Lớp Giáo Lý
3 Nê Phi 17–19: Khái Quát


“3 Nê Phi 17–19: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“3 Nê Phi 17–19”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

3 Nê Phi 17–19

Khái Quát

Sau khi giảng dạy cho đám đông, Đấng Cứu Rỗi phán đã đến lúc Ngài phải đi. Tuy nhiên, những giọt nước mắt của họ và niềm mong mỏi Ngài sẽ ở nán lại với họ lâu hơn chút nữa đã làm Ngài cảm động. Với lòng trắc ẩn được thể hiện một cách kỳ diệu, Ngài đã chữa lành cho họ, cầu nguyện với họ, và ban phước cho con cái của họ từng đứa trẻ một. Ngài đã hướng dẫn cho họ về giáo lễ Tiệc Thánh, và Ngài chỉ cho họ cách cầu nguyện. Sau đó, Ngài rời đi, và ngày hôm sau, đám đông lại tụ họp. Họ được làm phép báp têm và được dẫy đầy Đức Thánh Linh, và các thiên sứ phục sự họ. Chúa Giê Su đã hiện ra một lần nữa và tiếp tục dạy dỗ họ.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

3 Nê Phi 17

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm nhận được lòng trắc ẩn mà Chúa Giê Su Ky Tô dành cho các em.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên suy nghĩ về những lúc mà các em đã cảm nhận được lòng thương xót, lòng trắc ẩn hoặc tình yêu thương từ Thượng Đế. Học viên có thể chuẩn bị để chia sẻ về những kinh nghiệm này đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của các em với Ngài.

  • Video:Jesus Christ and Angels Minister with Compassion” (11:59; xem từ phút 0:12 đến 1:30 và 1:30 đến 11:45)

  • Nội dung cần trưng ra: Các câu thánh thư để học viên tập hình dung

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để giúp học viên tập hình dung những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm trong 3 Nê Phi 17:7–25, anh chị em có thể đăng các liên kết đến các video kèm theo mã thời gian của đoạn cần xem. Nếu muốn, học viên có thể tắt tiếng micrô và tắt camera của mình trong khi xem video. Sau khi đã thấy có đủ thời gian rồi, hãy mời học viên chia sẻ những đoạn phim nào có ý nghĩa nhất đối với các em.

3 Nê Phi 18:1–14

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên có những kinh nghiệm có ý nghĩa khi tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi khi các em dự phần Tiệc Thánh.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên suy ngẫm xem những kinh nghiệm Tiệc Thánh của các em có ý nghĩa như thế nào. Hãy khuyến khích học viên suy ngẫm về những điều các em có thể làm để cải thiện những kinh nghiệm đó.

  • Video:Jesus Christ Introduces the Sacrament to the People” (10:49; xem từ phút 0:12 đến 6:12)

  • Nội dung cần trưng ra: Phần tự đánh giá về Tiệc Thánh

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc sử dụng chức năng bảng trắng để tạo bảng biểu về cách để có một kinh nghiệm có ý nghĩa hơn liên quan đến Tiệc Thánh. Hãy liệt kê các câu trả lời của học viên ở mỗi bên của bảng biểu.

3 Nê Phi 18:15–39; 19:19–29

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên tuân theo những lời giảng dạy và tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô để luôn cầu nguyện và có những lời cầu nguyện có ý nghĩa hơn.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên đọc hoặc nghe bài nói chuyện của Chủ Tịch M. Russell Ballard “Vậy, Hãy Tỉnh Thức Luôn và Cầu Nguyện” (Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 77–79), và tìm kiếm những lẽ thật mà có thể giúp các em cải thiện những lời cầu nguyện cá nhân.

  • Nội dung cần trưng ra: Hãy viết câu sau đây lên trên bảng: Nếu tôi muốn tìm hiểu về , thì tôi sẽ làm theo tấm gương của bởi vì .

  • Video:The Disciples Minister and Jesus Christ Prays for the People” (7:30; xem từ phút 3:05 đến 7:18)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy mời học viên sử dụng tính năng trò chuyện để hoàn thành các câu “Tôi có thể làm theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về lời cầu nguyện bằng cách …” và “Tôi có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong lời cầu nguyện bằng cách …”

3 Nê Phi 19

Mục đích của bài học: Mục đích của bài học này là để giúp học viên hiểu rõ hơn về cách nhận được những phước lành của Đức Thánh Linh.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên nghiên cứu phần “Các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô tìm kiếm ân tứ của Đức Thánh Linh” có trong đề cương học 3 Nê Phi 17–19 của Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Gia Đình và Giáo Hội: Sách Mặc Môn năm 2024 và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những điều các em đã học và cảm nhận được khi làm như vậy.

  • Video:Having the Holy Ghost” (2:56)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc chỉ định một nửa số học viên của anh chị em thực hiện sinh hoạt A và nửa còn lại thực hiện sinh hoạt B. Hãy yêu cầu học viên chuẩn bị để chia sẻ những điều các em đã học được với một người bạn cùng lớp. Sau khi đã thấy có đủ thời gian để nghiên cứu, hãy xếp học viên vào các phòng thảo luận nhóm để các em có thể dạy cho nhau. Nếu có thể, hãy ghép đôi những học viên đã nghiên cứu các sinh hoạt khác nhau.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 20

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ cho học viên một cơ hội để học thuộc lòng các phần tham khảo thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt của các em, thậm chí là học thuộc lòng toàn bộ các đoạn.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên xem lại 12 đoạn thông thạo giáo lý cuối cùng trong Sách Mặc Môn và chọn một (hoặc một vài cụm từ thánh thư then chốt) mà các em cảm thấy sẽ hữu ích để học thuộc lòng. Hãy yêu cầu học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ các tình huống trong đó việc học thuộc lòng đoạn này (hoặc các cụm từ này) có thể giúp các em và lý do tại sao.

  • Nội dung cần trưng ra: Bảng biểu về những phần tham khảo thông thạo giáo lý từ An Ma đến Mô Rô Ni

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc chia học viên vào các phòng họp nhỏ để tập học thuộc lòng các câu thánh thư thông thạo giáo lý. Một cách để các em có thể luyện tập là lặp lại cụm từ thánh thư then chốt hoặc toàn bộ đoạn bằng cách đổi vị trí các từ.