“Ngày 30 tháng Chín–Ngày 6 tháng Mười: ‘Ta Là Luật Pháp và Là Sự Sáng.’ 3 Nê Phi 12–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2023)
“Ngày 30 tháng Chín–Ngày 6 tháng Mười. 3 Nê Phi 12–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2023)
Ngày 30 tháng Chín–Ngày 6 tháng Mười: “Ta Là Luật Pháp và Là Sự Sáng”
3 Nê Phi 12–16
Giống như các môn đồ của Chúa Giê Su là những người đã quy tụ lại để nghe Bài Giảng trên Núi ở Ga Li Lê, những người đã quy tụ tại đền thờ ở xứ Phong Phú đã sống theo luật pháp Môi Se. Họ đã tuân theo luật đó bởi vì nó hướng tâm hồn họ đến Đấng Ky Tô (xin xem Gia Cốp 4:5), và giờ đây Đấng Ky Tô đứng trước mặt họ, tuyên bố một luật pháp cao hơn. Nhưng ngay cả những người trong chúng ta mà chưa từng sống theo luật pháp Môi Se thì cũng có thể nhận ra rằng tiêu chuẩn mà Chúa Giê Su đặt ra cho các môn đồ của Ngài là một tiêu chuẩn cao. “Ta muốn các ngươi phải được toàn hảo,” Ngài đã tuyên bố như vậy (3 Nê Phi 12:48). Nếu điều này làm anh chị em cảm thấy mình còn thiếu sót, hãy nhớ rằng Chúa Giê Su cũng có phán: “Phước thay cho những ai với tinh thần khốn khó đến cùng ta, vì vương quốc thiên thượng thuộc về những kẻ ấy” (3 Nê Phi 12:3). Luật pháp cao hơn này là một lời mời—một cách khác để nói rằng “Hãy đến cùng ta để được cứu” (3 Nê Phi 12:20). Giống với luật pháp Môi Se, luật pháp này hướng chúng ta đến Đấng Ky Tô—Đấng duy nhất có thể cứu và làm cho chúng ta toàn hảo. Ngài phán: “Này, ta là luật pháp và là sự sáng. Hãy hướng về ta và kiên trì đến cùng, rồi các ngươi sẽ sống” (3 Nê Phi 15:9).
Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ
Tôi có thể trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô.
Sau đây là một cách để học và áp dụng điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy trong 3 Nê Phi 12–14: Hãy chọn một nhóm các câu thánh thư, và xem liệu anh chị em có thể tóm tắt chúng bằng một câu bắt đầu với “Những môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô …” Ví dụ, một câu tóm tắt 3 Nê Phi 13:1–8 có thể là “Những môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô không tìm kiếm sự khen ngợi của mọi người khi làm điều tốt.” Hãy thử làm như vậy với các đoạn này:
Sau khi đọc các câu này, anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm điều gì để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?
Lệnh truyền trong 3 Nê Phi 12:48 có thể dường như quá sức—thậm chí không thể thực hiện được. Anh chị em học được gì từ sứ điệp của Anh Cả Jeffrey R. Holland “Thế Thì Cuối Cùng—Các Ngươi Hãy Nên Trọn Vẹn” (Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 40–42) mà có thể giúp anh chị em hiểu những lời của Đấng Cứu Rỗi trong câu này? Theo Mô Rô Ni 10:32–33, điều gì giúp chúng ta có thể trở nên toàn thiện giống như Đấng Cứu Rỗi?
3 Nê Phi 12:1–2; 15:23–24; 16:1–6
Phước thay cho những ai tin mà không cần thấy.
Rất ít con cái của Thượng Đế được trông thấy Đấng Cứu Rỗi và nghe giọng Ngài như dân chúng tại xứ Phong Phú. Hầu hết chúng ta giống với những người được mô tả trong 3 Nê Phi 12:2; 15:23; và 16:4–6. Những lời hứa nào được ban cho những người như vậy trong các câu này? Những lời hứa này đã được làm tròn như thế nào trong cuộc sống của anh chị em?
Xin xem thêm Giăng 20:26–29; 2 Nê Phi 26:12–13; An Ma 32:16–18.
3 Nê Phi 12:21–30; 13:1–8, 16–18; 14:21–23
Tôi có thể cố gắng làm thanh khiết những ước muốn của lòng mình.
Một chủ đề mà anh chị em có thể nhận thấy trong những chương này là lời mời của Đấng Cứu Rỗi để sống theo một luật pháp cao hơn—trở nên ngay chính không chỉ trong những hành động mà còn trong tấm lòng chúng ta. Hãy tìm chủ đề này khi Đấng Cứu Rỗi nói về sự bất hòa (3 Nê Phi 12:21–26), sự vô luân (3 Nê Phi 12:27–30), sự cầu nguyện (3 Nê Phi 13:5–8), và nhịn ăn (3 Nê Phi 13:16–18). Anh chị em có thể tìm ra những ví dụ nào khác nữa? Anh chị em có thể làm gì để làm thanh khiết những ước muốn trong lòng mình?
Cha Thiên Thượng sẽ ban cho tôi những điều tốt đẹp khi tôi cầu xin, tìm kiếm, và gõ cửa.
Khi anh chị em đọc lời mời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 14:7–11 để cầu xin, tìm kiếm, và gõ cửa, hãy suy ngẫm xem Ngài muốn anh chị em xin “những vật tốt” gì. Các câu thánh thư bổ sung sau đây có thể giúp anh chị em hiểu cách cầu xin, tìm kiếm, và gõ cửa. Các câu này cũng giúp giải thích lý do tại sao một số lời cầu nguyện không được đáp ứng theo cách anh chị em mong đợi: Ê Sai 55:8–9; Hê La Man 10:4–5; Mô Rô Ni 7:26–27, 33, 37; và Giáo Lý và Giao Ước 9:7–9; 88:64. Những đoạn này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa?
Xin xem thêm Milton Camargo, “Cầu Xin, Tìm Kiếm, và Gõ Cửa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 106–108.
Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em
Tôi có thể làm một tấm gương tốt bằng cách noi theo Chúa Giê Su.
-
Đôi khi, trẻ em có thể không nhận ra tấm gương của chúng có thể ban phước cho người khác nhiều như thế nào. Hãy sử dụng 3 Nê Phi 12:14–16 để khuyến khích chúng lan tỏa ánh sáng của mình. Ví dụ, khi anh chị em đọc “các ngươi” hoặc “của các ngươi” trong các câu này, hãy bảo các bé chỉ vào bản thân chúng. Hãy kể cho các bé nghe về ánh sáng mà anh chị em thấy nơi chúng khi chúng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và cách ánh sáng đó soi dẫn cho anh chị em để cũng noi theo Ngài.
-
Để khuyến khích các bé không giấu sự sáng của chúng (xin xem 3 Nê Phi 12:15), hãy để chúng thay phiên nhau giấu hoặc che một ngọn đèn hoặc một nguồn sáng khác. Chúng có thể mở đèn ra ra mỗi lần chúng kể ra một điều gì đó mà chúng có thể làm để trở thành một tấm gương tốt cho người khác.
“Tích trữ của cải mình trên trời.”
-
Việc đọc những câu này có thể thúc đẩy một cuộc thảo luận về những điều chúng ta trân quý. Anh chị em có thể dẫn các bé đi truy tìm kho báu để tìm ra những thứ mà nhắc nhở chúng về những kho báu có giá trị vĩnh cửu.
Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.
-
Khi anh chị em đọc 3 Nê Phi 14:7, các bé có thể làm những động tác tượng trưng cho mỗi một lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong câu này. Ví dụ, chúng có thể giơ tay (cầu xin), làm ống nhòm bằng tay (tìm kiếm), hoặc giả bộ gõ cửa (gõ). Hãy giúp các bé nghĩ về những điều chúng có thể nói và cầu xin trong những lời cầu nguyện của chúng.
-
Các bé có thể thích một trò chơi mà trong đó chúng hỏi xin một thứ gì đó và nhận được một thứ hoàn toàn khác. Trong 3 Nê Phi 14:7–11, Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta biết gì về Cha Thiên Thượng?
Đấng Cứu Rỗi muốn tôi nghe và làm theo những điều Ngài phán dạy.
-
Hãy nghĩ về những cách thức anh chị em có thể giúp các bé hình dung câu chuyện ngụ ngôn trong các câu này. Chúng có thể vẽ tranh, làm động tác, hoặc xây một cái gì đó trên nền móng vững chắc và trên nền cát. Chúng cũng có thể thay thế tên của mình bằng “người khôn” khi đọc 3 Nê Phi 14:24–27. Hoặc chúng có thể đứng lên mỗi lần chúng nghe từ “làm theo” trong 3 Nê Phi 14:21–27 và 15:1.
-
Đây là bài học sử dụng hình ảnh trực quan mà anh chị em có thể thử: hãy bảo các bé tưởng tượng rằng một chân của chúng tượng trưng cho việc nghe những lời của Đấng Cứu Rỗi và chân kia tượng trưng cho việc làm điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy. Mời các bé cố gắng đứng thăng bằng chỉ trên chân “nghe” của chúng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một cơn gió mạnh thổi ngang qua phòng? Sau đó, anh chị em và các bé có thể tìm kiếm những điều cụ thể mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta phải làm: xin xem 3 Nê Phi 12:3–12, 21–26; 13:5–8.