Lớp Giáo Lý
Mặc Môn 3: “Tất Cả Các Người Sẽ Phải Đứng Trước Ghế Phán Xét của Đấng Ky Tô”


“Mặc Môn 3: ‘Tất Cả Các Người Sẽ Phải Đứng Trước Ghế Phán Xét của Đấng Ky Tô’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mặc Môn 3”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mặc Môn 3

“Tất Cả Các Người Sẽ Phải Đứng Trước Ghế Phán Xét của Đấng Ky Tô”

Sự Phán Xét Cuối Cùng

Em đã bao giờ tự hỏi Sự Phán Xét Cuối Cùng sẽ như thế nào chưa? Khi Mặc Môn quan sát sự tà ác trong dân chúng, ông đã dạy về người mà sẽ phán xét chúng ta và cách chúng ta sẽ bị phán xét trong Sự Phán Xét Cuối Cùng. Bài học này có thể giúp chuẩn bị cho em đứng vững với niềm tin chắc và vui mừng trước Chúa Giê Su Ky Tô trong Sự Phán Xét Cuối Cùng.

Mời học viên đặt ra các câu hỏi. Khi anh chị em thấy các đề tài trong thánh thư khiến cho học viên tự nhiên nảy sinh những câu hỏi, hãy tìm kiếm những cơ hội cho phép các em nêu ra những câu hỏi đó trong lớp. Hãy mời học viên tìm kiếm câu trả lời trong suốt bài học và trong quá trình học tập cá nhân của các em.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những câu hỏi của các em về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Hãy cân nhắc sử dụng một cuộc thăm dò ẩn danh để cho phép học viên gửi câu hỏi của các em trước buổi học. Những câu hỏi của các em có thể hướng dẫn anh chị em chuẩn bị một bài học để đáp ứng nhu cầu của các em.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Bài kiểm tra cuối kỳ

Mục đích của sinh hoạt sau đây là nhằm giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho Sự Phán Xét Cuối Cùng.

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy cân nhắc chuẩn bị và trưng ra các hướng dẫn dường như cho thấy sẽ có một bài kiểm tra hoặc đánh giá cuối kỳ bất ngờ trong giờ học hôm nay. Sau đó, để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc đặt ra cho học viên một số câu hỏi khó như sau:

  1. Có bao nhiêu câu thánh thư trong Sách Mặc Môn?

  2. Đấng Ky Tô được nhắc đến bao nhiêu lần bằng một trong những danh xưng hoặc danh hiệu của Ngài trong Sách Mặc Môn?

  3. Có bao nhiêu người La Man đã được cải đạo nhờ lời dạy của Nê Phi và Lê Hi trong Hê La Man 5?

Hãy nghĩ xem em có thể trả lời chính xác những câu hỏi này mà không cần chuẩn bị hay không.

  • Những cảm nghĩ của em về bài kiểm tra có thể khác như thế nào nếu giảng viên của em đã nói trước với em về bài kiểm tra đó và đưa cho em một hướng dẫn học tập được thiết kế để chuẩn bị cho em làm bài kiểm tra đó?

  • Mặc dù chúng ta sẽ không được yêu cầu chia sẻ những sự kiện ngẫu nhiên từ thánh thư trong Sự Phán Xét Cuối Cùng, nhưng Sự Phán Xét Cuối Cùng có thể được so sánh theo những cách nào với một bài kiểm tra mà tất cả chúng ta đều sẽ thực hiện một ngày nào đó? Nó sẽ khác với việc làm một bài kiểm tra học thuật về những phương diện nào?

Một cách học viên có thể trả lời câu hỏi trước là nhấn mạnh rằng sự phán xét sẽ thiên về những gì chúng ta đã trở thành hơn là những gì chúng ta hiểu biết (xin xem Dallin H. Oaks, “The Challenge to Become”, Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 32–34). Hãy mời học viên im lặng suy xét những cảm nghĩ của các em về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Có thể sử dụng đoạn sau đây để giúp hướng dẫn suy nghĩ của các em.

Hãy suy ngẫm xem em cảm thấy đã sẵn sàng như thế nào cho Sự Phán Xét Cuối Cùng. Em có biết cách chuẩn bị cho điều đó không? Tại sao em muốn chuẩn bị cho điều đó?

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương em và đã ban thánh thư để giúp em biết và chuẩn bị cho ngày mà em sẽ “đứng trước ghế phán xét của Đấng Ky Tô” (Mặc Môn 3:20). Trong khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em sẵn sàng đứng vững với niềm tin chắc và vui mừng trước Chúa Giê Su Ky Tô trong Sự Phán Xét Cuối Cùng.

Mặc Môn đã dạy về Sự Phán Xét Cuối Cùng

Mặc Môn yêu thương dân Nê Phi và đã nhiều lần dẫn dắt họ trong chiến trận. Ông khẩn nài họ hối cải sự tà ác của họ và hướng đến Đấng Cứu Rỗi. Tuy nhiên, họ đã chối bỏ Chúa và khoe khoang sức mạnh của mình, thề bằng những lời thề thiêng liêng mà họ đã được dạy không bao giờ sử dụng, vì vậy Mặc Môn đã từ chối dẫn dắt họ trong một thời gian (xin xem Mặc Môn 3:10–16). Sau đó, ông đã dạy về Sự Phán Xét Cuối Cùng mà toàn thể nhân loại sẽ phải đối mặt.

Hãy cân nhắc trưng ra hoặc cung cấp cho học viên bảng biểu sau đây và mời các em hoàn thành bảng biểu đó với một người bạn cùng cặp hoặc một nhóm nhỏ.

Ở phía bên trái của bảng biểu, hãy liệt kê các câu hỏi của em về Sự Phán Xét Cuối Cùng, chẳng hạn như các ví dụ được cung cấp.

Những câu hỏi của tôi về Sự Phán Xét Cuối Cùng

Những câu trả lời, những hiểu biết sâu sắc và ấn tượng mà tôi nhận được

Những câu hỏi của tôi về Sự Phán Xét Cuối Cùng

Ai sẽ phán xét tôi?

Những câu trả lời, những hiểu biết sâu sắc và ấn tượng mà tôi nhận được

Những câu hỏi của tôi về Sự Phán Xét Cuối Cùng

Khi nào tôi sẽ bị phán xét?

Những câu trả lời, những hiểu biết sâu sắc và ấn tượng mà tôi nhận được

Sau khi mỗi cặp hoặc nhóm đã liệt kê các câu hỏi của mình, thì hãy mời các em chia sẻ các câu hỏi của mình với một cặp hoặc nhóm khác. Hãy cân nhắc mời học viên liệt kê một số câu hỏi của các em lên trên bảng để sử dụng sau này trong bài học.

Hãy đọc những lời của Mặc Môn trong Mặc Môn 3:18–22; 6:17–22 để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi mà em đã liệt kê. Liệt kê những hiểu biết sâu sắc mà em tìm thấy ở cột bên phải trên bảng biểu của mình, bao gồm cả phần tham khảo của câu thánh thư mà đã cho em sự hiểu biết sâu sắc.

Ghế phán xét của Đấng Ky Tô

Một lẽ thật chúng ta học được từ những đoạn này là tất cả chúng ta sẽ đứng trước ghế phán xét của Đấng Ky Tô để chịu sự phán xét về những việc làm của mình, dù đó là việc thiện hay ác. Hãy cân nhắc đánh dấu các cụm từ dạy lẽ thật này trong Mặc Môn 3:20.

  • Tại sao có thể là điều an ủi khi biết rằng Đấng Cứu Rỗi là Đấng Phán Xét của chúng ta? (Hãy ghi lại câu trả lời của em ở cột bên phải của bảng biểu).

Để được trợ giúp trả lời câu hỏi trước, em có thể đọc An Ma 7:11–13, tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi đã trải qua mà cho phép Ngài hiểu thấu chúng ta khi Ngài phán xét. Em cũng có thể lắng nghe một lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn trong “Kế Hoạch Vĩ Đại” từ phút 14:06 đến 14:51, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Kế Hoạch Vĩ Đại

Hãy cân nhắc chia học viên theo cặp hoặc nhóm nhỏ cho sinh hoạt sau đây và chỉ định cho mỗi nhóm một trong các nguồn tài liệu để nghiên cứu.

Em có thể vẫn có những câu hỏi và thắc mắc về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Hãy tìm kiếm thêm các câu trả lời và sự hiểu biết sâu sắc bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu bên dưới hoặc các nguồn phương tiện thiêng liêng khác đã được Chúa quy định. Hãy liệt kê những sự hiểu biết sâu sắc mà em khám phá ở cột bên phải của bảng biểu.

Có thể mời một học viên của mỗi nhóm chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ các nguồn tài liệu mà nhóm đã nghiên cứu để cả lớp có thể học hỏi theo.

Nếu học viên có thắc mắc về những người sẽ tham gia phán xét chúng ta, thì hãy cân nhắc chia sẻ các phần tham khảo thánh thư trong phần đầu tiên của phần Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo.

Em cũng có thể muốn lắng nghe những lời dạy khác của Chủ Tịch Oaks về Sự Phán Xét Cuối Cùng trong “Tình Yêu Thương Thiêng Liêng trong Kế Hoạch của Đức Chúa Cha” từ phút 1:44 đến 3:32, hoặc “Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải” từ phút 8:09 đến 12:03, cả hai video đều có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org.

14:47

Tình Yêu Thương Thiêng Liêng trong Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng

2:3

Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải

Hãy yêu cầu học viên tham khảo các câu hỏi đã được ghi lại trước đó trên bảng. Hãy cân nhắc phát cho một số học viên bút viết bảng để viết câu trả lời mà các em đã tìm thấy bên cạnh các câu hỏi thích hợp. Sau đó, yêu cầu học viên chuyển bút viết bảng cho những học viên khác để các em cũng làm như vậy. Hãy lặp lại cho đến khi tất cả học viên sẵn sàng viết ra điều gì đó mà các em đã tìm được. Sau đó, hãy mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau:

  • Em sẽ chia sẻ những lẽ thật nào về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải và Sự Phán Xét Cuối Cùng với một người đang lo lắng về Sự Phán Xét Cuối Cùng? Tại sao?

Có thể có những lời phát biểu trong phần Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo mà có thể giúp học viên trả lời câu hỏi trước đó.

Niềm tin chắc trong Ngày Phán Xét

Hãy mời học viên im lặng suy ngẫm điều sau đây:

Hãy nghĩ về cảm giác của em trong quá trình nghiên cứu này. Em cảm thấy tin chắc và vui mừng nhiều hơn hay ít hơn về Sự Phán Xét Cuối Cùng so với trước khi học bài học này? Tại sao em cảm thấy như vậy? Đức Thánh Linh đang thúc giục em làm điều gì?

Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy lập một kế hoạch để bắt đầu chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Sự Phán Xét Cuối Cùng. Hãy suy ngẫm và quyết định một hành động mà em có thể thực hiện để giúp em cảm thấy tin chắc và vui mừng hơn khi chuẩn bị đứng trước Đấng Ky Tô. Ví dụ, hằng ngày, sự hối cải chân thành là một cách hữu hiệu để tìm thấy “hạnh phúc và sự an tâm”. (Xin xem Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67.) Hãy cam kết thực hiện đến cùng kế hoạch của em.