“Mô Si A 7–10: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Mô Si A 7–10”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Mô Si A 7–10
Khái Quát
Mô Si A 5 bao gồm phần kết thúc trong bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min với dân ông khi ông quy tụ họ lại để đặt cho họ một danh hiệu (xin xem Mô Si A 1:11). Trong Mô Si A 7–8, Am Môn đã chỉ dẫn Vua Lim Hi tới vị tiên tri và cũng giải thích những lẽ thật quan trọng về vai trò của các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải. Trong Mô Si A 9–10, Giê Níp đã quá tập trung vào việc trở lại xứ Nê Phi và xây dựng lại các thành phố ở đó đến mức ông đã không hề cân nhắc đến một số hậu quả tiêu cực có thể xảy đến từ quyết định của mình. Sau khi trải qua một số hậu quả, Giê Níp và dân của ông đã tìm đến Chúa trong đức tin.
Chuẩn Bị Giảng Dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.
Mô Si A 5:1–5
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên gia tăng mong muốn thay đổi hoặc tiếp tục thay đổi với sự giúp đỡ của Chúa.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy nghĩ về điều khiến các em muốn đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.
-
Nội dung cần trưng ra: Trưng ra hoặc chép bảng biểu về sự thay đổi lên trên bảng
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc sử dụng công cụ bảng trắng để nhập phần đầu tiên của câu: “Khi lòng chúng ta được thay đổi nhờ Thánh Linh của Chúa, chúng ta …” Sau đó, cho phép nhiều học viên hoàn thành câu này dựa trên nghiên cứu của các em về Mô Si A 5:1–5.
Mô Si A 5:6–15
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu được ý nghĩa của việc mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm câu hỏi “Mang lấy danh của Đấng Ky Tô có nghĩa là gì?”
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời học viên hoàn thành bảng biểu trong một tài liệu trên thiết bị của các em. Mời các em chia sẻ màn hình của mình với bảng biểu đã hoàn thành. Nếu anh chị em chọn thực hiện sinh hoạt này, thì hãy cho học viên biết trước rằng các em sẽ được mời chia sẻ màn hình và bảng biểu của mình.
Mô Si A 7–8
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của vai trò của vị tiên tri với tư cách là vị tiên kiến trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.
-
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên suy nghĩ về cách các em sẽ trả lời nếu có người nào đó hỏi tại sao các em tin các vị tiên tri.
-
Nội dung cần trưng ra: Sơ đồ các cuộc hành trình trong sách Mô Si A, để trưng ra hoặc sao chép lên trên bảng (Cũng có thể để lại sơ đồ này để tham khảo cho bài học tiếp theo.)
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi đã đến lúc cho học viên hoàn thành một trong những sinh hoạt về giá trị của các vị tiên kiến, hãy cân nhắc trưng ra các tùy chọn trên màn hình hoặc đăng các tùy chọn đó vào cuộc trò chuyện. Khi học viên sẵn sàng để chia sẻ những điều các em tìm thấy, hãy mời các em nhập vào khung chat số thứ tự của sinh hoạt mà các em đã hoàn thành. Sau đó, mời gọi một số học viên đã hoàn thành các sinh hoạt khác nhau chia sẻ những điều các em đã tìm thấy.
Mô Si A 9–10
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên nhận ra cách các em có thể nhận được sức mạnh từ Chúa khi các em cầu nguyện và tiến bước trong đức tin.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm một định nghĩa của từ quá nồng nhiệt khao khát. Khuyến khích các em chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những điều thanh thiếu niên đôi khi quá nồng nhiệt khao khát có được cũng như những thử thách có thể xảy ra.
-
Nội dung cần trưng ra: Hình ảnh nhật thực; câu hỏi về nhật thực, được trưng ra hoặc viết lên trên bảng; sơ đồ các cuộc hành trình trong sách Mô Si A; các câu thánh thư và câu hỏi dưới đề mục “Hướng đến Chúa”
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi anh chị em đến phần tình huống ở cuối bài học, hãy mời học viên trả lời các câu hỏi bằng cách sử dụng tính năng trò chuyện. Sau đó, chọn một vài câu trả lời để chia sẻ với cả lớp.
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 7
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên tìm hiểu cách áp dụng giáo lý được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý vào các tình huống thực tế.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên xem lại một vài đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã nghiên cứu và suy ngẫm về cách các đoạn đó có thể áp dụng cho cuộc sống của thanh thiếu niên ngày nay.
-
Video: “Ngài Dạy Chúng Ta Phải Cởi Bỏ Con Người Thiên Nhiên” (10:51; xem từ phút 0:00 đến 5:15)
-
Nội dung cần trưng ra: Bảng biểu các đoạn thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt; các hướng dẫn cho bức thư
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Gần cuối bài học, sau khi học viên viết thư, hãy nhóm học viên trong các phòng họp nhỏ để các em có thể chia sẻ những điều đã viết. Nhắc nhở các em cũng chia sẻ tình huống mình đã tạo. Khi các em trở lại lớp học, hãy mời một học viên trong mỗi nhóm chia sẻ một điều gì đó đã gây ấn tượng với các em về lá thư của một học viên khác.