thể có thể được so sánh như thế nào với việc chúng ta thay đổi và trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

viên nước đá, nước và hơi nước
than đá
  • Điều gì khiến các vật thể này thay đổi?

  • Những lý do nào khiến mọi người thay đổi?

  • Việc Chúa có thể thay đổi tấm lòng của chúng ta tương tự hoặc khác với cách những vật thể này thay đổi như thế nào?

Cân nhắc trưng ra câu nói sau hoặc viết nó lên trên bảng. Mời học viên suy ngẫm về mức độ các em cảm thấy câu nói đó áp dụng cho mình.

  • Tôi muốn Chúa giúp tôi thay đổi để trở nên tốt hơn.

Mời học viên suy ngẫm lý do tại sao các em cảm thấy như vậy. Điều này có thể bao gồm việc suy ngẫm về những cách thức Chúa có thể đã giúp các em trong quá khứ.

Khi em nghiên cứu Mô Si A 5, hãy tìm kiếm những lý do khiến em có thể muốn tìm đến sự giúp đỡ của Chúa để thay đổi và cải thiện.

Trải qua sự thay đổi trong lòng

Sau khi Vua Bên Gia Min ngỏ lời xong với dân mình, vua muốn biết liệu họ có “tin theo những lời ông nói với họ không” (Mô Si A 5:1).

Đọc Mô Si A 5:1–5 để xem họ đã đáp lại như thế nào. Có thể là hữu ích khi biết rằng từ ý muốn đề cập đến xu hướng hoặc khuynh hướng của một người nào đó, là những gì họ hướng tới. ChurchofJesusChrist.org.

3:40

Để giúp học viên hiểu rõ hơn các câu này, anh chị em có thể mời các em sao chép và hoàn thành bảng biểu sau trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình. Hoặc học viên có thể đọc các câu thánh thư và đánh dấu những điều các em tìm thấy trong thánh thư của mình. Ví dụ, học viên có thể khoanh tròn các từ và cụm từ cho thấy người dân đã thay đổi ra sao và gạch chân các từ và cụm từ cho thấy nguyên nhân khiến dân chúng thay đổi.

Dân chúng đã thay đổi ra sao

Điều đã khiến dân chúng thay đổi

Dân chúng đã thay đổi ra sao

Điều đã khiến dân chúng thay đổi

Anh chị em có thể muốn mời học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy. Mời học viên tóm tắt những nguyên tắc các em đã học được. Sinh hoạt sau đây là một cách để các em có thể làm điều này.

Dựa trên Mô Si A 5:1–5, hãy hoàn thành cụm từ sau đây.

Khi lòng của chúng ta được thay đổi nhờ Thánh Linh của Chúa, chúng ta …

Học viên có thể hoàn thành câu đó theo nhiều cách khác nhau. Một số cách có thể bao gồm: Khi lòng của chúng ta được thay đổi nhờ Thánh Linh của Chúa, chúng ta …

  • không còn ý muốn làm điều tà ác nữa, mà chỉ muốn luôn luôn làm điều thiện.

  • cảm thấy sung sướng.

  • sẵn sàng lập các giao ước để tuân theo các lệnh truyền.

Có thể là hữu ích khi mời học viên liệt kê các nguyên tắc lên trên bảng và ghi lại những nguyên tắc đó trong thánh thư. Sử dụng một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây để giúp học viên hiểu và suy ngẫm về tầm quan trọng của các lẽ thật mà các em đã nhận ra.

Điều quan trọng cần phải hiểu rằng mặc dù dân của Vua Bên Gia Min “không còn ý muốn [hoặc xu hướng] làm điều tà ác nữa” (Mô Si A 5:2), điều này không có nghĩa là họ không bao giờ phạm tội nữa. Thay vào đó, Chúa đã thay đổi tấm lòng của họ để chân thành mong muốn làm điều tốt và tránh tội lỗi.

  • Khi nào em, giống như dân của Vua Bên Gia Min, đã có một mong muốn mạnh mẽ để “luôn luôn làm điều thiện”? Điều gì đã giúp em cảm thấy như vậy?

  • Em nghĩ tại sao nhiều người trong chúng ta không luôn cảm thấy như vậy?

  • Em nghĩ một người có thể làm gì để cảm thấy như vậy thường xuyên hơn?

Hiểu về sự thay đổi

Cân nhắc đánh dấu trong Mô Si A 5:3 cụm từ “nhờ lòng nhân từ vô biên của Thượng Đế”. Để thực sự hiểu được sự thay đổi đã xảy ra trong dân của Vua Bên Gia Min, chúng ta phải hiểu cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta thay đổi.

Chị Wendy W. Nelson đã giải thích rằng:

Cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau và mời học viên tìm kiếm những từ hoặc cụm từ gây ấn tượng với các em.

Chị Wendy W. Nelson

Đấng Cứu Rỗi là tác nhân hằng sống và chân thật cuối cùng và duy nhất mang lại thay đổi. Ngài là nguồn gốc của mọi thay đổi. … Ngài sẽ mang đến những điều tốt đẹp nhất từ anh chị em, khi anh chị em hướng đến Ngài. Ngài thực sự sẽ giải cứu tất cả những gì tốt nhất ẩn sâu bên trong anh chị em. …

… Ngài yêu thương anh chị em. Ngài yêu quý những nỗ lực thay đổi của anh chị em.

Mong muốn của Ngài là anh chị em chịu thay đổi, theo thời gian, hoàn toàn cởi bỏ con người thiên nhiên, để có một sự thay đổi trong lòng, một sự thay đổi về bản chất. Đấng Ky Tô đã làm tất cả những gì Ngài đã làm để anh chị em có thể thay đổi! Ngài là Đấng Cứu Rỗi của anh chị em và là Đấng Cứu Rỗi của tôi!

Và khi chúng ta tích cực, kiên trì khẩn cầu cho quyền năng của sự hy sinh vô hạn và chuộc tội của Ngài được áp dụng vào cuộc sống của chúng ta, thì sự chữa lành tột bậc của Ngài sẽ mang lại cho cuộc sống của mỗi chúng ta sự thay đổi tốt nhất mà chúng ta đang khẩn thiết tìm kiếm. (Wendy W. Nelson, “Change: It’s Always a Possibility!” [Buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University, ngày 7 tháng Tư năm 1998], trang 10, speeches.byu.edu)

  • Theo Chị Nelson, Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm những điều gì để giúp chúng ta thay đổi?

  • Em đã học được gì về vai trò của mình trong việc thay đổi?

Mời học viên nghĩ về một người mà các em biết đã thay đổi với sự giúp đỡ của Chúa Giê Su Ky Tô. ChurchofJesusChrist.org Cũng có thể là hữu ích để chia sẻ về người mà anh chị em biết là đã thay đổi.

Sau đó, đặt ra cho học viên những câu hỏi như sau:

4:40
  • Chúa đã giúp người này như thế nào?

  • Người này đã có những nỗ lực cá nhân nào để thay đổi?

  • Em nghĩ tại sao những thay đổi này dẫn đến niềm vui lớn lao hơn?

Thực hiện sự thay đổi vĩnh viễn

Để kết thúc buổi học của em, hãy nghĩ về cuộc sống và sự tiến bộ hiện tại của em trong việc trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Suy ngẫm về những điều em cảm thấy Đức Thánh Linh sẽ muốn em làm nhờ vào những gì em đã học và cảm nhận được.

Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa, qua Thánh Linh của Ngài, sẽ giúp học viên thay đổi và trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.