Lớp Giáo Lý
3 Nê Phi 6–7: Lòng Kiêu Ngạo Dẫn Đến Sự Chia Rẽ và Hủy Diệt


“3 Nê Phi 6–7: Lòng Kiêu Ngạo Dẫn Đến Sự Chia Rẽ và Hủy Diệt”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“3 Nê Phi 6–7”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

3 Nê Phi 6–7

Lòng Kiêu Ngạo Dẫn Đến Sự Chia Rẽ và Hủy Diệt

em thanh thiếu niên giận dữ ngồi phịch xuống ghế

Em có bao giờ nhận thấy rằng ngay cả sau những kinh nghiệm tuyệt vời với Thượng Đế, thì một số người cuối cùng vẫn rời xa Ngài không? Sau khi Thượng Đế bảo vệ dân Nê Phi khỏi bọn cướp Ga Đi An Tôn, họ trở về nhà của mình và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống. Qua tính kiêu căng và sự chia rẽ, Sa Tan đã khiến cho dân chúng phản nghịch Thượng Đế. Hậu quả xảy ra nghiêm trọng đến mức chính quyền sụp đổ, và dân chúng bị chia thành các chi tộc. Bài học này có thể giúp em hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của tính kiêu căng và cách khắc phục điều đó bằng cách noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Giúp học viên hiểu được ngữ cảnh và nội dung.Việc hiểu ngữ cảnh và nội dung của thánh thư sẽ chuẩn bị cho học viên nhận ra sứ điệp được soi dẫn của các tác giả. Ngữ cảnh và nội dung làm sáng tỏ và minh họa giáo lý và các nguyên tắc được ghi lại trong các kinh nghiệm. Hãy xác định một cách khôn ngoan là cần nhấn mạnh vào ngữ cảnh và nội dung ở mức độ nào để giúp học viên hiểu một cách trọn vẹn hơn những lẽ thật mà thánh thư dạy.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên cầu nguyện và cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các em nhận ra những sự thúc giục thuộc linh trong khi nghiên cứu thánh thư.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Một cách để bắt đầu bài học là mang theo một số hạt bắp sống (chưa nấu), một ít bắp đã rang (không có bơ, vì bơ tạo một lớp màng ngăn nước), và một bát nước. Hãy mời học viên dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi anh chị em bỏ hạt bắp sống và bắp đã rang vào nước. Hãy thả hạt bắp sống và bắp đã rang vào nước (hạt bắp sống sẽ không thay đổi trong khi bắp đã rang sẽ bắt đầu tan rã). Hãy nói với học viên rằng nước tượng trưng cho điều ác, và hạt bắp sống hay bắp đã rang có thể tượng trưng cho mỗi người chúng ta. Trong khi nghiên cứu, các em có thể tìm kiếm những bài học liên quan đến bài học trực quan cũng như bản thân các em. Hãy cân nhắc đưa cho mỗi học viên một hạt bắp sống để quan sát trong khi các em nghiên cứu.

Hãy mời học viên giải thích câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau đây:

  • Một người có thể nào:

  • Giàu có và khiêm nhường không?

  • Nghèo khó và kiêu căng không?

  • Có học thức và khiêm nhường không?

  • Không có học thức và kiêu căng không?

Hãy suy nghĩ về những điều khiến một số người trở nên kiêu căng trong thời kỳ của chúng ta. Tính kiêu căng ảnh hưởng như thế nào đến em, những người khác và xã hội? Khi nghiên cứu, hãy suy ngẫm xem bài học này có thể áp dụng như thế nào cho cuộc sống và hoàn cảnh của em.

Những cám dỗ liên tục của Sa Tan

Sau khi đánh bại bọn cướp Ghi Đi An Hi và Ga Đi An Tôn với sự giúp đỡ của Chúa, dân Nê Phi “chấm dứt được tất cả những tập đoàn tà ác, bí mật và khả ố này” (3 Nê Phi 5:6). Dân Nê Phi trở về nhà của họ và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống. Nhưng Sa Tan liên tục cố gắng lừa gạt dân chúng đi theo hắn. Trong một thời gian ngắn, dân Nê Phi đã thay đổi. Trong 3 Nê Phi 6–7, Mặc Môn đã giúp chúng ta hiểu những điều dân chúng đã làm mà cuối cùng đã khiến nhiều người trong số họ phải chết trong sự hủy diệt trước khi Đấng Cứu Rỗi đến Châu Mỹ (xin xem 3 Nê Phi 8). Những lời dạy này cũng giải thích lý do tại sao những người khác đã sẵn sàng cho sự hiện đến của Đấng Ky Tô tại đền thờ trong xứ Phong Phú (xin xem 3 Nê Phi 11).

Bảng biểu sau đây có thể giúp học viên nhận thấy được sự thay đổi ở dân Nê Phi trong một thời gian ngắn như vậy. Một cách khác để hoàn thành bảng biểu là cho học viên vẽ một bức tranh đơn giản minh họa tình trạng của dân chúng trong mỗi bộ câu.

Tạo một bảng biểu như sau. Hãy đọc các đoạn và điền vào những điều em biết về tình trạng của dân chúng.

Năm thứ 26 (3 Nê Phi 6:4–9)

Năm thứ 29 (3 Nê Phi 6:10–18)

Năm thứ 26 (3 Nê Phi 6:4–9)

Năm thứ 29 (3 Nê Phi 6:10–18)

  • Điều gì đã gây ra sự thay đổi trong một thời gian ngắn như vậy?

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ các ví dụ này?

Một lẽ thật mà em có thể đã nhận ra là khi chúng ta kiêu căng, thì chúng ta cho Sa Tan nhiều quyền lực hơn để cám dỗ chúng ta và dẫn chúng ta đến sự bất chính.

Hãy nghĩ xem tính kiêu ngạo có nghĩa là gì. Hãy tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc trong lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994).

Đặc điểm cốt lõi của tính kiêu ngạo là thái độ thù nghịch—đó là sự thù nghịch đối với Thượng Đế và thù nghịch đối với đồng bào của chúng ta. Thái độ thù nghịch có nghĩa là “hận thù, oán ghét, thù địch hoặc một trạng thái chống đối”. Đó là quyền lực mà bởi đó Sa Tan muốn trị vì chúng ta. (Ezra Taft Benson, “Beware of Pride”, Ensign, tháng Năm năm 1989, trang 4)

  • Em nghĩ tại sao tính kiêu ngạo cho phép Sa Tan có ảnh hưởng lớn hơn đến chúng ta?

  • Điều này khác như thế nào với cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khuyến khích chúng ta?

Ảnh hưởng của tính kiêu ngạo vào thời đó và thời nay

Vì tính kiêu ngạo của dân chúng, nên mọi thành phần trong xã hội bắt đầu bị ảnh hưởng. Hãy đọc 3 Nê Phi 6:20–30 hoặc 7:1–14, tìm kiếm các ví dụ về tính kiêu ngạo đã ảnh hưởng như thế nào đến các cá nhân và xã hội.

Hãy cân nhắc cho một nửa lớp đọc 3 Nê Phi 6:20–30 và nửa còn lại đọc 3 Nê Phi 7:1–14 theo các nhóm nhỏ. Hoặc hãy mời học viên chọn một trong các đoạn, đọc đoạn đó và chuẩn bị để báo cáo về những điều các em đã tìm thấy.

Hãy mời học viên liệt kê câu trả lời lên trên bảng cho câu hỏi tiếp theo. Học viên có thể tìm thấy những điều như sự chia rẽ, những công việc bí mật mà tà ác, âm mưu chống lại người ngay chính và tạo nên sự tức giận với những điều tốt đẹp.

  • Em đã tìm thấy những ví dụ nào về ảnh hưởng của tính kiêu ngạo trong các câu này?

  • Sa Tan sử dụng tính kiêu ngạo để dẫn dụ mọi người đến sự bất chính trong thời kỳ của chúng ta bằng những cách thức nào?

Khắc phục tính kiêu ngạo

Hãy suy nghĩ xem tính kiêu ngạo của em hoặc tính kiêu ngạo của những người khác đang ảnh hưởng như thế nào đến em và em có thể khắc phục tính kiêu ngạo và những ảnh hưởng của nó bằng cách nào.

Mặc dù tính kiêu ngạo gây ra rất nhiều sự hủy diệt, một số người đã chú ý đến những lời nói của vị tiên tri và tiếp tục noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Hãy đọc 3 Nê Phi 7:15–26, tìm kiếm những điều Nê Phi đã dạy cho dân chúng và việc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến họ. Có thể là hữu ích khi đánh dấu mỗi lần Đấng Cứu Rỗi được đề cập đến.

Học viên có thể viết những câu trả lời cho câu hỏi sau đây lên trên bảng. Khi viết câu trả lời của mình, các em có thể gạch bỏ ở trên bảng những ảnh hưởng của tính kiêu ngạo mà có thể được khắc phục bằng những câu trả lời mà các em liệt kê.

Học viên cũng có thể tìm thấy những đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà minh họa những cách thức khác để khắc phục tính kiêu ngạo.

  • Em tìm thấy những ví dụ nào trong các câu này về cách Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài đã giúp một số người khắc phục tính kiêu ngạo và sự bất chính?

Tình huống và những câu hỏi tiếp theo sau đây nhằm tạo cơ hội cho học viên bày tỏ rằng các em biết những cách khác nhau mà tính kiêu ngạo có thể ảnh hưởng đến mình, nhưng cũng biết được việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp các em khắc phục tính kiêu ngạo ra sao. Anh chị em có thể chọn điều chỉnh tình huống theo hướng làm cho tình huống đó có ý nghĩa hơn đối với học viên.

em thiếu niên nhìn có vẻ trung lập

Đây là Jim. Bạn ấy chưa biết điều đó, nhưng bạn ấy có vấn đề với tính kiêu ngạo.

  • Em nghĩ mình có thể thấy bằng chứng nào trong cuộc sống của Jim rằng bạn ấy có vấn đề với tính kiêu ngạo?

Học viên có thể nghĩ ra những điều liên quan đến 3 Nê Phi 6–7. Ví dụ, trong thâm tâm, bạn ấy phân loại mọi người thành các nhóm—các nhóm tốt và các nhóm xấu. Bạn ấy cũng làm một số điều mà bạn ấy biết là sai và giữ bí mật việc đó. Bạn ấy phản ứng bằng sự bực bội với những người khuyến khích bạn ấy thay đổi. Bạn ấy thường xuyên chỉ trích cha mẹ và giám trợ của mình về những điều họ yêu cầu bạn ấy làm.

Sau khi nhận thấy vấn đề của mình và nhận ra rằng có quá nhiều sự thất vọng lớn nhất trong cuộc sống của mình là hậu quả của tính kiêu ngạo, thì bạn ấy muốn có câu trả lời về cách loại bỏ tính kiêu ngạo.

  • Em sẽ đề xuất những giải pháp nào để giúp Jim vượt qua tính kiêu ngạo?

Hãy cân nhắc mời học viên tìm đến một người nào đó mà các em biết để hỏi những gợi ý về cách khắc phục tính kiêu ngạo. Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp chúng ta khắc phục tính kiêu ngạo và sự tà ác.