Lớp Giáo Lý
3 Nê Phi 12–16: Khái Quát


“3 Nê Phi 12–16: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“3 Nê Phi 12–16”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

3 Nê Phi 12–16

Khái Quát

Khi giảng dạy cho dân chúng ở xứ Phong Phú, Chúa Giê Su đã tuyên bố nhiều phước lành mà chúng ta có thể nhận được và những cách thức mà chúng ta có thể trở nên giống như Ngài hơn trong một bài giảng tương tự như Bài Giảng Trên Núi của Ngài. Sau đó, Ngài đã giúp mọi người hiểu được tình yêu thương của Ngài và mong muốn của Ngài để quy tụ tất cả con cái của Thượng Đế.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

3 Nê Phi 12:1–16

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên chuẩn bị để nhận được các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi đã nói đến khi các em nỗ lực tuân theo lời khuyên bảo của Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Để giúp chuẩn bị cho tấm lòng của học viên để nghiên cứu bài giảng của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi, mà tương tự với Bài Giảng trên Núi của Ngài, hãy cân nhắc mời các em suy ngẫm lời phát biểu này từ Chủ Tịch Joseph Fielding Smith (1876–1972). Ông nói rằng Bài Giảng trên Núi là “[bài giảng] tuyệt vời nhất đã từng được thuyết giảng, cho đến bây giờ theo sự hiểu biết của chúng ta” (Teachings of Presidents of the Church: Joseph Fielding Smith [năm 2013], trang 234).

  • Nội dung cần trưng ra: Một bức vẽ đơn giản cho trang bìa của tạp chí tưởng tượng có tên như Tạp Chí để Thành Công trong Thế Gian; một bức vẽ đơn giản cho trang bìa của tạp chí Liahona

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Nếu học viên nghiên cứu những bài nói chuyện tại đại hội từ các vị lãnh đạo Giáo Hội, thì anh chị em có thể cho phép các em chia sẻ màn hình của mình để chỉ ra những phần cụ thể của các bài nói chuyện mà có ý nghĩa đối với các em.

3 Nê Phi 12:17–48

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu được tiềm năng của các em để trở nên toàn hảo như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghiên cứu đoạn đầu tiên dưới mục “Hoàn Hảo” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những điều các em thấy có ý nghĩa nhất về định nghĩa này và lý do tại sao.

  • Hình ảnh cần trưng ra: Hình ảnh của một hạt giống, một con chó con và một em bé

  • Học cụ cho học viên: Những mảnh giấy nhỏ để học viên viết lên đó

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để bắt đầu bài học, ngoài việc trưng ra những hình ảnh về hạt giống, con chó con và em bé, anh chị em có thể trưng ra những hình ảnh về một cái cây đã trưởng thành, một con chó đã trưởng thành và Chúa Giê Su hoặc Cha Thiên Thượng. Sau khi cho học viên xem ba hình ảnh đầu tiên, anh chị em có thể giúp học viên hình dung ra tiềm năng của các hình ảnh đó bằng cách cho học viên xem các hình ảnh còn lại.

Thông Thạo Giáo Lý: 3 Nê Phi 12:48

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong 3 Nê Phi 12:48, giải thích giáo lý được dạy trong đoạn này và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên học thuộc lòng 3 Nê Phi 12:48 trước khi đến lớp. Anh chị em có thể mời các em tập đọc thuộc lòng thánh thư cho các học viên khác trong thời gian sắp vào lớp, hoặc trực tiếp, thông qua tin nhắn, hoặc theo một cách khác.

  • Học cụ cho học viên: Một nửa tờ giấy

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Đối với phần “Giải thích và học thuộc lòng” của bài học, anh chị em có thể chuẩn bị một tệp tài liệu có các cụm từ thánh thư được viết ở các góc khác nhau như được mô tả trong bài học. Sau đó, anh chị em có thể chia sẻ màn hình của mình và yêu cầu học viên chạm vào các cụm từ theo đúng thứ tự. Hãy xóa từng cụm từ một và mời học viên lặp lại tiến trình chạm vào màn hình và nói các từ cho đến khi tài liệu không còn từ nào nữa. Anh chị em cũng có thể chuẩn bị một số tài liệu có các cụm từ thánh thư được viết ở các góc khác nhau và trưng ra từng tài liệu một, để cho học viên có cơ hội tìm ra thứ tự của các từ và nhắc lại cụm từ then chốt.

3 Nê Phi 13–14

Mục đích của bài học: Mục đích của bài học này là giúp học viên nhận ra các nguyên tắc từ những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi và nhận thấy được sự liên quan của các nguyên tắc đó với cuộc sống của các em ngày nay.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên tìm kiếm và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những câu về nguyên nhân-hệ quả mà các em tìm thấy trong khi học tập thánh thư cá nhân. Những điều này có thể được diễn đạt bằng cách sử dụng các từ nếuthì, hoặc đoạn đó có thể chỉ đơn giản là mô tả những lựa chọn nào sẽ dẫn đến những kết quả nào.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Sau khi học viên đã có thời gian sử dụng những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi để tạo ra những câu về nguyên nhân-hệ quả, hãy mời các em đăng câu của mình vào khung chat. Việc này sẽ cho phép học viên xem tất cả các câu khi các em thảo luận về những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi vẫn còn phù hợp như thế nào ngày nay.

3 Nê Phi 15–16

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên cảm nhận được mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để quy tụ tất cả mọi người đến cùng Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm xem các em sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào: “Các em đã thấy bằng chứng nào cho thấy Đấng Cứu Rỗi muốn quy tụ mọi người đến cùng Ngài?”

  • Hình ảnh: Hai hình ảnh về Đấng Ky Tô (một hình ảnh về Ngài với tư cách là người chăn chiên); một hình ảnh về một đàn chiên

  • Nội dung cần trưng ra: Các đoạn trong Giăng 103 Nê Phi 15, 16 với các câu hỏi liên quan

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Vào lúc bắt đầu bài học, hãy cân nhắc cho học viên một vài phút để tìm hình ảnh yêu thích của các em về Đấng Cứu Rỗi với tư cách là một người chăn chiên. Hãy cho phép học viên chia sẻ màn hình của các em khi các em giải thích những điều các em thích về bức tranh mà mình đã chọn và những điều bức tranh đó dạy cho các em về Đấng Ky Tô.