Lớp Giáo Lý
3 Nê Phi 18:15–39; 19:19–29: “Cầu Nguyện Luôn Luôn”


“3 Nê Phi 18:15–39; 19:19–29: ‘Cầu Nguyện Luôn Luôn’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“3 Nê Phi 18:15–39; 19:19–29”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

3 Nê Phi 18:15–39; 19:19–29

“Cầu Nguyện Luôn Luôn”

Chúa Giê Su Ky Tô đang cầu nguyện ở châu Mỹ

Nhiều người cầu nguyện mỗi ngày. Một số lời cầu nguyện có thể có ý nghĩa hơn những lời cầu nguyện khác. Chúa Giê Su Ky Tô không chỉ dạy các môn đồ của Ngài “phải luôn luôn cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha” (3 Nê Phi 18:19), mà Ngài còn chỉ cho họ cách cầu nguyện. Bài học này có thể giúp em tuân theo những lời giảng dạy và tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô để luôn luôn cầu nguyện và có những lời cầu nguyện có ý nghĩa hơn.

Thường xuyên cầu nguyện cho học viên của anh chị em. Cha Thiên Thượng biết rõ từng học viên của anh chị em. Khi anh chị em cầu nguyện lên Ngài về học viên của mình, thì Ngài có thể giúp anh chị em nhận biết được các nhu cầu của học viên và soi dẫn cho anh chị em về những cách để đáp ứng những nhu cầu đó. Hãy lắng nghe những sự thúc giục có thể đến khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy hay trong suốt bài học.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên đọc hoặc nghe bài nói chuyện của Chủ Tịch M. Russell Ballard “Vậy, Hãy Tỉnh Thức Luôn và Cầu Nguyện” (Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 77–79), và tìm kiếm những lẽ thật mà có thể giúp các em cải thiện những lời cầu nguyện cá nhân.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Ví dụ

Hãy viết câu dưới đây với các khoảng trống lên trên bảng và cho phép một số học viên chia sẻ xem các em sẽ điền vào chỗ trống ra sao.

Hãy nghĩ về một tài năng, kỹ năng hoặc thuộc tính mà em muốn phát triển. Hãy xác định những người em biết mà có tài năng, kỹ năng hoặc thuộc tính đó. Sử dụng những suy nghĩ này, hãy điền vào các chỗ trống sau đây theo một vài cách khác nhau:

  • Nếu tôi muốn tìm hiểu về , thì tôi sẽ làm theo tấm gương của bởi vì .

Hãy làm lại bài tập bằng cách điền vào chỗ trống đầu tiên của câu sau đây với điều em muốn học hỏi từ Đấng Cứu Rỗi và đưa ra lý do vào chỗ trống cuối cùng.

  • Nếu tôi muốn tìm hiểu về , thì tôi sẽ làm theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì .

Trong giáo vụ của Ngài ở Châu Mỹ, Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy cho dân chúng bằng lời nói và tấm gương.

Hãy đọc 3 Nê Phi 18:16, 24, và tìm kiếm một tấm gương mà Chúa Giê Su đã nêu ra.

  • Đấng Cứu Rỗi đã muốn dân chúng học được điều gì từ tấm gương của Ngài?

Học viên có thể tự đánh giá những lời cầu nguyện hiện tại của mình bằng cách sử dụng thang điểm sau đây. Việc làm như vậy có thể mời Đức Thánh Linh giúp các em biết làm cách nào mà những lời dạy và tấm gương của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp các em cải thiện những lời cầu nguyện cá nhân.

Hãy xếp hạng những điều sau đây theo thang điểm từ 1 đến 5, với 5 là cao nhất:

  • Tôi cầu nguyện mỗi ngày.

  • Tôi giao tiếp và cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng khi tôi cầu nguyện.

  • Tôi cảm thấy có mong muốn cải thiện những lời cầu nguyện cá nhân của mình.

Hãy mời học viên thảo luận về những thử thách thường gặp để có lời cầu nguyện có ý nghĩa—ví dụ: khó dành ra thời gian để cầu nguyện, không biết phải nói gì, không nhận được câu trả lời hoặc những thử thách khác. Sau đó, học viên có thể tìm kiếm các giải pháp khi học tập thánh thư.

Khi em tiếp tục nghiên cứu 3 Nê Phi 18, hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để giúp em biết mình có thể làm gì để cải thiện những lời cầu nguyện cá nhân. Hãy tuân theo những lời giảng dạy và tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô khi em tìm cách cải thiện.

Những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về việc cầu nguyện

Hãy đọc 3 Nê Phi 18:15, 18–23, và tìm kiếm những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy về việc cầu nguyện. Anh chị em cũng có thể đọc lời chỉ dẫn của Đấng Cứu Rỗi về việc cầu nguyện từ bài giảng của Ngài tại đền thờ trong 3 Nê Phi 13:5–13.

Học viên có thể hoàn thành câu sau đây trên bảng:

  • Tôi có thể làm theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về việc cầu nguyện bằng cách …

Hãy dành đủ thời gian để thảo luận những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi. Hãy sẵn lòng để cuộc thảo luận tập trung vào những điều học viên cảm thấy cần. Ví dụ, cả lớp có thể dành thời gian để nói về sự cầu nguyện giúp chúng ta chống lại cám dỗ ra sao, ban phước cho các gia đình như thế nào hoặc làm sao để chúng ta có thể cầu xin các phước lành trong lời cầu nguyện. Em có thể nghiên cứu thêm về những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về việc cầu nguyện trong Lu Ca 11:1–13.

Anh chị em cũng có thể sử dụng một số câu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo” như một phần của cuộc thảo luận.

  • Em nghĩ những lời giảng dạy nào của Chúa Giê Su về việc cầu nguyện có thể giúp em nhiều nhất? Tại sao?

Ví dụ về lời cầu nguyện của Đấng Cứu Rỗi

Hãy tưởng tượng sẽ như thế nào nếu được nghe Chúa Giê Su Ky Tô cầu nguyện cho em. Em nghĩ Ngài sẽ cầu nguyện điều gì thay cho em? Hãy nghĩ về những cảm nghĩ mà em có thể có và những cảm nghĩ đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến những lời cầu nguyện của riêng em.

Anh chị em có thể chia lớp học thành các nhóm nhỏ và chỉ định cho mỗi nhóm một trong các bộ câu thánh thư sau đây để đọc và báo cáo.

Hãy giúp học viên thấy Chúa Giê Su đã cầu nguyện lên ai, Ngài đã cầu nguyện cho ai, Ngài đã cầu nguyện cho điều gì, tại sao Ngài cầu nguyện, thái độ của Ngài trong lời cầu nguyện, v.v. Một cách để thực hiện điều này là cho học viên trả lời “Ai?” “Điều gì?” “Tại sao?” và “Như thế nào?”

Khi thảo luận về lý do tại sao Chúa Giê Su cầu nguyện, anh chị em có thể giúp học viên nhận thấy một trong những lý do mà Chúa Giê Su cầu nguyện là để giao tiếp với Đức Chúa Cha của Ngài, là Đấng mà Ngài yêu thương.

Anh chị em có thể cho học viên xem video “The Disciples Minister and Jesus Christ Prays for the People” từ phút 3:05 đến 7:18, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, và mời học viên dò theo cùng với các câu trong 3 Nê Phi 19.

7:30

Hãy mời học viên hoàn thành câu sau đây trên bảng:

  • Tôi có thể noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi trong lời cầu nguyện bằng cách …

  • Em đã học được điều gì về cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi về mình?

  • Em nghĩ việc noi theo tấm gương của Ngài có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào trong những lời cầu nguyện của mình?

Những lời cầu nguyện cá nhân của chúng ta

Hãy giúp học viên nghĩ về những kinh nghiệm có ý nghĩa mà các em đã có được qua việc cầu nguyện. Học viên có thể nghĩ về thời điểm khi các em có thể đã cầu nguyện để chống lại sự cám dỗ hoặc để được giúp đỡ trong một thử thách. Các em có thể nghĩ về thời điểm khi gia đình mình đã được ban phước qua lời cầu nguyện, khi các em đã cầu nguyện cho người khác, hoặc khi các em cầu xin những phước lành. Hãy mời học viên chia sẻ xem việc cầu nguyện đã ban phước cho các em như thế nào. Hãy nhắc nhở học viên đừng chia sẻ những kinh nghiệm quá thiêng liêng hay quá riêng tư.

Hãy chia sẻ với học viên về việc anh chị em đã được ban phước như thế nào khi anh chị em noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và những lời dạy của Ngài về lời cầu nguyện. Hãy xem lại những câu đã hoàn thành trên bảng, và thảo luận về những lời giảng dạy và tấm gương của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp ích như thế nào với những thử thách của việc cầu nguyện được đề cập đến trước đó.

Hãy chọn ít nhất một trong những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi hoặc một điều gì đó mà Ngài đã làm gương trong việc cầu nguyện mà em có thể đưa vào những lời cầu nguyện cá nhân của mình. Hãy tạo một lời nhắc và bắt đầu hành động ngay hôm nay. Khi làm như vậy, hãy chú ý xem điều đó giúp những lời cầu nguyện của em có ý nghĩa hơn như thế nào và điều đó ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng.

Em có thể muốn thêm một số điều đã học được ngày hôm nay vào mục nhật ký “Tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô trong 3 Nê Phi”.

Anh chị em có thể muốn mời học viên thêm vào mục nhật ký “Tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô trong 3 Nê Phi”.