Lớp Giáo Lý
Mặc Môn 1–2: Tiên Tri Mặc Môn


“Mặc Môn 1–2: Tiên Tri Mặc Môn”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mặc Môn 1–2”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mặc Môn 1–2

Tiên Tri Mặc Môn

Mặc Môn khi còn nhỏ

Khi em cố gắng noi theo Đấng Ky Tô, đôi khi em có thể nhận thấy rằng em cư xử khác với những người xung quanh mình. Có thể em đã nghĩ rằng: “Làm thế nào tôi có thể đủ mạnh mẽ để noi theo Đấng Ky Tô khi những người khác dường như không noi theo Ngài?” Tiên tri Mặc Môn đã trải qua những hoàn cảnh tương tự khi ông còn nhỏ. Bài học này có thể giúp em hiểu được cách noi theo Đấng Ky Tô từ tấm gương của Mặc Môn bất kể những người khác có chọn làm gì đi nữa.

Hãy dạy học viên tìm kiếm các thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của những người khác.Thánh thư có nhiều câu chuyện về những người đàn ông và phụ nữ trung tín, là những người thể hiện các thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy giúp học viên tìm hiểu về Đấng Cứu Rỗi bằng cách xem xét cuộc sống của những người cố gắng noi theo Ngài.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm khi các em lựa chọn khác với những người xung quanh để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và tại sao điều đó đáng làm.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Khác biệt khi làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô

một con vịt cao su màu tím trong một đàn vịt cao su màu vàng

Hãy cân nhắc trưng ra một bức hình như thế mà cho thấy một điều gì đó rõ ràng khác biệt với những thứ xung quanh nó. Sau đó, hãy đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Em có thể so sánh được điều gì giữa bức hình này và người nào đó đang cố gắng noi theo Đấng Ky Tô trên thế gian ngày nay?

  • Một số tình huống nào mà giới trẻ phải lựa chọn giữa việc làm điều đúng đắn và việc làm theo điều mà những người xung quanh họ đang làm?

Khi em bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời và những lời giảng dạy của tiên tri Mặc Môn, hãy tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc có thể giúp em noi theo Đấng Cứu Rỗi khi mà những người xung quanh em có thể lựa chọn khác.

Tiên tri Mặc Môn

Cân nhắc trưng ra hình ảnh sau đây về Mặc Môn. Hãy yêu cầu một học viên tình nguyện giải thích các bảng khắc bằng kim loại mà ông đang nghiên cứu là gì. Nếu cần, hãy chia sẻ thông tin từ đoạn sau đây.

Mặc Môn với các bảng khắc bằng vàng

Mặc Môn được Thượng Đế lựa chọn để gìn giữ và bảo vệ những biên sử thiêng liêng của dân ông và thêm lịch sử và những kinh nghiệm của chính ông vào các biên sử đó. Một số biên sử mà ông đã viết, tóm lược và gìn giữ sau này sẽ được Tiên Tri Joseph Smith phiên dịch thành Sách Mặc Môn.

Để có một kinh nghiệm có nhiều tương tác hơn, anh chị em có thể làm như sau: Hãy mời học viên tưởng tượng rằng các em đang tạo một lý lịch trên mạng xã hội cho Mặc Môn hoặc chuẩn bị giới thiệu ông với một nhóm người. Hãy tạm dừng sau mỗi bộ câu thánh thư và mời học viên thêm điều gì đó mà các em đã học được vào bản lý lịch hoặc lời giới thiệu.

Hãy đọc các đoạn thánh thư sau đây để tìm hiểu một vài điều về Mặc Môn:

  • Em thấy điều gì là nổi bật từ những mô tả của Mặc Môn?

Ngay cả khi còn là một thiếu niên, Mặc Môn đã phải quyết định xem ông nên làm theo những điều mà nhiều người xung quanh ông đang làm hay ông có nên sẵn sàng khác biệt với tư cách là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô hay không.

Em có thể nhớ là đã học về nền văn minh ngay chính được thiết lập sau chuyến viếng thăm của Đấng Cứu Rỗi đến Châu Mỹ. Đáng buồn thay, sau gần 200 năm sống ngay chính, dân Nê Phi và dân La Man bắt đầu kiêu ngạo. Cuối cùng, họ trở nên rất tà ác và đầy tranh chấp (xin xem 4 Nê Phi 1:24–49).

Hãy đọc Mặc Môn 1:13–14, 16; 2:18–19, tìm kiếm mô tả của Mặc Môn về xã hội mà ông đã lớn lên.

  • Chúng ta có thể học hỏi được gì từ tấm gương của Mặc Môn?

Một lẽ thật học viên có thể nhận ra là chúng ta có thể chọn noi theo Đấng Cứu Rỗi, ngay cả khi những người xung quanh chúng ta không làm như vậy. Anh chị em có thể muốn viết lẽ thật này lên trên bảng.

Nhờ sự ngay chính của mình, Mặc Môn đã nhận được những phước lành tuyệt vời từ Thượng Đế, ngay cả khi còn là một thiếu niên. Hãy đọc Mặc Môn 1:15, và tìm kiếm một trong số các phước lành này.

  • Một thanh thiếu niên ngày nay có thể được ban phước theo những cách thức nào để “nếm qua và biết được lòng nhân từ của Chúa Giê Su”?

    Những câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi này bao gồm việc được tha thứ cho những tội lỗi hoặc có được sự bình an trong những thời điểm khó khăn. Học viên cũng có thể đề cập đến những dịp khi các em cảm thấy sức mạnh của Chúa Giê Su giúp các em làm điều gì đó mà các em cảm thấy không đủ điều kiện hoặc đủ khả năng để làm.

  • Cha Thiên Thượng đã ban phước cho em như thế nào vì đã noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô ngay cả khi những người khác không làm như vậy?

Nếu học viên đã chuẩn bị để giới thiệu Mặc Môn hoặc để đưa ra một lý lịch trên mạng xã hội cho ông, thì hãy mời các em chia sẻ những điều các em đã chuẩn bị với một nhóm nhỏ.

Tấm gương của Mặc Môn

Tấm gương của Mặc Môn có thể giúp em nhận ra một số cách thức cụ thể mà em có thể noi theo Đấng Ky Tô ngay cả khi những người xung quanh em không làm như vậy. Các sinh hoạt sau đây có thể giúp em gia tăng sự hiểu biết về các thuộc tính của Mặc Môn và xác định những cách thức để áp dụng các thuộc tính đó vào việc noi theo Đấng Ky Tô.

biểu tượng tài liệu phát tay Hãy cân nhắc chia lớp thành các nhóm nhỏ. Chỉ định mỗi nhóm nghiên cứu một trong các phẩm chất sau đây và đưa cho các em các tài liệu phát tay phù hợp. Sau đó, hãy mời học viên báo cáo những điều các em đã tìm hiểu được với một nhóm mà nghiên cứu phẩm chất khác.

Sinh Hoạt 1

Đứng đắn

Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)—“Mặc Môn 1–2: Tiên Tri Mặc Môn”

Hãy đọc Mặc Môn 1:2, 15, và cân nhắc đánh dấu từ “đứng đắn”. (Em có thể ghi lại trong thánh thư của mình rằng đứng đắn có thể có nghĩa là tôn kính, nghiêm túc và chu đáo.)

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer (1924–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Chúng ta đã chứng kiến những thái độ và hành vi tôn kính lẫn bất kính trong Giáo Hội. Mặc dù vẫn đáng khen ngợi, nhưng phần lớn chúng ta đang dần rời bỏ sự tôn kính thật sự. Chúng ta có lý do để quan ngại sâu sắc. …

Sự bất kính chính là mục đích của kẻ nghịch thù vì nó cản trở các kênh mặc khải tinh tế trong cả tâm trí lẫn thuộc linh. (Boyd K. Packer, “Reverence Invites Revelation”, Ensign, tháng Mười Một năm 1991, trang 22)

  • Một số điều nào cần sự tôn kính và nghiêm túc nhưng lại bị một số người xem nhẹ và bất kính?

  • Đấng Cứu Rỗi làm tấm gương cho sự đứng đắn (tôn kính, nghiêm túc và chu đáo) theo một số cách nào?

Sinh Hoạt 2

Biết quan sát nhanh nhạy

Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)—“Mặc Môn 1–2: Tiên Tri Mặc Môn”

Hãy đọc Mặc Môn 1:2 và cân nhắc đánh dấu cụm từ “biết quan sát nhanh nhạy”.

Hãy đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Khi biết quan sát nhanh nhạy, chúng ta sẽ mau chóng nhìn, để ý và tuân theo. Cả hai yếu tố cơ bản này—nhìn và tuân theo—là rất cần thiết để quan sát nhanh nhạy. Và tiên tri Mặc Môn là một ví dụ đầy ấn tượng về ân tứ này trong thực tế. (David A. Bednar, “Quick to Observe”, Ensign, tháng Mười Hai năm 2006, trang 32)

  • Có những lời giảng dạy nào mà em thấy cần được nhanh chóng để ý và tuân theo? Tại sao?

  • Em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho một người bạn cảm thấy rằng chúng ta có thể trì hoãn việc vâng lời Chúa?

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã làm tấm gương cho việc quan sát nhanh nhạy bằng những cách nào?

Sự giúp đỡ và sức mạnh để tiếp tục trung tín

Hãy cân nhắc chia học viên thành các nhóm nhỏ để hoàn thành sinh hoạt sau đây. Sau đó, hãy mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em với cả lớp.

Để giúp em nhận ra các cách áp dụng những thuộc tính giống như Đấng Ky Tô này vào cuộc sống của mình, thì hãy liệt kê ít nhất hai thử thách mà giới trẻ phải đối mặt khi sống trong thế giới ngày nay. Sau đó, hãy viết xem làm thế nào mà một hoặc cả hai thuộc tính em đã học có thể giúp giới trẻ nhận được sự giúp đỡ và sức mạnh từ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy cân nhắc chia sẻ những phước lành mà em đã nhận được nhờ noi theo Đấng Ky Tô. Sau đó, hãy khuyến khích học viên lập kế hoạch để hành động theo những điều các em đã học và cảm nhận được ngày hôm nay.