Lớp Giáo Lý
3 Nê Phi 15–16: “Một Đàn Chiên và Một Người Chăn Chiên”


“3 Nê Phi 15–16: ‘Một Đàn Chiên và Một Người Chăn Chiên’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“3 Nê Phi 15–16”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

3 Nê Phi 15–16

“Một Đàn Chiên và Một Người Chăn Chiên”

Đấng Ky Tô ân cần ôm một con chiên con

Khi Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy cho dân chúng ở xứ Phong Phú, Ngài đã thể hiện tình yêu thương của Ngài dành cho mỗi cá nhân. Mỗi người đều được mời đến và trải nghiệm tình yêu thương của Ngài dành cho chính họ (xin xem 3 Nê Phi 11). Sau đó, Ngài đã giúp họ hiểu rằng Ngài cũng cảm nhận được tình thương yêu này dành cho tất cả con cái của Thượng Đế. Ngài muốn mọi người ở khắp mọi nơi được tính vào trong số đàn chiên của Ngài. Bài học này nhằm giúp em cảm nhận được mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để quy tụ em và mọi người đến cùng Ngài.

Nuôi dưỡng một môi trường chấp nhận và tôn trọng. Hãy cố gắng hiểu về gia cảnh và tình trạng của mỗi học viên. Anh chị em có thể giúp học viên cảm thấy có cảm giác thuộc về bằng cách mời các em chia sẻ những quan điểm độc đáo của các em và cho các em biết rằng những đóng góp của các em đều được quý trọng.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm xem các em sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào: “Các em đã thấy bằng chứng nào cho thấy Đấng Cứu Rỗi muốn quy tụ mọi người đến cùng Ngài?”

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Danh xưng và danh hiệu của Đấng Ky Tô

Hãy cân nhắc đặt một bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô ở giữa bảng. Hãy mời học viên làm việc theo nhóm nhỏ để xem các em có thể nhớ hoặc tìm thấy bao nhiêu danh xưng và danh hiệu khác nhau của Ngài trong hai đến ba phút. Sau đó, hãy mời mỗi nhóm chọn một trong số các danh xưng hoặc danh hiệu của Ngài mà các em muốn chia sẻ với cả lớp. Sau đây là một vài ví dụ từ Sách Mặc Môn.

Lưu ý: Nếu học viên của anh chị em sẽ có được lợi ích từ việc tham gia tích cực hơn, hãy xem “Một cách khác để bắt đầu bài học” trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”.

  • Một trong những danh xưng hoặc danh hiệu yêu thích của em về Ngài là gì? Danh xưng hoặc danh hiệu này dạy cho em điều gì về Ngài?

Chiên của Đấng Cứu Rỗi

Trong 3 Nê Phi 15–16, Chúa Giê Su tiếp tục giảng dạy cho dân chúng ở gần đền thờ trong xứ Phong Phú. Sau khi giải thích rằng luật pháp Môi Se đã được ứng nghiệm nơi Ngài, thì Ngài đã chia sẻ một danh xưng củaNgài mà có thể giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ của chúng ta với Ngài.

Hãy đọc 3 Nê Phi 15:17 và cân nhắc đánh dấu danh xưng mà Chúa Giê Su đã tự dành cho Ngài.

Cân nhắc thay bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô trên bảng bằng bức tranh về Ngài với tư cách là một người chăn chiên, chẳng hạn như bức tranh ở đầu bài học này. Hãy mời học viên im lặng suy ngẫm về vai trò của Ngài với tư cách là Đấng Chăn Chiên của chúng ta bằng cách sử dụng những gợi ý như trong đoạn sau đây.

Chúng ta thường được so sánh với những con chiên mà thường rời xa Chúa Giê Su và trở nên lạc lối và bị phân tán. Hãy suy ngẫm một chút rằng liệu phép liên tưởng đó có lúc nào chính xác trong cuộc sống của em không. Có khi nào em đã rời xa Đấng Chăn Chiên của mình là Chúa Giê Su Ky Tô, hoặc em có những người thân yêu đã rời xa khỏi Ngài không?

  • Việc hiểu được những cảm nghĩ của Chúa Giê Su đối với đàn chiên bị phân tán của Ngài có thể ảnh hưởng như thế nào đến hy vọng trở lại cùng Ngài của một người nào đó?

“Các chiên khác”

Hãy cân nhắc trưng ra bức tranh sau đây để giúp học viên hình dung một “một đàn chiên”.

chiên trong đàn chiên

Những người chăn chiên trong thời của Đấng Cứu Rỗi thường tạo ra những “đàn chiên” khép kín, giống như đàn chiên trong bức tranh này, để giữ cho chiên của họ an toàn khỏi thú săn mồi và những mối nguy hiểm khác. Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi là một ví dụ về đàn chiên là nơi Ngài bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hiểm trên thế gian.

Hãy cân nhắc trưng ra hai phần tham khảo thánh thư sau đây và các câu hỏi theo sau mỗi phần tham khảo. Anh chị em có thể chia học viên thành các cặp để đọc các đoạn thánh thư và thảo luận các câu hỏi liên quan.

Giăng 10:14–16 (Chúa Giê Su phán cùng “chiên” Ngài ở Y Sơ Ra Ên thời xưa)

  • Em nghĩ việc Chúa Giê Su quen chiên của Ngài và chiên Ngài quen Ngài có nghĩa là gì?

3 Nê Phi 15:13–17, 21 (Chúa Giê Su phán cùng “chiên” Ngài ở châu Mỹ thời xưa)

Sau khi học viên đã thảo luận về câu hỏi trước, anh chị em có thể chia các em thành các cặp để đóng kịch. Các em có thể tưởng tượng việc đưa Sách Mặc Môn cho một người bạn thuộc tín ngưỡng khác mà sẵn lòng chấp nhận sách đó nếu các em có thể cho thấy rằng những người trong Sách Mặc Môn được đề cập đến trong Kinh Thánh. Học viên có thể sử dụng Giăng 10:163 Nê Phi 15:21 để giải thích rằng Chúa Giê Su đã đề cập đến những người trong Sách Mặc Môn khi Ngài dạy cho các môn đồ của Ngài ở Giê Ru Sa Lem. Hãy lắng nghe những lời giải thích của học viên và giúp đỡ các em nếu cần.

Sau đó, trưng ra cho các cặp xem phần tham khảo và câu hỏi sau đây để thảo luận.

3 Nê Phi 16:1–3 (Những “chiên” này bao gồm “các chi tộc thất lạc của Y Sơ Ra Ên” [3 Nê Phi 17:4].)

  • Lệnh truyền của Cha Thiên Thượng trong những câu này dạy cho em điều gì về Ngài?

Đấng Chăn Hiền Lành

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những chương này là Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn quy tụ mọi người vào đàn chiên của Đấng Cứu Rỗi.

  • Chúa Giê Su bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm nào ở thời hiện đại trong đàn chiên của Ngài?

Anh chị em có thể viết lên trên bảng một số mối nguy hiểm mà học viên đề cập đến.

Hãy đọc 1 Nê Phi 22:25, 283 Nê Phi 16:11–13, tìm kiếm các mô tả về công việc quy tụ của Đấng Chăn Chiên trong thời kỳ của chúng ta.

  • Những từ và cụm từ nào mô tả những người mà Đấng Chăn Chiên của chúng ta mong muốn quy tụ? Chúng ta được yêu cầu điều gì để chấp nhận lời mời gọi nhân từ của Ngài?

Quy tụ vào đàn chiên của Đấng Cứu Rỗi

Khi nghiên cứu phần này, em có thể nhớ đến một người bạn hiện không được hưởng trọn vẹn các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi ban cho những người trong đàn chiên của Ngài (tức là Giáo Hội). Họ có thể đã rời xa Giáo Hội của Ngài, hoặc họ có thể chưa chịu phép báp têm.

Hãy đọc các đoạn thánh thư sau đây và lời phát biểu của Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Hoặc em có thể xem video “Đấng Chăn Hiền Lành của Chúng Ta”, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 3:13 đến 4:44. Hãy tìm kiếm những điều em muốn người bạn của mình biết về Đấng Chăn Chiên của chúng ta.

15:21

Là Đấng Chăn Hiền Lành, Chúa Giê Su Ky Tô xem bệnh tật ở chiên của Ngài như là một tình trạng cần có phải được điều trị, chăm sóc và lòng trắc ẩn. Người chăn chiên này, Đấng Chăn Hiền Lành của chúng ta, thấy vui mừng khi nhìn thấy con chiên đang mắc bệnh của Ngài đang được chữa lành. …

Giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi quả thật được tiêu biểu bởi tình yêu thương, lòng trắc ẩn, và sự đồng cảm. Ngài đã không bước đi một cách khinh miệt trên các con đường bụi bặm ở Ga Li Lê và Giu Đê, đã không chùn bước khi thấy những người phạm tội. Ngài không lẩn tránh họ bằng nỗi kinh tởm khinh khi. Không, Ngài đã cùng ăn với họ. Ngài đã giúp đỡ, ban phước, nâng đỡ, và gây dựng, cùng thay thế nỗi sợ hãi và thất vọng với niềm hy vọng và niềm vui. Giống như một người chăn chiên đích thực, Ngài tìm kiếm và tìm ra chúng ta để cứu giúp và ban cho niềm hy vọng. (Dale G. Renlund, “Đấng Chăn Hiền Lành của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 30)

  • Em muốn người bạn mình biết được điều gì về Đấng Chăn Chiên của chúng ta từ các đoạn này và từ lời phát biểu của Anh Cả Renlund? Tại sao?

  • Có một số ví dụ nào về cách Đấng Cứu Rỗi đã quy tụ mọi người đến cùng Ngài? (Điều này có thể bao gồm một người mà em quen biết, những người trong thánh thư hoặc thậm chí là em.)

Hãy mời học viên suy nghĩ về cách Đấng Cứu Rỗi cảm nhận về các em. Sau đó, hãy mời các em chia sẻ xem làm thế nào mà các em biết rằng lời của bài thánh ca dạy lẽ thật (dựa trên những điều các em đã cảm nhận, nhìn thấy hoặc trải qua).

Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để quy tụ tất cả mọi người đến cùng Ngài.