Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11: Học Thuộc Lòng và Hiểu Rõ


“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11: Học Thuộc Lòng và Hiểu Rõ”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11

Học Thuộc Lòng và Hiểu Rõ

học viên giơ tay để đặt câu hỏi

Việc học thuộc lòng các đoạn thông thạo giáo lý và hiểu giáo lý mà đoạn đó dạy có thể mời Đức Thánh Linh vào cuộc sống của em và giúp em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Bài học này nhằm giúp em học thuộc lòng các cụm từ thánh thư then chốt từ 12 đoạn thông thạo giáo lý đầu tiên trong Sách Mặc Môn và tìm kiếm thêm sự hiểu biết bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi được soi dẫn.

Giúp học viên phát triển các kỹ năng học tập thánh thư.Khuyến khích học viên đặt ra những câu hỏi trong lớp và trong quá trình học tập cá nhân. Việc học cách đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm các câu trả lời từ thánh thư có thể nâng cao trải nghiệm học tập của học viên. Giúp học viên hiểu rằng thánh thư áp dụng cho các câu hỏi và thử thách mà các em hiện đang phải đối mặt, dù lớn hay nhỏ.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một đoạn từ 12 đoạn thông thạo giáo lý đầu tiên mà các em muốn tìm hiểu thêm. Khuyến khích các em chuẩn bị trước để khi đến lớp chia sẻ về đoạn đã chọn và ít nhất một câu hỏi mà các em cảm thấy có thể giúp mình hiểu thêm về đoạn đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu về tiến độ giảng dạy do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

biểu tượng tài liệu phát tay Cân nhắc trưng ra hoặc cung cấp cho học viên các tài liệu phát tay sau đây và mời các em ôn lại các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. Sau một vài phút, hãy xem học viên đã học thuộc lòng các phần tham khảo ở mức độ nào bằng cách đọc một cụm từ thánh thư then chốt và yêu cầu các em tìm đoạn đó trong thánh thư của mình. Lặp lại tiến trình này với một số phần tham khảo khác nhau. Sau đó, anh chị em có thể đọc to một trong những cụm từ thánh thư then chốt, thỉnh thoảng dừng lại để cho học viên viết vào nhật ký ghi chép việc học tập một hoặc nhiều từ tiếp theo. Lặp lại tiến trình này vài lần bằng cách sử dụng các cụm từ thánh thư then chốt khác nhau. Yêu cầu học viên ghi chú những đoạn thông thạo giáo lý nào các em muốn ôn lại kỹ hơn.

12 Đoạn Thông Thạo Giáo Lý Đầu Tiên và Các Cụm Từ Then Chốt

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

Câu Thánh Thư Tham Khảo

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Câu Thánh Thư Tham Khảo

1 Nê Phi 3:7

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Con sẽ đi và làm những gì Chúa đã truyền lệnh”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

2 Nê Phi 2:25

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“A Đam sa ngã để loài người sinh tồn, và loài người có sinh tồn thì họ mới hưởng được niềm vui”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

2 Nê Phi 2:27

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Họ được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu … hay là … cảnh tù đày và sự chết”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

2 Nê Phi 26:33

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Tất cả mọi người đều như nhau trước mặt Thượng Đế”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

2 Nê Phi 28:30

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Đức Chúa Trời “sẽ ban cho con cái loài người từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

2 Nê Phi 32:3

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô; vì này, những lời nói của Đấng Ky Tô sẽ cho các người biết tất cả những gì các người phải làm”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

2 Nê Phi 32:8–9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các người phải cầu nguyện luôn luôn”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

Mô Si A 2:17

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Khi mình phục vụ đồng bào mình, thì tức là mình phục vụ Thượng Đế của mình vậy”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

Mô Si A 2:41

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Những người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế … được ban phước lành trong tất cả mọi điều”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

Mô Si A 3:19

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy cởi bỏ con người thiên nhiên của mình, và trở nên một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô, là Chúa”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

Mô Si A 4:9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy tin nơi Thượng Đế; … hãy tin rằng Ngài có mọi sự thông sáng”.

Câu Thánh Thư Tham Khảo

Mô Si A 18:8–10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Hãy “được báp têm trong danh Chúa, để chứng tỏ … rằng các người đã lập giao ước với Ngài”.

Đặt ra những câu hỏi được soi dẫn

Những câu hỏi được soi dẫn là một phần thiết yếu của tiến trình học tập. Trong giáo vụ trần thế của Ngài, Đấng Cứu Rỗi thường đặt ra những câu hỏi mời người học suy ngẫm, cảm nhận và hành động theo những lẽ thật mà Ngài đã dạy (xin xem Ma Thi Ơ 16:13–16; Giăng 6:66–69). Có thể là em đã nhận thấy cha hoặc mẹ, giảng viên hoặc vị lãnh đạo Giáo Hội đặt ra những câu hỏi giúp em hiểu rõ hơn về phúc âm hoặc liên hệ những điều em đang học với cuộc sống của riêng em. Việc đặt ra và trả lời những câu hỏi được soi dẫn có thể làm cho tiến trình học tập trở thành một trải nghiệm hấp dẫn và có ý nghĩa hơn đối với em.

Cân nhắc liệt kê ba loại câu hỏi sau đây lên trên bảng. Để chuẩn bị học viên cho sinh hoạt này, hãy chọn một trong 12 đoạn thông thạo giáo lý đầu tiên và đặt ra một câu hỏi từ đoạn đó cho mỗi loại câu hỏi. Anh chị em cũng có thể mời học viên đề xuất câu hỏi cho từng loại. Các câu hỏi ví dụ sử dụng 2 Nê Phi 32:8–9 đã có sẵn.

Sau đây là các ví dụ về các loại câu hỏi khác nhau có thể được sử dụng khi học tập thánh thư. Những câu hỏi ví dụ liên quan đến các lẽ thật được dạy trong 2 Nê Phi 32:8–9.

Những câu hỏi giúp em hiểu ngữ cảnh của thánh thư

  • Người nào đang nói trong 2 Nê Phi 32:8–9?

  • Người ấy đang nói chuyện với ai? Tại sao?

Những câu hỏi để giúp em hiểu nội dung hoặc ý nghĩa của thánh thư

Những câu hỏi này có thể giúp chúng ta xác định giáo lý và các nguyên tắc.

  • Tác giả có ý định cho chúng ta học điều gì?

  • Em nghĩ “cầu nguyện luôn luôn, và đừng chán nản” có nghĩa là gì? (2 Nê Phi 32:9).

Những câu hỏi giúp em hiểu giáo lý và các nguyên tắc trong thánh thư

  • Em nghĩ rằng việc cầu nguyện luôn luôn có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng?

  • Điều gì có thể giúp chúng ta nhớ cầu nguyện luôn luôn, ngay cả khi chúng ta có thể không cảm thấy thích việc đó?

Sau khi làm mẫu một số câu hỏi ví dụ với học viên, hãy cân nhắc chia các em thành các cặp hoặc nhóm nhỏ cho sinh hoạt sau đây:

Trong nhóm của các em, yêu cầu học viên chọn một trong 12 đoạn thông thạo giáo lý đầu tiên và cùng nhau đọc cả đoạn. Sau đó, các em có thể đặt ra ít nhất một câu hỏi cho mỗi loại trong ba loại trên bảng. Khi học viên hoàn thành việc đặt ra ba câu hỏi của mình, hãy để các em kết hợp với một cặp hoặc nhóm khác. Mời cặp hoặc nhóm đầu tiên chia sẻ đoạn thông thạo giáo lý và những câu hỏi các em đã chọn và mời cặp hoặc nhóm thứ hai trả lời từng câu hỏi. Sau đó, yêu cầu học viên đổi vai.

Nếu thời gian cho phép, hãy lặp lại sinh hoạt này với mỗi nhóm chọn một đoạn thánh thư khác.

Khuyến khích học viên sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình học tập cá nhân và trong lớp.