Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 19: Áp Dụng Các Đoạn Thông Thạo Giáo Lý


“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 19: Áp Dụng Các Đoạn Thông Thạo Giáo Lý”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 19”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 19

Áp Dụng Các Đoạn Thông Thạo Giáo Lý

các thiếu nữ cùng nhau nghiên cứu thánh thư

Việc học cách áp dụng những lời của Chúa trong thánh thư có thể ban phước cho em theo nhiều cách. Bài học này có thể giúp em áp dụng những lẽ thật từ các đoạn thông thạo giáo lý trong nửa sau của Sách Mặc Môn.

Thực hành áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý.Hãy cho học viên nhiều cơ hội để giải thích và áp dụng điều các em đã học được từ các đoạn thông thạo giáo lý. Hãy giúp học viên khám phá điều liên quan đến cá nhân các em trong các đoạn thánh thư và khuyến khích các em sống theo các nguyên tắc đã được dạy.

Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên chọn một hoặc hai đoạn thông thạo giáo lý và học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Đà thúc đẩy (Động lượng)

em thiếu nữ đang tận hưởng đạp xe

Để bắt đầu bài học, hãy suy nghĩ về việc mời một học viên lăn một quả bóng hoặc chiếc xe đồ chơi trước lớp. Hãy cân nhắc tạo độ dốc cho quả bóng có thể lăn xuống để minh họa cho sự gia tăng động lượng (đà thúc đẩy).

Hãy tưởng tượng rằng em đã đẩy hoặc đá một quả bóng. Điều gì có thể ảnh hưởng đến quãng đường hoặc tốc độ lăn của quả bóng?

Động lượng là một cách để mô tả sức mạnh hoặc lực của một vật thể chuyển động. Ví dụ, một chiếc xe đạp được đưa vào trạng thái chuyển động khi người điều khiển đạp bàn đạp, và nó giữ đà chuyển động khi người điều khiển duy trì sự cân bằng và tiếp tục đạp xe. Chiếc xe đạp lấy đà khi người điều khiển nỗ lực đạp nhanh hơn hoặc nếu đường dốc xuống.

  • Một số ví dụ khác về đà thúc đẩy tích cực là gì?

Anh chị em có thể muốn trưng ra lời phát biểu sau đây. Có thể là hữu ích khi đánh dấu những từ và cụm từ quan trọng khi học viên thảo luận những câu hỏi sau đây.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

17:18

Chúng ta chưa bao giờ cần cái đà thúc đẩy phần thuộc linh tích cực hơn như bây giờ để chống lại tốc độ mà điều ác và những dấu hiệu đen tối hơn của thời kỳ đang gia tăng. Đà thúc đẩy phần thuộc linh tích cực sẽ giúp cho chúng ta tiếp tục tiến bước giữa nỗi sợ hãi và tình trạng bấp bênh do đại dịch, sóng thần, núi lửa phun trào và các hành động thù địch có vũ trang gây ra. Đà thúc đẩy phần thuộc linh có thể giúp chúng ta chống lại những cuộc tấn công không ngừng và tà ác của kẻ nghịch thù cùng ngăn cản những nỗ lực của nó nhằm xói mòn nền tảng thuộc linh cá nhân của chúng ta. (Russell M. Nelson, “Sức Mạnh của Đà Thúc Đẩy Phần Thuộc Linh”, Liahona, tháng Năm năm 2022, trang 98)

  • Em sẽ mô tả như thế nào về đà thúc đẩy phần thuộc linh là gì và tại sao chúng ta cần nó?

    Có thể là hữu ích cho học viên nếu các em ghi lại những suy nghĩ của mình về các câu hỏi tự đánh giá sau đây. Theo sự thúc giục của Thánh Linh, hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em.

  • Em nghĩ mình cần thêm đà thúc đẩy phần thuộc linh trong những khía cạnh nào của cuộc sống? Em mong đợi sẽ nhận được những lợi ích nào?

Gia tăng đà thúc đẩy phần thuộc linh

Các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý giảng dạy giáo lý chân chính mà giúp chúng ta học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Khi noi theo Ngài trong đức tin, thì chúng ta có thể tạo ra và gia tăng đà thúc đẩy phần thuộc linh trong cuộc sống của mình.

biểu tượng tài liệu phát tay Hãy cho học viên nhiều thời gian để hoàn thành sinh hoạt sau đây. Anh chị em có thể muốn cho học viên cần được trợ giúp làm việc với một người bạn cùng cặp. Hãy cân nhắc chuẩn bị bản sao của tài liệu phát tay đã cung cấp cho học viên để sử dụng trong sinh hoạt này.

Nếu anh chị em chọn không sử dụng tài liệu phát tay, thì anh chị em có thể muốn vẽ hình ảnh sau đây lên trên bảng.

Đạt Được Đà Thúc Đẩy Phần Thuộc Linh qua Thông Thạo Giáo Lý

Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)—“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 19: Áp Dụng Các Đoạn Thông Thạo Giáo Lý”

hình vẽ một người đang chạy xe đạp trên một con đường có chướng ngại vật và đồi dốc

Hãy tưởng tượng rằng em là người đi xe đạp, và con đường tượng trưng cho cuộc sống của em. Em có thể nhận thấy đoạn đầu con đường của mình bằng phẳng như thế nào, nhưng sau đó em gặp phải những chướng ngại vật và những đoạn dốc đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn để vượt qua. Hãy nghĩ về đà thúc đẩy phần thuộc linh mà em cần để đi qua cuộc sống một cách thành công, những trở ngại và thử thách mà em có thể gặp phải.

Hãy nghiên cứu các cụm từ thánh thư then chốt trong thông thạo giáo lý mà em đã và đang học được, tìm kiếm các đoạn liên quan đến hành trình cá nhân của mình. Bên cạnh các con số tương ứng trên bức vẽ của em, hãy viết phần tham khảo của một đoạn thông thạo giáo lý mà đã hoặc có thể giúp em:

  1. Duy trì đà thúc đẩy và sự tiến triển phần thuộc linh hằng ngày.

  2. Tránh hoặc vượt qua một trở ngại khi em tin và hành động theo lẽ thật mà đoạn thánh thư dạy.

  3. Sử dụng quyền năng của Đấng Cứu Rỗi và vươn lên để đạt được các mục tiêu thuộc linh của em.

Đối với mỗi đoạn thông thạo giáo lý mà em đã chọn và đưa vào hình vẽ của mình, hãy ghi lại những suy nghĩ của em về ít nhất một trong số những ý kiến sau đây:

  • Một kinh nghiệm khi em cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của đoạn thông thạo giáo lý.

  • Cách em có thể áp dụng tốt hơn giáo lý hoặc nguyên tắc của đoạn đó vào cuộc sống của mình.

  • Lý do tại sao em cảm thấy đoạn thánh thư này sẽ ban phước cho em với quyền năng của Đấng Cứu Rỗi và gia tăng đà thúc đẩy phần thuộc linh của em.

  • Giáo lý này đã làm gia tăng tình yêu thương của em dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Để giúp học viên có tự tin để tự làm, hãy cân nhắc cho các em một ví dụ bằng cách viết một phần tham khảo thánh thư bên cạnh một con số thích hợp và thảo luận với học viên về cách đoạn thánh thư có thể áp dụng trong khía cạnh đó.

Cân nhắc trưng ra hoặc cung cấp cho học viên bảng biểu sau đây làm nguồn tài liệu khi các em tiếp tục nghiên cứu bài học này.

Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn: An Ma–Mô Rô Ni

Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 7:11–13

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Và Ngài sẽ đi ra ngoài đời để chịu đựng mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 34:9–10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Cần phải thực hiện sự chuộc tội, … một sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 39:9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Chớ đi theo sự thèm khát của mắt mình nữa”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 41:10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Sự tà ác có bao giờ là hạnh phúc đâu”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Hê La Man 5:12

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các con phải xây dựng nền móng của mình trên đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

3 Nê Phi 11:10–11

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Ta đã cam chịu theo ý muốn của Đức Chúa Cha trong mọi sự việc từ lúc ban đầu”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

3 Nê Phi 12:48

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Ta muốn các ngươi phải được toàn hảo như ta, hay như Cha các ngươi trên trời là toàn hảo vậy”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

3 Nê Phi 27:20

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy đến cùng ta và chịu phép báp têm … ngõ hầu các ngươi có thể được thánh hóa nhờ thụ nhận Đức Thánh Linh”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Ê The 12:6

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các người không thể nhận được bằng chứng cho đến khi đức tin của các người đã được thử thách”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Ê The 12:27

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Nếu loài người đến cùng ta … thì lúc đó ta sẽ làm cho những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ đối với họ”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Rô Ni 7:45–48

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Rô Ni 10:4–5

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Cầu vấn với một tấm lòng chân thành, với chủ ý thật sự cùng có đức tin nơi Đấng Ky Tô … [và] bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, các người sẽ có thể biết được lẽ thật của tất cả mọi điều”.

Khi học viên hoàn thành, hãy cân nhắc mời các em chia sẻ những đoạn đã ảnh hưởng sâu sắc nhất đến các em. Hãy lắng nghe kỹ và đặt ra thêm các câu hỏi để giúp học viên gia tăng lòng biết ơn của các em về cách Chúa có thể giúp các em gia tăng đà thúc đẩy phần thuộc linh của mình. Khuyến khích các em chia sẻ chứng ngôn của mình về Chúa và các em đang trở nên giống như Ngài hơn như thế nào.