“Mô Si A 7–8: Các Vị Tiên Tri của Chúa với tư cách là Các Vị Tiên Kiến”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Mô Si A 7–8”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Mô Si A 7–8
Các Vị Tiên Tri của Chúa với tư cách là Các Vị Tiên Kiến
Cũng giống như Đấng Cứu Rỗi có những danh hiệu dạy cho chúng ta về Ngài, các tôi tớ của Chúa cũng có những danh hiệu để giúp chúng ta hiểu được vai trò của họ trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Khi Vua Lim Hi yêu cầu được giúp đỡ trong một nhiệm vụ mà ông không biết cách để hoàn thành, một người đàn ông tên Am Môn đã chỉ cho ông tìm đến vị tiên tri. Am Môn cũng giải thích cho nhà vua những lẽ thật quan trọng về vai trò của các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải. Bài học này có thể giúp em hiểu được tầm quan trọng của các vị tiên tri cũng là những vị tiên kiến trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Những câu hỏi về các vị tiên tri
Hãy tưởng tượng rằng một người quen của em biết được rằng em tin vào các vị tiên tri hiện đại. Họ tiếp cận em rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:
-
Tôi nghe nói giáo hội của bạn có một vị tiên tri. Ông ấy làm gì?
-
Tại sao ngày nay chúng ta lại cần một vị tiên tri?
-
Tôi đọc trên mạng rằng Joseph Smith đã dịch một cuốn sách cổ. Có vị tiên tri ở thời xưa hay thời hiện đại nào khác đã làm điều đó không?
-
Bạn tin vào điều gì về các vị tiên tri?
Sách Mặc Môn có nhiều lời giảng dạy về các vị tiên tri, bao gồm cả cách Cha Thiên Thượng sử dụng chúng để giúp chúng ta. Trong khi học, hãy suy ngẫm các câu hỏi ở trên và tìm cách củng cố chứng ngôn của em về các vị tiên tri. Đồng thời, tìm câu trả lời cho những câu hỏi bổ khác mà các em có thể có về các vị tiên tri.
Ba cuộc hành trình
Khi cha của Vua Bên Gia Min (Mô Si A) còn làm vua, một người đàn ông tên là Giê Níp đã rời Gia Ra Hem La cùng với một nhóm dân để đòi lại xứ Nê Phi (xin xem Mô Si A 9:3–4). Không hề có tin tức gì về nhóm của Giê Níp trong nhiều năm, vì vậy, vị vua kế tiếp, Mô Si A (con trai của Vua Bên Gia Min), đã cử một nhóm do Am Môn đứng đầu đi tìm kiếm họ (xin xem Mô Si A 7:1–3). Họ tìm thấy dân Giê Níp, lúc này đang được lãnh đạo bởi cháu trai của Giê Níp là Vua Lim Hi. Dân Lim Hi đã bị dân La Man bắt làm nô lệ “vì những điều bất chính của họ” (Mô Si A 7:20).
Vua Lim Hi nói với Am Môn rằng ông đã cử một đội đi tìm kiếm xứ Gia Ra Hem La, nhưng họ đã không thành công. Thay vào đó, họ đã mang về các di vật cổ từ vùng đất phía bắc, bao gồm một biên sử được viết trên 24 bảng khắc bằng vàng (xin xem Mô Si A 8:7–9). Vua Lim Hi hy vọng rằng Am Môn có thể phiên dịch biên sử đó hoặc biết người nào đó có thể phiên dịch nó (xin xem Mô Si A 8:6, 11–12).
Đọc Mô Si A 8:13–14, tìm kiếm người mà Am Môn nói có thể phiên dịch biên sử và lý do tại sao.
-
Em đã tìm thấy điều gì?
Có thể là hữu ích khi biết rằng cả Mô Si A và Joseph Smith đều có các công cụ đặc biệt được gọi là U Rim và Thu Mim do Thượng Đế chuẩn bị để giúp họ phiên dịch các biên sử cổ xưa. (Xin xem Mô Si A 28:13–14; Joseph Smith—Lịch Sử 1:35. Nếu em muốn biết thêm, hãy tra cứu “U Rim và Thu Mim” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.)
Vai trò của một vị tiên kiến
Đọc Mô Si A 8:15–18 để tìm hiểu xem các vị tiên kiến là ai và tại sao Cha Thiên Thượng nhân từ đã cung ứng các vị tiên kiến cho chúng ta.
-
Em đã học được điều gì?
Sách Hướng Dẫn Thánh Thư giải thích vai trò của một vị tiên kiến như sau:
Một người được Thượng Đế cho phép nhìn thấy được bằng con mắt thuộc linh những điều mà Thượng Đế đã giấu kín thế gian (Môi Se 6:35–38). Ông là một vị mặc khải và là một vị tiên tri (Mô Si A 8:13–16). Trong Sách Mặc Môn, Am Môn giảng dạy rằng chỉ có vị tiên kiến mới có thể dùng được các dụng cụ phiên dịch đặc biệt, hay còn gọi là U Rim và Thu Mim (Mô Si A 8:13; 28:16). Một vị tiên kiến biết được quá khứ, hiện tại, và tương lai. Thời xưa, vị tiên tri thường được gọi là vị tiên kiến (1 Sa Mu Ên 9:9; 2 Sa Mu Ên 24:11).
Joseph Smith là vị tiên kiến vĩ đại của những ngày sau (GL&GƯ 21:1; 135:3). Ngoài ra, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Hội Đồng Mười Hai Vị Sứ Đồ cũng được tán trợ là các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải. (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Tiên Kiến, Vị”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org)
-
Em đã học được gì về vai trò của vị tiên tri với tư cách là một vị tiên kiến?
-
Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng cung cấp những khả năng này cho Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ?
-
Làm thế nào mà các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải là bằng chứng về tình thương yêu của Thượng Đế dành cho em?
Giá trị của những vị tiên kiến trong thời kỳ của chúng ta
-
Hãy nghĩ đến ít nhất ba tình huống trong đó việc biết rằng các vị tiên tri của Cha Thiên Thượng là những vị tiên kiến có thể giúp em tiếp tục trung tín với Chúa. Ghi lại những tình huống này.
-
Nghiên cứu một bài nói chuyện tại đại hội trung ương gần đây của một thành viên thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn hoặc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Ghi lại các ví dụ minh họa rằng họ là những vị tiên kiến.
-
Mời học viên đọc “Sứ Điệp từ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn”, có ở phần trước của cuốn sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (năm 2022, trang 2). Ghi lại cách em nghĩ sứ điệp này và những tiêu chuẩn có trong cuốn sách nhỏ này cho thấy rằng những thành viên thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn là những vị tiên kiến.
-
Ghi lại những lợi ích mà em hoặc gia đình mình đã có được từ việc tuân theo các vị tiên kiến.
Có thể là hữu ích khi biết rằng Vua Mô Si A đã phiên dịch các biên sử (xin xem Mô Si A 28:11–19). Em sẽ có thể đọc một phần của các biên sử này khi nghiên cứu sách Ê The.
Ngay cả trước khi các biên sử được phiên dịch, Vua Lim Hi đã được tác động bởi sự hiểu biết rằng Vua Mô Si A có thể phiên dịch. Đọc Mô Si A 8:19–20, tìm kiếm cách Vua Lim Hi đã phản ứng khi ông biết rằng Thượng Đế kêu gọi các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải.
-
Việc đạt được sự hiểu biết này đã tác động như thế nào đến Lim Hi?
Hãy suy ngẫm cảm nhận của em về việc Cha Thiên Thượng ban các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải để hướng dẫn chúng ta ngày nay. Em có thể ghi lại những suy nghĩ của mình trong nhật ký ghi chép việc học tập.