Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 11 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Mời Tất Cả Mọi Người Đến cùng Đấng Ky Tô? Giáo Lý và Giao Ước 30–36


“Ngày 11 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Mời Tất Cả Mọi Người Đến cùng Đấng Ky Tô? Giáo Lý và Giao Ước 30–36,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 11 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Mời Tất Cả Mọi Người Đến cùng Đấng Ky Tô?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021

các thiếu niên đang nhìn vào điện thoại

Ngày 11 tháng Tư

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Mời Tất Cả Mọi Người Đến cùng Đấng Ky Tô?

Giáo Lý và Giao Ước 30–36

biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn hoặc Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ. Sau đó, bên cạnh việc hội ý về các công việc cụ thể của nhóm túc số hoặc lớp học, các em có thể muốn thảo luận về những ấn tượng và chủ đề từ đại hội trung ương. Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích.

  • Các chủ đề hoặc sứ điệp nào nổi bật đối với chúng ta?

  • Chúng ta cảm thấy được thúc giục để làm điều gì nhờ vào những điều chúng ta đã học hoặc cảm nhận được?

  • Chúng ta cần làm gì với tư cách là một nhóm túc số hoặc lớp học để hành động theo lời khuyên dạy mà chúng ta đã lắng nghe trong đại hội trung ương?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Chỉ vài tháng sau khi Giáo Hội phục hồi được tổ chức vào ngày 6 tháng Tư năm 1830 ở Fayette, New York, Chúa bắt đầu kêu gọi những người truyền giáo để quy tụ “những người được Chúa chọn từ bốn phương trời” (Giáo Lý và Giao Ước 33:6). Các nỗ lực của một số ít những người mới cải đạo trong một khu vực địa lý nhỏ hẹp đã phát triển thành một số lượng lớn những người truyền giáo đang rao giảng phúc âm trên khắp thế giới. Nhưng công việc truyền giáo không chỉ giới hạn cho những người đang phục vụ truyền giáo trọn thời gian. Chúa muốn mỗi người chúng ta mời gọi những người xung quanh mình đến cùng Ngài.

Anh chị em đã có những kinh nghiệm nào trong việc mời gọi người khác tìm hiểu về phúc âm của Đấng Cứu Rỗi? Anh chị em có thể làm gì nhằm truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học để làm tròn bổn phận của họ trong việc mang những người khác đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô? Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy, hãy nghĩ về việc ôn lại mục “Mục Đích của Tôi với tư cách là Người Truyền Giáo là gì?” trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta ([năm 2004] trang 1–18) và sứ điệp của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf “Công Việc Truyền Giáo: Chia Sẻ Những Gì Trong Đáy Lòng Anh Chị Em,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 15–18).

các thiếu nữ đang cười

Bằng cách mời những người bạn của chúng ta tham dự các buổi họp hoặc sinh hoạt Giáo Hội, chúng ta giúp họ biết về Đấng Ky Tô.

Cùng Nhau Học Tập

Giáo Lý và Giao Ước 30–36 đề cập đến tên của một vài người được kêu gọi đi truyền giáo vào những ngày đầu của Giáo Hội. Một vài ngày trước buổi họp, anh chị em có thể đưa cho mỗi thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học một trong những cái tên này (xin xem tiêu đề của các tiết 30–36) và mời em ấy tìm hiểu xem Chúa đã ban cho lời khuyên dạy nào để giúp người đó chia sẻ phúc âm. Chúng ta có thể áp dụng lời khuyên dạy đó cho bản thân mình như thế nào? Các ý kiến dưới đây có thể truyền thêm cảm hứng cho những người mà anh chị em giảng dạy để mời những người xung quanh đến cùng Đấng Ky Tô.

  • Những người mà anh chị em giảng dạy có hiểu ý nghĩa của việc đến cùng Đấng Ky Tô không? Anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ những suy nghĩ của mình. Nếu hữu ích, anh chị em có thể chia sẻ lời giải thích này: “Để đến với Đấng Cứu Rỗi, họ phải có đức tin nơi Ngài mà đưa đến sự hối cải—có được những thay đổi cần thiết để làm cho cuộc sống của họ phù hợp với những lời giảng dạy của Ngài” (Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta, trang 2). Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học cũng có thể đọc những đoạn thánh thư mà gồm có các cụm từ như “hãy đến cùng ta” hoặc “hãy đến cùng Đấng Ky Tô” để trả lời câu hỏi này—ví dụ, Ma Thi Ơ 11:28–30; Ôm Ni 1:26; Mô Rô Ni 10:32; Giáo Lý và Giao Ước 20:59. Tại sao chúng ta muốn người khác đến cùng Đấng Ky Tô? Một số điều đơn giản mà chúng ta có thể làm cho họ là gì? Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể lên kế hoạch để mời một người nào đó mà họ biết đến gần hơn với Đấng Ky Tô.

  • Việc tìm hiểu về cách mà người khác đã chia sẻ phúc âm là một cách/biện pháp/phương pháp tuyệt vời để truyền cảm hứng cho những người mà anh chị em dạy. Anh chị em có thể cho xem ít nhất một trong những đoạn video trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” hoặc mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học đọc lời khuyên dạy và những tấm gương trong sứ điệp của Chị Cristina B. Franco “Tìm Kiếm Niềm Vui trong Việc Chia Sẻ Phúc Âm” (Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 83–86). Chúng ta có thể học được gì từ những tấm gương này? Cùng nhau thảo luận điều mà nhóm túc số hoặc lớp học có thể làm để mời người khác đến cùng Đấng Ky Tô.

  • Khi đề cập đến việc chia sẻ phúc âm, Anh Cả Dieter F. Uchtdorf đã nói rằng một số người trong chúng ta có thể “cảm thấy không chắc về cách chia sẻ phúc âm. Hoặc chúng ta có thể cảm thấy lo sợ phải làm điều chúng ta không biết chắc mình có thể làm.” (“Công Việc Truyền Giáo: Chia Sẻ Những Gì Trong Đáy Lòng Anh Chị Em,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 16). Nếu các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học cảm thấy như vậy, thì năm đề nghị đơn giản mà Anh Cả Uchtdorf đã đưa ra trong sứ điệp của ông có thể giúp họ. Anh chị em có thể mời mỗi thành viên trong lớp học đọc một trong những đề nghị của ông và chia sẻ điều họ học được.

Hành Động theo Đức Tin

Khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo các ấn tượng mà họ đã nhận được hôm nay. Bài học hôm nay có liên quan như thế nào đến những mục tiêu cá nhân mà họ đã đặt ra? Nếu muốn, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ ý kiến của họ.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

  • 1 Ti Mô Thê 4:12 (Hãy làm gương cho các tín đồ)

  • An Ma 17:2–4 (Các con trai của Mô Si A tự chuẩn bị để chia sẻ phúc âm)

  • Giáo Lý và Giao Ước 42:6–7 (Rao giảng phúc âm bằng quyền năng của Thánh Linh)

  • Russell M. Nelson và Wendy Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” (buổi họp đặc biệt devotional dành cho giới trẻ toàn cầu, ngày 3 tháng Sáu năm 2018), phần bổ sung cho New EraEnsign, HopeofIsrael.ChurchofJesusChrist.org

  • “Mời Những Người Khác ‘Đến Xem,’” “Mời Những Người Khác ‘Đến Giúp Đỡ,’” “Mời Những Người Khác ‘Đến và Ở Lại’” (video), ChurchofJesusChrist.org

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi mời những người khác làm chứng về những lẽ thật để Thánh Linh có thể làm họ động lòng. “Các ngươi thì xưng ta là ai?” Ngài hỏi. Khi Phi E Rơ đáp, thì chứng ngôn của ông đã được củng cố: “Chúa là Đấng Ky Tô, con Đức Chúa Trời hằng sống” (Ma Thi Ơ 16:15–16). Việc chia sẻ phúc âm có thể củng cố chứng ngôn của các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học như thế nào?