“3 Nê Phi 27–4 Nê Phi 1: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“3 Nê Phi 27–4 Nê Phi 1”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
3 Nê Phi 27–4 Nê Phi 1
Khái Quát
Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy cho các môn đồ người Nê Phi của Ngài rằng Giáo Hội của Ngài nên được gọi theo danh của Ngài và được xây dựng trên phúc âm của Ngài. Ngài giải thích các phước lành quan trọng có sẵn cho những người tuân theo phúc âm của Ngài, bao gồm cả sự thánh hóa qua Đức Thánh Linh. Ba trong số các môn đồ người Nê Phi mong muốn ở lại trên thế gian và mang những người khác đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô cho đến Ngày Tái Lâm của Ngài, và mong muốn này đã được ban cho. Dân chúng đã được ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi ở giữa họ, và họ đã sống trong sự ngay chính trong gần 200 năm.
Chuẩn Bị Giảng Dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.
3 Nê Phi 27, Phần 1
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu phúc âm của Đấng Cứu Rỗi là gì và tầm quan trọng của tên Giáo Hội.
-
Học viên chuẩn bị: Anh chị em có thể mời học viên đọc 3 Nê Phi 27:1–10 và khám phá những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho các môn đồ người Nê Phi của Ngài về Giáo Hội của Ngài.
-
Video: “Tên Đúng của Giáo Hội” (15:43; xem từ phút 3:26 đến 4:45)
-
Bức tranh: Một hình vẽ nhà thờ đơn giản
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Vào cuối bài học, hãy mời học viên vẽ một bức tranh về nhà thờ và liệt kê những lẽ thật về phúc âm của Đấng Cứu Rỗi bên dưới hình đó. Anh chị em có thể trưng ra hình vẽ nhà thờ trên màn hình của mình và sử dụng tính năng chú thích để cho phép học viên thêm những hiểu biết sâu sắc của các em vào đó.
3 Nê Phi 27, Phần 2
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên nhận được quyền năng thánh hóa của Đấng Cứu Rỗi khi các em nỗ lực sống theo phúc âm của Ngài.
-
Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên thảo luận với những người khác về cách Đức Thánh Linh đã giúp các em trở nên được thánh hóa, hoặc giống Đấng Cứu Rỗi hơn.
-
Video: “Nhớ Mình Đã Đặt Lòng Tin Cậy Nơi Ai” (10:25; xem từ phút 0:00 đến 2:09)
-
Nội dung cần trưng ra: Những cách thức mà học viên có thể áp dụng những lẽ thật mà các em đã nghiên cứu vào cuộc sống của mình (được liệt kê ở cuối bài học)
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc mời học viên sử dụng tính năng chat để trả lời câu hỏi “Chúng ta có thể mời sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh bằng một số cách thức nào để chúng ta có thể thường xuyên được ban phước với ảnh hưởng thánh hóa của Ngài?” Điều này có thể giúp anh chị em nhanh chóng tạo ra một bản liệt kê những ý tưởng mà có thể giúp học viên.
Thông Thạo Giáo Lý: 3 Nê Phi 27:20
Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong 3 Nê Phi 27:20, giải thích giáo lý được dạy trong đoạn này và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.
-
Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên bắt đầu học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt trong 3 Nê Phi 27:20: “Hãy đến cùng ta và chịu phép báp têm …, ngõ hầu các ngươi có thể được thánh hóa nhờ thụ nhận Đức Thánh Linh”.
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc trưng ra ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý để giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ then chốt.
3 Nê Phi 28
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên gia tăng mong muốn mang những người khác đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm mà các em đã có khi chia sẻ phúc âm và điều gì đã giúp các em mong muốn làm những điều các em đã làm.
-
Nội dung cần trưng ra: Các câu hỏi tự đánh giá gần đầu bài học; các phần tham khảo thánh thư cho sinh hoạt nghiên cứu gần cuối bài học
-
Video: “Your Day for a Mission” (3:31); “By Small and Simple Things: Sharing the Gospel” (3:19)
4 Nê Phi
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy yêu thương Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô nhiều hơn để các em có thể cải đạo sâu sắc hơn theo hai Ngài.
-
Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên nghiên cứu ý nghĩa của từ sự cải đạo trong các nguồn tài liệu Giáo Hội có sẵn. Ngoài ra, anh chị em có thể mời học viên hỏi một người quen nào đó của mình về ý nghĩa của sự cải đạo theo Đấng Ky Tô đối với họ.
-
Video: “Của Cải Lớn Lao Nhất” (12:44; xem từ phút 7:02 đến 8:19)
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Nếu anh chị em chọn đọc 4 Nê Phi 1:2–18 cùng với cả lớp, thì anh chị em có thể đặt màn hình của mình thành chế độ xem thư viện (gallery view) để có thể thấy cả lớp. Sau khi một học viên đọc một câu, hãy mời em ấy chỉ vào một hướng cụ thể. Sau đó, hãy yêu cầu học viên mà xuất hiện theo hướng đó trên màn hình của anh chị em để đọc câu tiếp theo. Học viên nào không cảm thấy thoải mái để đọc sẽ được phép từ chối.