Lớp Giáo Lý
An Ma 37: “Do Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường”


“An Ma 37: ‘Do Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 37”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 37

“Do Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường”

em thiếu niên đang học thánh thư

Đôi khi các vấn đề của chúng ta dường như quá lớn và phức tạp đến nỗi chúng ta cho rằng các giải pháp cũng cần phải lớn và phức tạp. Tuy nhiên, An Ma đã dạy con trai Hê La Man của ông rằng Chúa thường sử dụng những điều nhỏ nhặt và tầm thường để làm những việc lớn lao, chẳng hạn như cho phép thánh thư chỉ ra “hướng cho [chúng ta] đi” trong cuộc sống của chúng ta (An Ma 37:40). Bài học này nhằm giúp em thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi em nghiên cứu lời của Ngài trong thánh thư.

Khuyến khích việc học tập thánh thư hằng ngày. Việc học tập thánh thư cá nhân hằng ngày tạo ra cơ hội đều đặn cho học viên học hỏi phúc âm, phát triển chứng ngôn và lắng nghe tiếng nói của Chúa. Đôi khi, học viên có thể cảm thấy chán nản hoặc cần động lực để học tập một cách thường xuyên hơn. Hãy tìm kiếm các cơ hội để làm chứng về những lời của Chúa và khuyến khích học viên nghiên cứu thánh thư hằng ngày.

Học viên chuẩn bị: Khi các em nghiên cứu thánh thư hằng ngày, hãy khuyến khích học viên suy ngẫm về những phước lành mà thánh thư mang lại cho cuộc sống của các em, đặc biệt là cách thánh thư giúp các em đến với Đấng Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự vĩ đại của những điều nhỏ nhặt và tầm thường

Hãy viết những từ nhỏ nhặttầm thường lên trên bảng.

  • Một số điều nhỏ nhặt và tầm thường nào tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc sống của em?

em thiếu nữ đang tập thể dục
điện thoại thông minh
bàn chải đánh răng
giới trẻ đang giúp dọn dẹp bên ngoài một tòa nhà

Cân nhắc trưng ra hình ảnh hoặc thảo luận về các ví dụ, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, tin nhắn văn bản, bài tập thể dục hoặc một hành động phục vụ đơn giản.

Ngoài ra, anh chị em có thể hỏi học viên xem các em có bất kỳ điều nhỏ nhặt nào có tác động lớn đến cuộc sống của các em hay không, chẳng hạn như ảnh gia đình, điện thoại hoặc cái ví. Mời các em giới thiệu đó là gì và chia sẻ tác động to lớn của nó.

Như được ghi lại trong An Ma 37, An Ma đã giao phó cho Hê La Man một trách nhiệm quan trọng mà Chúa sử dụng để tác động lớn lao đến con cái của Thượng Đế. Hãy đọc An Ma 37:1–2, 5–7 để xem trách nhiệm đó là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy.

17:5

Một lẽ thật chúng ta có thể học được trong An Ma 37Chúa sử dụng thánh thư để mang lại sự cứu rỗi cho nhiều người.

  • Anh chị em nghĩ tại sao Chúa sử dụng thánh thư để giúp mọi người xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và đến cùng Ngài để được cứu rỗi?

Khi em tiếp tục học tập, hãy suy ngẫm những câu hỏi này: Làm thế nào mà thánh thư giúp đưa mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và sự cứu rỗi của Ngài? Tôi nên học tập như thế nào để nhận được những phước lành tuyệt vời này?

Nếu em không cảm thấy mình đang nhận được những phước lành lớn lao qua việc học tập thánh thư thì hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để biết những điều em có thể cần phải nhận ra hoặc thay đổi.

Cân nhắc chia học viên thành các nhóm hoặc các cặp và chỉ định cho các em một trong các sinh hoạt sau đây. Sau khi hoàn thành, hãy mời học viên chia sẻ điều các em đã học được. Tùy thuộc vào thời gian và nhu cầu của lớp học, hãy cân nhắc để cả lớp cùng nhau thực hiện cả hai sinh hoạt.

Sinh hoạt A: Quyền năng lớn lao của thánh thư

An Ma đang giảng dạy cho con trai của mình

An Ma nhắc nhở Hê La Man về những cách thức mà thánh thư đã tác động mạnh mẽ đến dân Nê Phi và dân La Man. Hãy đọc An Ma 37:8–10, 14 và tìm kiếm những phước lành kỳ diệu mà Chúa mang lại qua thánh thư. Cân nhắc đánh dấu những phước lành này hoặc liệt kê chúng trong nhật ký ghi chép việc học tập của em.

  • Phước lành nào trong số này nổi bật đối với em? Tại sao?

Cân nhắc viết các phước lành mà học viên đề cập đến lên trên bảng.

An Ma đã dạy rằng thánh thư “mở rộng trí nhớ của dân này” (An Ma 37:8). Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích phước lành này:

Thánh thư mở rộng trí nhớ của chúng ta bằng cách giúp chúng ta luôn luôn tưởng nhớ đến Chúa và mối quan hệ của mình với Ngài và Đức Chúa Cha. Thánh thư nhắc cho chúng ta nhớ về điều chúng ta đã biết trong cuộc sống tiền dương thế của mình. Và thánh thư cũng nới rộng trí nhớ của chúng ta theo một nghĩa khác bằng cách giảng dạy chúng ta về các thời đại, con người và những sự kiện mà chúng ta không đích thân trải qua. (D. Todd Christofferson, “Phước Lành của Thánh Thư”, Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 33)

  • Khi nào em hoặc những người khác mà em biết đã có được một trong số các phước lành này từ việc học tập thánh thư?

  • Em nghĩ thánh thư dẫn dắt chúng ta “tới sự hiểu biết về Chúa … và vui mừng trong Chúa Giê Su Ky Tô” như thế nào? (An Ma 37:9)

Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân hoặc video của người nào đó minh họa cho điều này.

Sinh hoạt B: Quả cầu Li A Hô Na và những lời của Đấng Ky Tô

Sau khi cho Hê La Man thêm lời khuyên, An Ma đã so sánh những lời của Đấng Ky Tô với một điều nhỏ nhặt và tầm thường cụ thể mà Lê Hi và gia đình ông đã sử dụng: quả cầu Li A Hô Na. Hãy suy ngẫm về những điều em biết về quả cầu Li A Hô Na.

Trưng ra bức tranh về quả cầu Li A Hô Na, chẳng hạn như hình ảnh sau đây. Cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em biết về quả cầu Li A Hô Na.

Lê Hi và gia đình ông đang nhìn vào quả cầu Li A Hô Na

Hãy đọc An Ma 37:38–46 và tìm kiếm những điều nhỏ nhặt và tầm thường mà gia đình Lê Hi phải làm để quả cầu Li A Hô Na có thể hướng dẫn họ.

Để giúp em suy nghĩ về những lời dạy của An Ma về quả cầu Li A Hô Na áp dụng như thế nào vào việc học tập thánh thư, hãy dành một chút thời gian để mô tả những điều sau đây:

  1. Nghiên cứu thánh thư với đức tin nơi Thượng Đế (xin xem An Ma 37:40). Cách nghiên cứu này có gì khác biệt với các loại nghiên cứu khác?

  2. Trở nên “biếng nhác” và quên “thực hành đức tin và sự chuyên tâm” qua việc học tập thánh thư (An Ma 37:41).

Cân nhắc mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm đã giúp các em nhận thấy cách Chúa có thể sử dụng thánh thư như một “vật chỉ hướng” để “hướng cho [chúng ta] đi” trong cuộc sống (An Ma 37:38, 40).

Học tập thánh thư cá nhân

Hãy suy ngẫm về các mục tiêu, thói quen và kinh nghiệm học tập thánh thư cá nhân hiện tại của em. Ghi vào nhật ký của em những điều chỉnh nhỏ mà em có thể thực hiện để Chúa có thể ban phước cho em theo những cách thức tuyệt vời. Sau đây là một vài gợi ý:

Hãy nghiên cứu các phần tìm kiếm trong thánh thư để tìm thêm về “sự hiểu biết về Chúa” hoặc để “vui mừng trong Chúa Giê Su Ky Tô” (An Ma 37:9).

  • Việc này có thể bao gồm tìm kiếm các phần nói về Chúa Giê Su Ky Tô, các vai trò của Ngài và sứ mệnh của Ngài. Khi xác định được những phần này, em có thể nghĩ xem Chúa Giê Su Ky Tô thực hiện các vai trò tương tự trong cuộc sống của em như thế nào. Em có thể ghi lại những biểu hiện của lòng biết ơn trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong ứng dụng Thư viện Phúc Âm khi em tìm thấy chúng.

Hãy thể hiện đức tin nơi Thượng Đế trong khi em nghiên cứu (xin xem An Ma 37:40).

  • Việc này có thể bao gồm tìm kiếm những cách thức để hành động theo những điều em đang học và đến cùng Đấng Ky Tô. Em có thể thường xuyên tìm cách trả lời câu hỏi “Làm thế nào mà những điều tôi đang học có thể giúp tôi đến cùng Đấng Ky Tô để nhận được những phước lành của Ngài và noi theo tấm gương của Ngài?” Em có thể ghi lại những câu trả lời của mình vào nhật ký.

Xác định xem làm thế nào em có thể tránh bị “biếng nhác” và quên “thực hành đức tin và sự chuyên tâm của mình” trong việc học tập (An Ma 37:41).

  • Việc này có thể bao gồm chọn thời gian học tập thánh thư đều đặn mỗi ngày. Em cũng có thể mời một người trong gia đình hoặc bạn bè cùng em theo dõi thường xuyên những nỗ lực học tập thánh thư của em. Nếu có, em có thể đặt nhắc lịch trên điện thoại hoặc thiết bị kỹ thuật số khác mỗi ngày.

Hãy kết thúc bài học bằng cách chia sẻ những cách thức mà Chúa đã mang lại những điều tuyệt vời trong cuộc sống của anh chị em qua việc học thánh thư.