“Mô Si A 12–13: Khắc Ghi Các Lệnh Truyền vào Tim Mình”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Mô Si A 12–13”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Mô Si A 12–13
Khắc Ghi Các Lệnh Truyền vào Tim Mình
Nô Ê và các thầy tư tế của hắn đáng lẽ phải là những người lãnh đạo về phần thuộc linh. Tuy nhiên, họ sống trong tội lỗi và dạy dân của mình làm điều tương tự. A Bi Na Đi đã dạy cho họ về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô trong sự cứu chuộc của họ và tầm quan trọng của việc khắc ghi các lệnh truyền của Thượng Đế vào tim. Trong bài học này, em sẽ học cách noi theo Chúa Giê Su Ky Tô tốt hơn khi em khắc ghi các lệnh truyền vào tim mình.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Em sẽ đánh giá sự vâng lời của mình ở mức nào?
-
Tôi CẢM THẤY tầm quan trọng của các lệnh truyền của Thượng Đế
-
Tôi VÂNG THEO các lệnh truyền của Thượng Đế
-
Điều gì có thể là vấn đề nếu người nào đó cảm thấy tầm quan trọng của các lệnh truyền của Thượng Đế nhưng không vâng theo?
-
Điều gì có thể là vấn đề nếu người nào đó vâng theo các lệnh truyền của Thượng Đế nhưng không cảm thấy được tầm quan trọng của các lệnh truyền đó?
Khi học bài học này, hãy suy ngẫm về những cảm nghĩ của em về các lệnh truyền của Thượng Đế và việc vâng theo các lệnh truyền đó.
Sự vâng lời từ tấm lòng
Sau khi bị cầm tù vì làm chứng về sự tà ác của Vua Nô Ê (xin xem Mô Si A 12:9–17), A Bi Na Đi được đưa đến trước vua và các thầy tư tế của hắn. A Bi Na Đi quở mắng họ vì đã giả vờ hiểu và dạy lời của Thượng Đế trong khi họ không đem hết lòng mình để hiểu. Các thầy tư tế của Nô Ê tuyên bố dạy luật pháp Môi Se, nhưng họ không tuân theo luật pháp Môi Se cũng như không tuân theo Mười Điều Giáo Lệnh. A Bi Na Đi đã dạy Nô Ê và các thầy tư tế của hắn về tầm quan trọng của việc tuân giữ các lệnh truyền (xin xem Mô Si A 12:25–37).
Đọc Mô Si A 12:34–36; 13:15–24 và xác định từng điều trong Mười Điều Giáo Lệnh. Cân nhắc đánh số các giáo lệnh trong thánh thư của em.
Đọc Mô Si A 13:11 và tìm kiếm một trong những lý do khiến A Bi Na Đi dạy Mười Điều Giáo Lệnh cho Nô Ê và các thầy tư tế của hắn.
-
Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ câu này?
Một lẽ thật chúng ta có thể học được từ câu này là các giáo lệnh của Thượng Đế cần phải được khắc ghi vào tim chúng ta.
-
Em nghĩ việc khắc ghi các lệnh truyền vào tim chúng ta có nghĩa là gì?
-
Chúng ta có thể vâng lời một lệnh truyền mà không khắc ghi lệnh truyền đó vào tim mình được không? Vì sao được hoặc vì sao không được?
-
Em nghĩ làm cách nào mà việc khắc ghi các lệnh truyền vào tim mình giúp chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?
Chủ Tịch Bonnie L. Oscarson, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã dạy những lẽ thật quan trọng có thể giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc khắc ghi các lệnh truyền vào tim chúng ta:
Chúng ta không những cần phải biết phúc âm mà còn cần phải cảm nhận lẽ trung thực của phúc âm nữa! Chúng ta có thể chỉ sống theo phúc âm một cách máy móc vì đó là điều kỳ vọng hoặc vì đó là nền văn hóa nơi chúng ta đã lớn lên hoặc vì đó là một thói quen. …
Chúng ta đều cần phải tìm cách thay đổi tấm lòng và bản tính của mình để không còn có ước muốn đi theo con đường của thế gian mà để làm hài lòng Thượng Đế. (Bonnie L. Oscarson, “Tôi Có Tin Không?” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 88)
-
Em nghĩ mọi người có thể cần phải biết phúc âm và cần phải cảm nhận lẽ trung thực của phúc âm bằng cách nào?
Chọn hai hoặc ba giáo lệnh trong số Mười Điều Giáo Lệnh. Đối với mỗi giáo lệnh, hãy vẽ một trái tim và viết giáo lệnh đó bên trên trái tim. Sau đó, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây bên trong mỗi trái tim:
-
Mọi người có thể làm gì hay không làm gì nếu giáo lệnh này được khắc ghi vào tim họ?
-
Mọi người có thể làm gì để giúp giáo lệnh này được khắc ghi một cách trọn vẹn hơn vào tim họ?
Tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô
Ngoài việc không khắc ghi Mười Điều Giáo Lệnh vào tim, Nô Ê và các thầy tế lễ của hắn còn không hiểu mục đích của luật pháp Môi Se.
Đọc Mô Si A 13:28–32 và tìm kiếm mục đích của luật pháp Môi Se.
-
A Bi Na Đi muốn các thầy tư tế của Nô Ê hiểu gì về luật pháp Môi Se?
Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy về sự cần thiết của Chúa Giê Su Ky Tô:
Những người nam và nữ … có thể mang lại những điều tuyệt vời. Nhưng sau mọi sự vâng lời và các việc thiện của mình, chúng ta có thể không được cứu khỏi cái chết hay hậu quả của tội lỗi cá nhân của chúng ta nếu không có ân điển được sự chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô mang lại. Sách Mặc Môn nêu rõ vấn đề này. Sách dạy rằng “sự cứu rỗi không phải chỉ do luật pháp đến mà thôi” (Mô Si A 13:28). Nói cách khác, sự cứu rỗi không đến chỉ nhờ tuân giữ các lệnh truyền mà thôi. “Chiếu theo luật pháp thì không một xác thịt nào được biện minh” (2 Nê Phi 2:5) … Con người không thể tự mình có được sự cứu rỗi. (Dallin H. Oaks, “Another Testament of Jesus Christ”, Ensign, tháng Ba năm 1994, trang 67)
-
Làm thế nào các lệnh truyền có thể giúp chúng ta tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô?
-
Em nghĩ việc tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp các lệnh truyền được khắc ghi vào tim của chúng ta như thế nào?
Hãy suy nghĩ về một lệnh truyền mà em khó có thể tuân giữ hoặc em cảm thấy không được khắc ghi vào tim mình. Khi em suy ngẫm về lệnh truyền này, em có thể đọc qua Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (cuốn sách nhỏ, năm 2022). Tìm kiếm sự soi dẫn qua Đức Thánh Linh và trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập:
-
Em có thể làm gì để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô tốt hơn và khắc ghi lệnh truyền này vào tim mình một cách trọn vẹn hơn?