Lớp Giáo Lý
3 Nê Phi 17: “Ta Hết Sức Thương Hại Các Ngươi”


“3 Nê Phi 17: ‘Ta Hết Sức Thương Hại Các Ngươi’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“3 Nê Phi 17”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

3 Nê Phi 17

“Ta Hết Sức Thương Hại Các Ngươi”

Đấng Ky Tô chữa lành cho một người phụ nữ

Đám đông người Nê Phi đã trải qua một ngày dài khi Đấng Cứu Rỗi phán đã đến lúc Ngài rời đi. Tuy nhiên, những giọt nước mắt của họ và niềm mong mỏi Ngài sẽ ở nán lại với họ lâu hơn chút nữa đã làm Ngài cảm động. Với lòng trắc ẩn được thể hiện một cách kỳ diệu, Ngài đã chữa lành cho họ, cầu nguyện với họ, và ban phước cho con cái của họ từng đứa trẻ một. Bài học này có thể giúp em cảm nhận được lòng trắc ẩn mà Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình.

Sử dụng các video Sách Mặc Môn. Các video Sách Mặc Môn là để giúp học viên có những kinh nghiệm có ý nghĩa với thánh thư. Những video này không nhằm thay thế việc đọc thánh thư. Hãy xác định một cách khôn ngoan về thời gian và cách thức sử dụng các video để nâng cao những kinh nghiệm của học viên với thánh thư.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên suy nghĩ về những lúc mà các em đã cảm nhận được lòng thương xót, lòng trắc ẩn hoặc tình yêu thương từ Thượng Đế. Học viên có thể chuẩn bị để chia sẻ về những kinh nghiệm này đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của các em với Ngài.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sự sáng suốt của Đấng Cứu Rỗi

Hãy tưởng tượng rằng em vừa trải qua một ngày với Đấng Cứu Rỗi và Ngài phán rằng đã đến lúc Ngài rời đi.

Để giúp học viên hình dung được sự kiện này, anh chị em có thể cho học viên xem video “Jesus Christ and Angels Minister with Compassion” (11:59), có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 0:12 đến 1:30.

11:60
  • Em có thể cảm thấy như thế nào trong tình huống này?

Hãy giúp học viên nhớ lại những điều các em đã học được về Đấng Cứu Rỗi từ 3 Nê Phi 11–16. Các em có thể ôn lại những điều mình đã viết trong nhật ký ghi chép việc học tập ở phần “Tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô trong 3 Nê Phi”.

Trước khi các em trả lời câu hỏi sau đây, có thể là hữu ích khi yêu cầu học viên liệt kê lên trên bảng các động từ mô tả những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm.

  • Những hành động của Đấng Cứu Rỗi cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho dân Nê Phi như thế nào?

Hôm nay, em sẽ đọc thêm về cách Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện lòng trắc ẩn nhân từ của Ngài giữa dân Nê Phi. Khi em nghiên cứu, hãy suy nghĩ về những điều mà các hành động của Ngài dạy về thiên tính của Ngài. Hãy chú ý đến cảm nghĩ của em về Ngài.

Có thể là hữu ích khi biết rằng tất cả các sự kiện được ghi lại trong 3 Nê Phi 11–17 đã xảy ra trong cùng một ngày.

Hãy đọc 3 Nê Phi 17:1–6, và tìm kiếm những điều em có thể học được về Chúa Giê Su Ky Tô từ những lời nói và hành động của Ngài.

  • Em đã tìm thấy những điều gì trong các câu này?

Học viên có thể khám phá một nguyên tắc tương tự như sau: Bằng cách suy ngẫm và cầu nguyện lên Đức Chúa Cha, chúng ta chuẩn bị tâm trí của mình để nhận được sự hiểu biết sâu sắc hơn.

Nếu em muốn tìm hiểu nguyên tắc này nhiều hơn, hãy xem phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”.

Em có thể đã nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Chúa Giê Su Ky Tô tràn đầy lòng trắc ẩn đối với tôi. Hãy cân nhắc ghi chép lẽ thật này gần câu 6.

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Thật là ý nghĩa để nhận thấy rằng những hành động trắc ẩn của Chúa Giê Su không phải là những biểu hiện thỉnh thoảng hay bắt buộc, dựa trên một bản liệt kê các nhiệm vụ cần phải hoàn thành, mà là những sự biểu lộ hằng ngày về tính chân thật của tình yêu thương thanh khiết của Ngài dành cho Thượng Đế và con cái của Ngài, và ước muốn vĩnh cửu của Ngài để giúp đỡ họ. (Ulisses Soares, “Lòng Trắc Ẩn Vĩnh Cửu của Đấng Cứu Rỗi”, Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 14)

  • Bằng lời của riêng em, Anh Cả Soares giảng dạy điều gì về lòng trắc ẩn của Đấng Cứu Rỗi?

Lòng trắc ẩn của Đấng Cứu Rỗi

Phần còn lại của 3 Nê Phi 17 cho thấy bản tính đầy lòng trắc ẩn của Đấng Cứu Rỗi. Hãy nhớ rằng những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã làm trong 3 Nê Phi 17 là vì Ngài hiểu được những ước muốn ngay chính của dân Nê Phi và Ngài thực sự muốn ở cùng và ban phước cho họ.

Mục đích của sinh hoạt sau đây là nhằm giúp học viên phát triển tình thương yêu lớn lao hơn dành cho Đấng Cứu Rỗi qua việc hình dung bản tính đầy lòng trắc ẩn của Ngài. Học viên có thể đã luyện tập kỹ năng này trong khi nghiên cứu 3 Nê Phi 11. Việc tập lại kỹ năng này có thể giúp học viên gia tăng khả năng sử dụng kỹ năng đó.

Hãy trưng ra những câu hỏi và các đoạn sau đây. Hãy mời học viên chọn xem các em muốn nghiên cứu đoạn nào và yêu cầu các em suy ngẫm về các câu hỏi khi nghiên cứu. Học viên có thể trả lời những câu hỏi này trong nhật ký ghi chép việc học tập ở phần “Tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô trong 3 Nê Phi”.

Hãy cân nhắc cho phép học viên chọn học một mình hoặc yên lặng học cùng một người bạn.

  • Khoảnh khắc nào có lẽ là đặc biệt nhất đối với em? Tại sao?

  • Điều gì đã gây ấn tượng cho em về cách Chúa Giê Su phục sự?

  • Những lời nói và hành động của Ngài ảnh hưởng như thế nào đến cách mà em cảm nhận về Ngài?

11:60

Hãy cân nhắc trưng ra những câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để suy nghĩ về các câu hỏi đó trước khi trả lời.

  • Nếu em có mặt ở đó, thì kinh nghiệm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em nghĩ Chúa Giê Su Ky Tô bày tỏ lòng trắc ẩn như thế nào đối với chúng ta ngày nay?

  • Em cảm thấy có động lực làm điều gì để cho thấy tình yêu thương của mình dành cho Chúa Giê Su Ky Tô?

Nếu có thời gian, hãy cân nhắc hát một bài thánh ca về tình yêu thương và lòng trắc ẩn của Đấng Cứu Rỗi.

Nếu thích hợp, hãy mời học viên chia sẻ điều các em đã cảm nhận được trong bài học hôm nay. Hãy khuyến khích các em tiếp tục tìm kiếm bằng chứng về lòng trắc ẩn của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình.