Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 1–7 tháng Tư: “Hãy Hòa Giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô.” Gia Cốp 1–4


“Ngày 1–7 tháng Tư: ‘Hãy Hòa Giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô.’ Gia Cốp 1–4,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2024)

“Ngày 1–7 tháng Tư. Gia Cốp 1–4,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2024)

người phụ nữ quỳ dưới chân Chúa Giê Su

Forgiven (Được Tha Thứ), tranh do Greg Olsen họa. Được cho phép sử dụng. www.GregOlsen.com

Ngày 1–7 tháng Tư: Hãy Hòa Giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô

Gia Cốp 1–4

Dân Nê Phi xem Nê Phi là “người bảo vệ đắc lực” của họ (xin xem Gia Cốp 1:10). Ông cũng đã bảo vệ họ khỏi những mối nguy hiểm thuộc linh, cảnh báo họ chống lại tội lỗi và thúc giục họ đến cùng Đấng Ky Tô. Giờ đây những điều đó trở thành bổn phận của Gia Cốp, là người mà Nê Phi đã lập lên làm thầy tư tế và thầy giảng (xin xem Gia Cốp 1:18). Gia Cốp cảm thấy có trách nhiệm phải mạnh dạn cảnh cáo những người “bắt đầu hành động trong tội lỗi” trong khi cũng an ủi “tâm hồn bị tổn thương” của những người đã chịu đau đớn bởi tội lỗi của người khác (xin xem Gia Cốp 2:5–9). Ông đã làm cả hai điều đó bằng cách nào? Ông hướng họ đến với Chúa Giê Su Ky Tô—bởi vì cả hai nhóm người này đều cần sự chữa lành của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Gia Cốp 4). Giống như sứ điệp của Nê Phi trước ông, chứng ngôn của Gia Cốp là một lời kêu gọi “hãy hòa giải với [Thượng Đế] qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô” (Gia Cốp 4:11).

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Gia Cốp 1:6–8, 15–19; 2:1–11

Tôi có một “nhiệm vụ từ Chúa.”

Đối với Gia Cốp, việc giảng dạy lời của Thượng Đế là một “nhiệm vụ từ Chúa,” nên ông đã lao động cần mẫn để “làm vinh hiển chức vụ của mình” (Gia Cốp 1:17, 19). Những cụm từ mà Gia Cốp đã sử dụng có ý nghĩa gì đối với anh chị em? Hãy nghĩ về công dụng của một thấu kính. Điều đó có mang đến cho anh chị em bất cứ ý kiến nào không? Khi anh chị em suy ngẫm Gia Cốp 1: 6–8, 15–192:1–11, hãy nghĩ về những nhiệm vụ mà Chúa có thể có cho anh chị em. Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm điều gì để “làm vinh hiển” những nhiệm vụ đó?

Gia Cốp 2:12–21

“Không để cho tính kiêu căng hủy diệt tâm hồn mình!”

Dân Nê Phi có vấn đề với tính kiêu ngạo và thích tập trung vào của cải (xin xem Gia Cốp 2:13), và không chỉ duy nhất họ hay thời kỳ của họ mới có vấn đề đó. Ngày nay, kẻ nghịch thù đề cao sự ham muốn của cải như thế nào? Sau khi đọc Gia Cốp 2:12–21, hãy mô tả bằng lời riêng của anh chị em cách Thượng Đế muốn anh chị em nhìn nhận sự giàu có vật chất. Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để làm gì về điều mình đang học?

hình biểu tượng lớp giáo lý

Gia Cốp 2:22–35; 3:10–12

Thượng Đế thích sự trinh khiết.

Khi đọc Gia Cốp 2:22–35; 3:10–12, anh chị em tìm thấy điều gì giúp mình hiểu lý do tại sao sự trinh khiết lại quan trọng như vậy đối với Thượng Đế? Một số hậu quả tiêu cực của sự vô luân—trong thời của Gia Cốp và trong thời đại chúng ta là gì? Một số phước lành của việc sống một cuộc sống trinh khiết là gì?

Anh Cả David A. Bednar đã dạy rằng chúng ta sống “trong một thế giới ngày càng chế nhạo tính thiêng liêng của sự sinh sản” (“Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 41–44). Làm thế nào anh chị em giúp người khác hiểu lý do tại sao anh chị em tuân theo luật trinh khiết? Một cách tốt là bắt đầu bằng lời giải thích về các tiêu chuẩn của Thượng Đế về những cảm nghĩ và mối quan hệ tình dục trong phần “Thân Thể của Em là Thiêng Liêng” thuộc sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn (các trang 22–29). Anh chị em tìm thấy điều gì khác trong nguồn tài liệu đó mà sẽ giúp giải thích lý do tại sao mình sống theo luật trinh khiết?

Anh chị em có thể tìm thêm câu trả lời trong sứ điệp của Anh Cả Bednar được đề cập ở trên.

Tiêu chuẩn của Thượng Đế đối với sự trong sạch về mặt tình dục khác như thế nào so với các thông điệp khác mà anh chị em có thể gặp? Một số phước lành của việc sống một cuộc sống trinh khiết là gì?

Gia Cốp 4

Tôi có thể hòa giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô.

Gia Cốp khẩn nài với dân của ông “hãy hòa giải với [Thượng Đế] qua sự chuộc tội của Đấng Ky Tô” (Gia Cốp 4:11). Một định nghĩa của sự hòa giải là phục hồi tình bạn hoặc sự hòa thuận. Khi suy ngẫm về cuộc sống của mình, hãy nghĩ về một thời điểm mà anh chị em có thể đã cảm thấy xa cách Cha Thiên Thượng. Đấng Cứu Rỗi giúp anh chị em phục hồi mối quan hệ này như thế nào? Anh chị em có thể tìm thấy lời khuyên nào trong chương này mà giúp anh chị em hòa giải với Thượng Đế? (xin xem các câu 4–14).

Anh chị em đạt được thêm sự hiểu biết sâu sắc nào từ Ma Thi Ơ 5:23–24? Làm thế nào Đấng Cứu Rỗi có thể giúp anh chị em hòa giải với Thượng Đế—và những người khác?

Xin xem thêm 2 Nê Phi 10:24.

Gia Cốp 4:8–18

Tôi có thể tránh sự mù quáng thuộc linh bằng cách tập trung vào Đấng Cứu Rỗi.

Khi Gia Cốp cố gắng giúp dân của ông hoàn toàn quay về với Chúa, ông đã cảnh báo họ không được trở nên mù quáng về mặt thuộc linh và không được coi thường “những lời nói minh bạch” của phúc âm (xin xem Gia Cốp 4:13–14). Theo như Gia Cốp 4:8–18, chúng ta có thể làm gì để tránh sự mù quáng thuộc linh?

Khi giảng dạy, Đấng Cứu Rỗi sử dụng những sự so sánh với cuộc sống hằng ngày. Các câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê Su đã giúp mọi người tìm thấy các lẽ thật thuộc linh trong những kinh nghiệm họ thường gặp. Hãy cố gắng làm như thế khi anh chị em giảng dạy. Ví dụ, khi giảng dạy Gia Cốp 4:8–18, anh chị em có thể hỏi người học xem họ từng đi khám mắt chưa. Bác sĩ đã đánh giá thị lực của họ như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá thị lực thuộc linh của mình?

Để có thêm ý kiến, xin xem các ấn phẩm trong tháng này của tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Gia Cốp 2:8

Thượng Đế chữa lành tâm hồn bị tổn thương.

  • Để giúp các bé hiểu cách mà một “tâm hồn bị tổn thương” có thể được chữa lành, anh chị em có thể cùng nhau thảo luận xem làm thế nào cơ thể của chúng ta bị thương và điều gì giúp chúng được lành. Có lẽ con cái trong gia đình có thể chia sẻ những lúc chúng bị thương và điều gì đã giúp chúng được lành. Thậm chí anh chị em có thể cho chúng thấy băng gạc hoặc thuốc men như là một phần của cuộc trò chuyện này. Anh chị em có thể chia sẻ với chúng cách mà Đấng Cứu Rỗi đã giúp anh chị em khi tinh thần của anh chị em cần được chữa lành.

Gia Cốp 2:17–19

Tôi có thể giúp đỡ những người đang thiếu thốn bằng cách chia sẻ với họ.

  • Một số người trong thời kỳ của Gia Cốp rất giàu có, nhưng họ không muốn chia sẻ những gì họ có với những người khác. Khi anh chị em đọc những lời giảng dạy của Gia Cốp cho chúng nghe trong Gia Cốp 2:17–19, hãy đưa cho các bé cầm những bức hình hoặc đồ vật phù hợp với từ ngữ trong các câu này. Có thể giải thích rằng anh chị em đang chia sẻ những món đồ này với chúng; sau đó anh chị em có thể mời chúng chia sẻ những món đồ đó với anh chị em hoặc với nhau. Hãy nói về cảm nghĩ của anh chị em khi chia sẻ. Chúng ta có thể chia sẻ điều gì khác với người khác để giúp họ cảm thấy hạnh phúc?

  • Sau khi cùng nhau đọc Gia Cốp 2:17, có lẽ các bé có thể kể ra một số phước lành mà Cha Thiên Thượng đã chia sẻ với chúng. Tại sao Thượng Đế muốn chúng ta chia sẻ với người khác?

Gia Cốp 4:6, 10–11

Tôi có thể củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Đức tin của Gia Cốp nơi Đấng Ky Tô mạnh mẽ đến nỗi không thể nào lay chuyển được. Để dạy cho các bé cách xây đắp đức tin như thế, anh chị em có thể hỏi chúng về những điều chúng ta làm để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Chúng ta có thể làm gì để làm cho đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô được vững mạnh hơn? Cùng nhau đọc Gia Cốp 4:6 để giúp các bé khám phá ra điều mà Gia Cốp và dân của ông đã làm để làm cho đức tin của họ “khó lay chuyển.”

  • Một cách khác để giúp chúng hiểu ý nghĩa của việc có một đức tin “khó lay chuyển” là tìm một cái cây to và yêu cầu chúng rung lắc từng cành cây. Sau đó hãy để cho chúng thử lay chuyển thân cây. Tại sao việc lay chuyển thân cây lại khó hơn? Các cụm từ nào trong Gia Cốp 4:6, 10–11 mô tả những điều chúng ta có thể làm để cho đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô trở nên không thể lay chuyển được?

    cây lớn trong công viên

    Như một cái thân cây, đức tin của chúng ta nơi Đấng Ky Tô có thể “khó lay chuyển” được.

  • Để có những sự so sánh khác để dạy cho các bé về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô không thể lay chuyển, xin xem Neil L. Andersen “Những Cơn Gió Lốc Thuộc Linh” (Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 18–21).

    2:24

    Những Cơn Gió Lốc Thuộc Linh

    Đừng để cho các cơn gió lốc lôi kéo các em xuống. Đây là thời kỳ của các em---để đứng vững vàng với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Gia cốp viết trên các bảng khắc bằng vàng

I Will Send Their Words Forth (Jacob the Teacher) [Ta Sẽ Lưu Truyền Những Lời của Họ (Thầy Giảng Gia Cốp)], tranh do Elspeth Cailin Young họa