Lớp Giáo Lý
Mô Si A 11–17: “Hối Cải để Trở Về với Chúa”


“Mô Si A 11–17: ‘Hối Cải để Trở Về với Chúa’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 11–17”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 11–17

“Hối Cải để Trở Về với Chúa”

A Bi Na Đi đang thuyết giảng

Chúng ta thường cố gắng cảnh báo cho những người chúng ta thương yêu về những quyết định có thể mang lại nỗi đau và thống khổ. Chúa đã sai A Bi Na Đi mang đến cho Vua Nô Ê và dân chúng một sứ điệp để hối cải và tránh được nỗi đau khổ có thể đến vì những hành vi tội lỗi của họ. Bài học này có thể giúp học viên gia tăng mong muốn của mình để chấp nhận các vị tiên tri của Chúa và hành động theo những lời mời mà họ đưa ra từ Chúa.

Chuẩn bị cho bản thân bằng cách siêng năng nghiên cứu thánh thư.Hãy cố gắng nghiên cứu ngữ cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư một cách đều đặn. Tìm kiếm giáo lý và các nguyên tắc có ý nghĩa và phù hợp và sẽ giúp học viên yêu thương và noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên lập một bản liệt kê vắn tắt những lời mời mà các em đã nghe các vị tiên tri đưa ra gần đây. Mời các em chuẩn bị sẵn trước khi đến lớp để chia sẻ những lời mời này là bằng chứng về tình thương yêu và sự quan tâm của Chúa dành cho các em như thế nào.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Thượng Đế cảnh báo về sự nguy hiểm

Cân nhắc tạo ra một tình huống gần gũi với học viên của anh chị em để giúp các em khám phá ra nhiều cách thức khác nhau để cảnh báo cho những người khác về sự nguy hiểm.

Giả sử em vừa nhận được thông tin về một điều gì đó gây nguy hiểm cho bạn bè và những người thân yêu của em.

  • Em có thể truyền đạt thông tin cảnh báo đó cho họ bằng những cách khác nhau nào?

Thượng Đế có nhiều cách thức để cảnh báo chúng ta. Hãy xem xét những cách sau đây:

Cân nhắc trưng ra bản liệt kê sau đây lên trên bảng.

  • Lời khuyên bảo từ cha mẹ

  • Sự hướng dẫn từ các vị tiên tri và các lãnh đạo khác trong Giáo Hội

  • Những lời giảng dạy trong thánh thư, tại nhà thờ hoặc lớp giáo lý

  • Những ý nghĩ hoặc cảm giác đến từ Đức Thánh Linh

  • Khác:

Hãy cho học viên một chút thời gian để suy ngẫm những điều sau:

Hãy nghĩ xem em đang làm tốt như thế nào trong việc tránh tội lỗi và sự nguy hiểm nhờ vào cách em chọn để phản ứng với những lời cảnh báo của Chúa.

  • Những cách nào có vẻ khó chấp nhận nhất? Tại sao?

  • Điều đó nói gì về Chúa rằng Ngài tìm đến chúng ta theo những cách khác nhau?

Anh chị em có thể muốn viết lẽ thật sau đây lên trên bảng và giải thích cho học viên rằng anh chị em sẽ nghiên cứu lẽ thật đó kỹ hơn trong bài học này: Chúa phán với chúng ta qua các vị tiên tri của Ngài để mời gọi chúng ta hối cải và tìm đến Ngài.

Thượng Đế kêu gọi Nô Ê và dân của hắn hối cải

Nhớ lại rằng Giê Níp đã dẫn một nhóm người từ Gia Ra Hem La đến xứ Nê Phi. Trước khi Giê Níp qua đời, ông đã trao vương quốc cho con trai mình là Nô Ê (xin xem Mô Si A 9–10). Nô Ê và các thầy tư tế do hắn chọn có cuộc sống tà ác. Họ đã thuyết phục người dân bằng những lời phù phiếm và tâng bốc họ để phạm tội (xin xem Mô Si A 11:7, 11).

Đọc Mô Si A 11:2, 14–15, 19 và tìm kiếm những tội lỗi mà Nô Ê và dân của hắn đã phạm phải. (Câu 19 mô tả phản ứng của họ sau khi tự bảo vệ mình khỏi một cuộc tấn công của dân La Man.) ChurchofJesusChrist.org

2:26

Trong bài học này, hãy tìm những cách thức giúp học viên áp dụng thánh thư vào thời kỳ của chúng ta. Những câu hỏi sau đây là một cách thức để thực hiện điều này.

  • Những lựa chọn của Nô Ê và dân của hắn có gì giống với những lựa chọn của con người ngày nay?

  • Lối sống giống như họ có thể đưa đến những hậu quả gì?

Chúa kêu gọi một vị tiên tri tên là A Bi Na Đi trao một sứ điệp cho Nô Ê và dân của hắn để giúp dân chúng nhìn thấy hậu quả đến từ các hành động của họ.

Đọc sứ điệp của A Bi Na Đi trong Mô Si A 11:20–25 và tìm kiếm những hậu quả mà Chúa đã cảnh báo. Từ “khốn thay” trong câu 20 diễn đạt nỗi buồn hoặc nỗi đau.

  • Em thấy Chúa đã cảnh báo cho dân chúng về một số hậu quả nào?

Hãy chú ý các cụm từ lặp đi lặp lại “nếu chúng không biết hối cải” và “nếu dân này không biết hối cải”. Em có thể muốn đánh dấu những từ này và suy ngẫm về những điều em có thể học được về Chúa từ những cụm từ này.

Đọc Mô Si A 11:26–29 và tìm kiếm xem vua Nô Ê và những người khác phản ứng như thế nào trước A Bi Na Đi.

Xem sự hối cải như một ân tứ của tình thương yêu từ Chúa

Mời học viên báo cáo về sự chuẩn bị của các em cho bài học và lập một bản liệt kê lên trên bảng những lời mời mà Chúa đã đưa ra trong thời kỳ của chúng ta để chúng ta hối cải và thay đổi. Hãy sẵn sàng chia sẻ hai hoặc ba lời mời gần đây từ đại hội trung ương. Đây là một cách khác để anh chị em có thể giúp học viên áp dụng thánh thư cho chính các em.

  • Có một số điểm tương đồng hoặc khác biệt nào giữa phản ứng của dân chúng trong thời của A Bi Na Đi và phản ứng của mọi người trong thời kỳ của chúng ta đối với các vị tiên tri? Tại sao họ phản ứng như vậy?

Cho học viên một chút thời gian để im lặng suy ngẫm về cam kết cá nhân của các em để lắng nghe Thượng Đế, đặc biệt khi Ngài cảnh báo các em qua các vị tiên tri của Ngài về tội lỗi và hậu quả của nó. Học viên của anh chị em có thể có nhiều suy nghĩ và cảm nghĩ khác nhau về các vị tiên tri khi các em suy ngẫm. Lời phát biểu sau đây có thể giúp học viên thấy các vị tiên tri là bằng chứng về tình thương yêu của Thượng Đế.

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích cách chúng ta nên nhìn nhận về lời mời gọi hối cải từ các vị tiên tri.

13:11

Từ lâu, tôi đã có ấn tượng, và cũng đã cảm nhận được, tình yêu thương khao khát của các vị tiên tri của Thượng Đế khi họ cảnh báo về tội lỗi. Họ không bị thúc đẩy bởi mong muốn lên án những tội lỗi đó. Mong muốn thực sự của họ cũng giống như tình yêu thương của Thượng Đế; thực ra, đó chính là tình yêu thương của Thượng Đế. Họ yêu thương những người mà vì đó họ được phái đến, bất kể những người đó là ai và là người như thế nào. Cũng như Chúa, các tôi tớ của Ngài không muốn bất kỳ ai phải chịu sự đau đớn của tội lỗi và lựa chọn sai lầm. (D. Todd Christofferson, “Tình Yêu Thương của Thượng Đế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 17)

  • Việc hiểu điều này về các vị tiên tri có thể ảnh hưởng như thế nào đến mong muốn của em để hành động theo lời mời của họ?

Với lòng thương xót, Chúa đã cho dân chúng có thời gian để trở về cùng Ngài và hối cải những tội lỗi của họ. Tuy nhiên, khi A Bi Na Đi trở lại hai năm sau đó, họ lại tức giận và tìm cách buộc tội ông (xin xem Mô Si A 12:1, 9, 19).

A Bi Na Đi mạnh dạn làm chứng rằng các thầy tư tế không dạy dân chúng vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế (xin xem Mô Si A 12:33–37; 13:12–25). Ông cũng làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến để cứu chuộc tất cả mọi người và sự cứu chuộc chỉ có thể được thực hiện qua Đấng Cứu Chuộc (xin xem Mô Si A 15:1, 19). Khi A Bi Na Đi làm chứng xong về Chúa Giê Su Ky Tô, mạng sống của ông lại một lần nữa gặp nguy hiểm. Nhưng lần này, mạng sống của An Ma, một trong những thầy tư tế, cũng vậy.

Đọc Mô Si A 17:1–4 để tìm kiếm các phản ứng của Nô Ê và An Ma đối với chứng ngôn của A Bi Na Đi về Đấng Ky Tô.

  • Những phản ứng cực kỳ khác nhau này có thể giúp chúng ta hiểu điều gì?

Sau ba ngày ở trong tù, A Bi Na Đi lại bị mang ra trước Vua Nô Ê. Nô Ê nói rằng hắn sẽ giết A Bi Na Đi trừ khi ông sẵn lòng chối bỏ những lẽ thật mà ông đã dạy (xin xem Mô Si A 17:5–8).

Đọc Mô Si A 17:9–10, 13 và tìm kiếm phản ứng của A Bi Na Đi trước yêu cầu của nhà vua để chối bỏ chứng ngôn của ông. ChurchofJesusChrist.org

4:28
  • Em học được gì từ tấm gương của A Bi Na Đi?

  • Điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách em phản ứng với Chúa và các vị tiên tri của Ngài?

Cân nhắc chia sẻ một chứng ngôn về vai trò của các vị tiên tri để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và mời chúng ta hối cải.