Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 8: 3 Nê Phi 8–Mặc Môn 6


“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 8: 3 Nê Phi 8–Mặc Môn 6”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 8”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 8

3 Nê Phi 8Mặc Môn 6

cây non ở các giai đoạn phát triển khác nhau

Việc suy ngẫm và đánh giá việc học tập thuộc linh của em có thể giúp em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển em đã có được trong quá trình học gần đây từ 3 Nê Phi 8 đến Mặc Môn 6.

Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm.Hãy dành thời gian cho học viên ghi nhớ và suy ngẫm về những điều các em đã học được. Hãy đặt ra những câu hỏi hoặc cung cấp các sinh hoạt để giúp học viên tìm kiếm những cảm nghĩ trong trí nhớ của các em. Anh chị em có thể mời gọi những khoảnh khắc im lặng bằng cách yêu cầu học viên suy nghĩ, cảm nhận và viết ra.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những điều các em đã học được hoặc cách các em đã phát triển về phần thuộc linh trong vài tuần qua. Có thể là hữu ích khi yêu cầu học viên xem lại nhật ký ghi chép việc học tập hoặc ghi chú trong thánh thư của mình.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Kiểm tra trước chuyến bay

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã chia sẻ một bài học quan trọng mà ông đã học được trong thời gian làm phi công:

Khi lái máy bay, anh chị em sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đường bay của anh chị em phụ thuộc rất nhiều vào cách anh chị em xử lý các ảnh hưởng bên ngoài đầy thách thức như gió và thời tiết. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa là những quyết định anh chị em đưa ra để ứng phó với những ảnh hưởng bên ngoài đó. … Để đưa ra những quyết định đó một cách chính xác, anh chị em cần phải biết vị trí thực tế của mình ở đâu. (Dieter F. Uchtdorf, “As You Embark upon This New Era”, BYU Speeches, ngày 23 tháng Tư năm 2009, trang 4)

  • Tại sao việc một phi công phải biết vị trí thực tế của mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào là điều quan trọng?

  • Ví dụ về một phi công xác định vị trí thực tế của mình liên quan như thế nào đến việc cải thiện bản thân về phần thuộc linh?

Trước khi xem lại các đề tài cụ thể mà em đã học được trong lớp giáo lý, hãy suy ngẫm những điều mà nói chung là nổi bật đối với em hơn. Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích. Hãy cân nhắc ghi lại câu trả lời của em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Hãy cân nhắc trưng ra những câu hỏi sau đây. Hãy mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em với cả lớp sau khi viết xong.

  • Em đã học được điều gì mà tạo ra ảnh hưởng lớn nhất từ những nghiên cứu gần đây của mình?

  • Em nhận thấy đã có những thay đổi nào trong cảm nghĩ và thái độ của mình gần đây?

  • Em đã áp dụng những điều đã và đang học được bằng một số cách thức nào?

Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội giải thích giáo lý của Đấng Ky Tô, đánh giá tác động của việc nghiên cứu về 3 Nê Phi đối với những cảm nghĩ của các em về Chúa Giê Su Ky Tô và suy ngẫm về cách các em đang tham gia vào sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên. Nếu cần, thì hãy điều chỉnh các sinh hoạt trong bài học này để giúp học viên của anh chị em tự đánh giá về những điều đã được nhấn mạnh trong quá trình cả lớp nghiên cứu từ 3 Nê Phi đến Mặc Môn 6.

Giải thích giáo lý của Đấng Ky Tô

Phần bài học này nhằm cung cấp cho học viên một cơ hội để giải thích giáo lý của Đấng Ky Tô bằng cách sử dụng những lời dạy của Ngài từ 3 Nê Phi 11:31–393 Nê Phi 27:13–22.

Em có thể nhớ rằng ngay sau khi Đấng Cứu Rỗi phục sinh và hiện đến cùng dân Nê Phi lần đầu tiên, Ngài đã chia sẻ những lẽ thật quan trọng về những điều chúng ta phải làm để nhận được các phước lành của cuộc sống vĩnh cửu (xin xem 3 Nê Phi 11:31–393 Nê Phi 27:13–22). Chúng ta thường gọi những lời dạy này là “giáo lý của Đấng Ky Tô” (2 Nê Phi 31:21). Em sẽ có cơ hội giải thích những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi bằng lời của mình khi sử dụng tình huống sau đây:

Hãy cân nhắc chia học viên thành các cặp để thực hiện tình huống sau đây. Sau khi học viên đầu tiên trả lời câu hỏi, thì anh chị em có thể mời những học viên chưa chia sẻ ghép cặp với một bạn mới để chia sẻ câu trả lời cho không cảm thấy bị lặp lại.

Hãy tưởng tượng rằng em có một người bạn tên là Josh trở nên quan tâm đến Giáo Hội. Mặc dù bạn ấy cảm thấy hài lòng về những điều mình đang học, nhưng bạn ấy không thấy cần thiết để chịu phép báp têm.

  • Em có thể sử dụng những câu nào trong Sách Mặc Môn để giúp Josh hiểu giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô? (Nếu em không chắc phải bắt đầu từ đâu, thì em có thể xem 3 Nê Phi 11:31–39 hoặc 3 Nê Phi 27:13–22.)

  • Em nghĩ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong những câu này có thể giúp giải đáp thắc mắc của Josh như thế nào?

Hãy suy ngẫm về những cảm nghĩ của em về Chúa Giê Su Ky Tô

Phần này của bài học nhằm cung cấp cho học viên một cơ hội để suy ngẫm xem những cảm nghĩ của các em dành cho Đấng Cứu Rỗi đã được ảnh hưởng như thế nào nhờ những điều các em đã học được về Ngài trong quá trình nghiên cứu 3 Nê Phi.

Thánh thư là một nguồn tài liệu quý giá để chúng ta học hỏi thêm về thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô. Trong một số bài học, bắt đầu từ 3 Nê Phi 8–10, em được mời lập một bản liệt kê những điều mà em đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô khi Ngài phục sự dân Nê Phi sau khi Ngài phục sinh. Em cũng có thể đã có một số kinh nghiệm trong đó em tưởng tượng mình có mặt khi Đấng Cứu Rỗi phục sự dân Nê Phi. Việc suy ngẫm về những ghi chú của em hoặc về một số khoảnh khắc mà em đã hình dung có thể giúp em cảm nhận được tình yêu thương dành cho Đấng Cứu Rỗi cũng như tình yêu thương đến từ Ngài.

Nếu cả lớp đã cùng tạo ra bản liệt kê được đề cập đến trong đoạn trước đó, thì có thể là hữu ích khi trưng ra bản liệt kê đó để học viên có thể tham khảo trong sinh hoạt này.

Hãy dành một vài phút để xem lại bản liệt kê của em trong nhật ký ghi chép việc học tập, tìm kiếm những điều em đã học được về Đấng Ky Tô mà có thể ảnh hưởng đến những cảm nghĩ của em về Ngài. Ngoài ra, em có thể ôn lại các tiêu đề chương hoặc phần thánh thư mà em đã đánh dấu trong khi nghiên cứu 3 Nê Phi với yêu cầu này trong tâm trí.

  • Em đã học hoặc cảm nhận được một số điều quan trọng nhất nào về Chúa Giê Su Ky Tô khi em nghiên cứu giáo vụ của Ngài trong dân Nê Phi? Tại sao?

Sau khi học viên đã có thời gian để suy ngẫm và viết câu trả lời cho những câu hỏi này, anh chị em có thể chia học viên thành các nhóm nhỏ để chia sẻ những điều các em đã viết. Đây cũng có thể là một cơ hội tốt để mời những học viên tình nguyện chia sẻ với cả lớp chứng ngôn của các em về những điều các em đã học và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô.

Tham gia vào sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên

Phần này của bài học được thiết kế để giúp học viên suy nghĩ về việc các em đang hoặc có thể tham gia vào việc quy tụ Y Sơ Ra Ên như thế nào.

Khi em nghiên cứu về 3 Nê Phi 15–16; 20–22; và 25, thì em đã học được về mong muốn quy tụ Y Sơ Ra Ên của Chúa. Em có thể đã lên kế hoạch giúp một người nào đó đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và tham gia vào công việc đền thờ hoặc lịch sử gia đình.

Nếu anh chị em mời học viên lập kế hoạch để giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên khi anh chị em nghiên cứu các chương được đề cập đến trong đoạn trước đó, thì hãy cho các em thời gian để xem lại kế hoạch của mình.

Đối với những học viên chưa lập kế hoạch, có thể là hữu ích khi vẽ một vòng tròn lên trên bảng. Bên trong vòng tròn có thể tượng trưng cho những người đã được quy tụ vào Y Sơ Ra Ên. Hãy mời học viên viết vào trong vòng tròn những cách thức khác nhau mà giới trẻ có thể hỗ trợ Chúa trong việc quy tụ Y Sơ Ra Ên. Một ví dụ có thể là chia sẻ những lời dạy từ Sách Mặc Môn với những người khác, cho dù là trực tiếp, thông qua phương tiện truyền thông xã hội, hoặc bằng các phương tiện khác.

Hãy dành một phút để xem lại các kế hoạch mà em có thể đã thực hiện gần đây để giúp tham gia vào việc quy tụ Y Sơ Ra Ên.

Sử dụng một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây để giúp đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch của em:

  • Em đã làm gì để hành động theo những kế hoạch của mình?

  • Em đã học được gì từ việc hành động theo những kế hoạch của mình? Em đã phát triển như thế nào?

  • Em vẫn muốn làm gì để tham gia vào việc quy tụ Y Sơ Ra Ên?