Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7: An Ma 53–3 Nê Phi 7


“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7: An Ma 53–3 Nê Phi 7”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7

An Ma 533 Nê Phi 7

em thiếu niên đang suy ngẫm trong khi học thánh thư

Việc suy ngẫm và đánh giá việc học tập thuộc linh của em có thể giúp em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp em ghi nhớ và đánh giá xem làm thế nào mà những kinh nghiệm của em với An Ma 533 Nê Phi 7 đã giúp em phát triển về phần thuộc linh.

Hãy mời học viên thường xuyên đánh giá việc học tập của các em.Bằng cách thường xuyên suy ngẫm về việc học tập và sự tiến triển của mình, học viên có thể đánh giá tốt hơn việc các em đang áp dụng các nguyên tắc phúc âm vào cuộc sống của mình như thế nào. Tạo cơ hội cho học viên hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của những thay đổi mà phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có thể tạo ra trong cuộc sống của các em.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên ôn lại những điều các em đã học được trong các tuần gần đây và chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ một cách mà các em có thể hoàn thành câu sau: “Một bài học từ An Ma 533 Nê Phi 7 mà tôi nghĩ là quan trọng để tôi ghi nhớ là … bởi vì …”

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội giải thích vai trò của các vị tiên tri, đánh giá những thái độ và mong muốn của các em, và suy ngẫm về các kế hoạch mà các em đã thực hiện để áp dụng những lời giảng dạy phúc âm. Quá trình nghiên cứu của học viên về An Ma 533 Nê Phi 7 có thể đã nhấn mạnh những lẽ thật khác với những lẽ thật trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, anh chị em có thể điều chỉnh các sinh hoạt sau đây để bao gồm những lẽ thật đó.

Tầm quan trọng của việc ghi nhớ

Phần bài học này nhằm giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc ghi nhớ những bài học quý giá mà các em đã học được trong khi nghiên cứu An Ma 533 Nê Phi 7. Đây có thể là một dịp tốt để mời học viên chia sẻ những câu trả lời của các em từ sinh hoạt chuẩn bị.

Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã dạy rằng từ quan trọng nhất trong từ điển có thể là ghi nhớ. (Xin xem “Circles of Exaltation” [bài nói chuyện dành cho các nhà giáo dục tôn giáo của Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội, ngày 28 tháng Sáu năm 1968], trang 5.)

  • Em nghĩ tại sao Chủ Tịch Kimball nói về những điều ông đã làm về từ ghi nhớ?

  • Em đã học được một số bài học nào từ An Ma 533 Nê Phi 7 mà quan trọng cho em để ghi nhớ? Tại sao?

Em có thể nhớ lại rằng Hê La Man đã khuyến khích các con trai Nê Phi và Lê Hi của ông ghi nhớ những bài học và những người quan trọng (xin xem Hê La Man 5:4–14). Tương tự như vậy, bài học này nhằm giúp em ghi nhớ những lẽ thật em đã học và những cam kết em đã thực hiện trong các tuần gần đây.

Hãy giải thích vai trò của các vị tiên tri

Trong phần này của bài học, anh chị em sẽ mời học viên giải thích vai trò của các vị tiên tri bằng cách sử dụng các câu chuyện về Nê Phi (Hê La Man 7–11) hoặc Sa Mu Ên người La Man (Hê La Man 13–16). Anh chị em có thể cân nhắc xếp học viên vào các cặp và cho mỗi bạn chọn một vị tiên tri khác nhau để diễn lại tình huống dưới đây hoặc một tình huống khác mà anh chị em chọn.

Hãy tưởng tượng rằng em cảm thấy được soi dẫn để mời một người bạn xem đại hội trung ương. Khi em chân thành cầu nguyện để hành động theo sự thúc giục này, em quyết định giải thích cho người bạn của mình biết vị tiên tri là ai và tại sao em hào hứng lắng nghe ông ấy. Em nhớ rằng em đã học về một số vị tiên tri vĩ đại trong Sách Mặc Môn mà có thể giúp em giải thích vai trò của một vị tiên tri cho người bạn của mình.

Nê Phi cầu nguyện trên tòa tháp trong vườn của ông
Sa Mu Ên người La Man trên bức tường thành

Học viên có thể tham khảo các mục nhật ký trong phần “Những lẽ thật về các vị tiên tri của Chúa” từ bài học “Hê La Man 7–10”.

Hãy chọn câu chuyện về Nê Phi (Hê La Man 7–11) hoặc Sa Mu Ên người La Man (Hê La Man 13–15). Ôn lại những câu chuyện của họ trong các chương liên quan bằng cách xem qua các câu và đọc các tiêu đề hoặc ghi chú của chương mà em có thể đã ghi trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Em có thể sử dụng câu chuyện này như thế nào để giải thích vai trò của các vị tiên tri cho người bạn của mình?

  • Em có thể đưa vào những câu nào từ thánh thư cho lời giải thích của mình?

    Nếu học viên cần trợ giúp trong việc xác định các câu thánh thư để chia sẻ, thì anh chị em có thể hướng dẫn các em đến các đoạn như Hê La Man 7:29; 8:22–23; 10:4–7; 11:23; 13:5; và 14:11–12.

  • Em có thể chia sẻ một số lẽ thật hoặc kinh nghiệm cá nhân nào khác để giúp người bạn của mình hiểu được tầm quan trọng của các vị tiên tri?

Khi học viên đã hoàn thành bài ôn tập về các vị tiên tri, thì hãy cân nhắc mời các em diễn lại tình huống ở trên bằng cách sử dụng những điều các em đã học được.

Đánh giá thái độ và những mong muốn của em

Sinh hoạt này có thể giúp học viên đánh giá những thái độ và mong muốn của các em để sống khiêm nhường theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy cân nhắc yêu cầu một học viên tình nguyện vẽ chu kỳ của tính kiêu căng lên trên bảng theo trí nhớ của em ấy. Anh chị em có thể khuyến khích các bạn cùng lớp giúp đỡ em ấy nếu cần.

sơ đồ chu kỳ của tính kiêu căng

Khi xem sơ đồ này, em có thể nhớ lại bằng chứng về chu kỳ của tính kiêu căng xuyên suốt Hê La Man 1–163 Nê Phi 1–7. Em cũng có thể nhận ra những ví dụ mà em đã thấy trong cuộc sống của chính mình hoặc trong thế giới xung quanh em.

Sử dụng bất kỳ điều chỉnh nào mà em có thể đã thực hiện cho phần tự đánh giá trong “Bài học về Hê La Man 11–12” để hoàn thành sinh hoạt sau đây.

Khi học Hê La Man 11–12, em có thể đã đánh giá những nỗ lực của mình để trở nên khiêm nhường. Em cũng có thể đã ghi lại một cam kết trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình để gia tăng tính khiêm nhường và khắc phục tính kiêu căng. Xem lại những điều em đã viết và suy ngẫm xem em đã làm gì với cam kết đó. Hãy suy ngẫm những câu hỏi sau đây và ghi lại câu trả lời của em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Vì sinh hoạt này mang tính cá nhân, học viên nên biết rằng các em sẽ không chia sẻ câu trả lời của mình.

  • Em đã làm gì trong những tuần gần đây để tưởng nhớ đến Chúa và tất cả những điều Ngài đã làm cho em? Em cảm thấy việc tưởng nhớ đến Chúa đã giúp em luôn khiêm nhường như thế nào?

  • Có bất kỳ thay đổi nào mà em muốn thực hiện để giúp em tưởng nhớ đến Chúa mỗi ngày và gia tăng tính khiêm nhường không?

Hãy suy ngẫm về kế hoạch xây đắp nền tảng của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Phần này của bài học có thể giúp học viên suy ngẫm về những kế hoạch mà các em đã thực hiện để xây đắp nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và chống lại những cám dỗ của quỷ dữ.

Trong những bài học gần đây, em đã nghiên cứu nhiều câu chuyện về các cá nhân đã thắng được những cuộc tấn công vào cuộc sống, tôn giáo và chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi nghiên cứu, em có thể đã thực hiện một số cam kết để giúp em xây đắp một nền tảng vững chắc hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô để chống lại các cuộc tấn công của Sa Tan.

Hãy mời học viên suy ngẫm và chia sẻ những câu chuyện các em đã nghiên cứu mà giúp củng cố nền móng của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và thắng được các cuộc tấn công của Sa Tan. Nếu các em cần trợ giúp để nhận ra các ví dụ, thì hãy cân nhắc trưng ra các hình ảnh sau đây với các phần tham khảo đi kèm. Anh chị em có thể chia lớp thành ba nhóm và mời mỗi nhóm xem lại một câu chuyện khác nhau và chia sẻ với cả lớp về những điều mà các em đã học được.

Lê Hôn Ti và A Ma Lịch Gia

Lê Hôn Ti và A Ma Lịch Gia (An Ma 47:10–18)

thành phố có tường và hào bao quanh

Lãnh binh Mô Rô Ni xây dựng những đồn lũy (An Ma 50:1–6)

ngôi nhà trên nền móng

Lời khuyên bảo của Hê La Man dành cho các con trai của ông (Hê La Man 5:12)

  • Chúng ta có thể học được một số bài học nào từ những câu chuyện này mà có thể giúp chúng ta chống lại cám dỗ?

Hãy giải thích cho học viên rằng các em sẽ được mời nhận định và đánh giá những mục tiêu mà các em đã thực hiện để xây đắp nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó, cả lớp sẽ cùng nhau thảo luận về một số kinh nghiệm và nhận xét của mình.

Anh chị em có thể mang các khối gỗ, cốc nhựa hoặc các vật dụng khác đến lớp để cho học viên xây dựng một nền móng. Hãy đưa cho mỗi học viên một trong các vật liệu xây dựng, và mời các em suy ngẫm những câu hỏi dưới đây và đánh giá sự tiến triển của các em. Sau khi đã cho các em có đủ thời gian rồi, hãy mời mỗi học viên chia sẻ bất kỳ câu trả lời nào mà các em cảm thấy thoải mái để chia sẻ. Khi các em chia sẻ, các em có thể thêm vật liệu của mình để xây một công trình chung cho cả lớp, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một nền móng vững chắc. Nếu các vật liệu xây dựng không có sẵn, thì anh chị em có thể mời mỗi học viên vẽ một viên gạch lên trên bảng khi các em chia sẻ, vẽ thêm vào phần vẽ của các học viên khác để tạo ra một nền móng vững chắc. Hãy giúp học viên hiểu rằng các em có thể hỗ trợ lẫn nhau khi các em phấn đấu xây đắp nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy suy ngẫm về những mục tiêu mà em đã thực hiện gần đây để xây đắp nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em đã có được những thành công nào trong nỗ lực xây đắp nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em đã thấy những trở ngại nào trong việc xây đắp một nền móng vững chắc? Em đã cố gắng vượt qua những trở ngại đó như thế nào?

  • Em đã được ban phước như thế nào khi phấn đấu xây đắp nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Điều đó đã tạo ra sự khác biệt gì cho em?

Hãy đọc lại Hê La Man 5:12, và thành tâm suy ngẫm xem có điều gì em nên bắt đầu, dừng lại hoặc tiếp tục làm để xây đắp một nền móng vững chắc hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô không. Nếu em cảm thấy cần phải điều chỉnh bất kỳ mục tiêu nào mà mình đã thực hiện, thì em có thể viết vào nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi nào khác cho phép em có thể thường xuyên suy ngẫm về những điều đó.