Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 3–9 tháng Tám. An Ma 43–52: “Giữ Vững Đức Tin Nơi Đấng Ky Tô”


“Ngày 3–9 tháng Tám. An Ma 43–52: ‘Giữ Vững Đức Tin Nơi Đấng Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 3–9 tháng Tám. An Ma 43–52,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Mô Rô Ni và Lá Cờ Tự Do

For the Blessings of Liberty (Vì Những Phước Lành của Sự Tự Do), tranh do Scott M. Snow họa

Ngày 3–9 tháng Tám

An Ma 43–52

“Giữ Vững Đức Tin Nơi Đấng Ky Tô”

Dường như các sự kiện được mô tả trong An Ma 43–52 không liên quan đặc biệt đến anh chị em. Nhưng cũng như trong tất cả thánh thư, Chúa có một sứ điệp dành cho anh chị em. Hãy thành tâm tìm kiếm điều đó.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Khi chúng ta đọc những lời này trong phần mở đầu của An Ma chương 43—“Và giờ đây tôi xin trở lại truyện ký về các trận chiến giữa dân Nê Phi và dân La Man”—rất hợp lý để thắc mắc lý do tại sao Mặc Môn gồm vào cả những câu chuyện chiến tranh này khi mà chỗ trên các bảng khắc lại hạn chế (xin xem Lời Mặc Môn 1:5). Đúng là chúng ta có nhiều cuộc chiến trong những ngày sau, nhưng những lời của ông có giá trị hơn vậy, chứ không chỉ là những mô tả về chiến lược và sự bi thương của chiến tranh. Những lời của ông cũng chuẩn bị chúng ta cho cuộc chiến mà “tất cả chúng ta đều tham gia” (Hymns, số 250), là cuộc chiến mà chúng ta đang chiến đấu mỗi ngày chống lại các thế lực của quỷ dữ. Cuộc chiến này rất thật, và kết quả của nó ảnh hưởng đến cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta. Giống với dân Nê Phi, chúng ta “được khích lệ bởi một chính nghĩa tốt đẹp hơn,” đó chính là “Thượng Đế, tôn giáo, sự tự do, hòa bình, và [gia đình] của chúng ta.” Mô Rô Ni gọi đó là “chính nghĩa của các Ky Tô hữu,” cũng vì cùng một chính nghĩa đó mà chúng ta đang chiến đấu ngày nay (An Ma 43:45; 46:12, 16).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

An Ma 43–52

Những cuộc chiến trong Sách Mặc Môn dạy cho tôi về cuộc chiến của tôi chống lại sự tà ác.

Việc đọc về những cuộc chiến tranh giữa dân Nê Phi và dân La Man có thể có ý nghĩa hơn với anh chị em nếu anh chị em tìm kiếm những sự tương đồng với cuộc chiến thuộc linh cá nhân của anh chị em. Khi đọc An Ma 43–52, hãy lưu ý điều dân Nê Phi đã làm giúp cho họ thành công (hoặc không thành công). Rồi suy ngẫm cách anh chị em có thể sử dụng điều mình học được để giúp anh chị em chiến thắng trong cuộc chiến thuộc linh của mình. Khi anh chị em học những câu như sau, hãy viết xuống những suy nghĩ của mình về cách anh chị em có thể làm theo tấm gương của dân Nê Phi:

Cũng hãy lưu ý xem dân La Man và những kẻ ly khai người Nê Phi cố gắng đánh bại dân Nê Phi như thế nào. Những điều này có thể cảnh báo cho anh chị em về cách kẻ nghịch thù cố gắng tấn công anh chị em. Khi anh chị em học, hãy viết xuống cách Sa Tan có thể tấn công anh chị em tương tự như vậy:

  • An Ma 43:8. Giê Ra Hem Na tìm cách khiến cho dân hắn tức giận để hắn có thể có quyền hành với họ. (Khi tôi trở nên tức giận người khác, tôi đang cho Sa Tan có quyền hành với tôi.)

  • An Ma 43:29. Dân La Man muốn mang dân Nê Phi vào vòng nô lệ.

  • An Ma 46:10.

  • An Ma 47:10–19.

Hình Ảnh
Dân Nê Phi chiến đấu với dân La Man

Defense of a Nephite City (Bảo Vệ một Thành Phố của người Nê Phi),tranh do Minerva K. Teichert họa

An Ma 46:11–28; 48:7–17

Khi tôi cố gắng trung tín giống như Mô Rô Ni, tôi sẽ trở nên giống Đấng Cứu Rỗi hơn.

Anh chị em có ước mình có thể trở nên giống Đấng Cứu Rỗi hơn và giảm bớt quyền năng của kẻ nghịch thù trong cuộc sống của mình không? Có một cách là làm theo lời khuyên nhủ trong An Ma 48:17 để trở nên “giống như Mô Rô Ni.” Hãy chú ý đến những thuộc tính và hành động của Mô Rô Ni được mô tả xuyên suốt An Ma 43–52, nhưng đặc biệt trong 46:11–2848:7–17. Điều gì gây ấn tượng cho anh chị em về “người hùng mạnh” này? Làm thế nào những thuộc tính và hành động giống như ông có thể làm suy yếu quyền năng của quỷ dữ trong cuộc đời anh chị em? Hãy suy ngẫm xem anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm gì để noi theo gương Mô Rô Ni và trở nên giống Đấng Cứu Rỗi hơn.

An Ma 47

Sa Tan cám dỗ và lừa dối chúng ta từng chút một.

Sa Tan biết là hầu hết chúng ta không sẵn lòng phạm vào tội lỗi lớn lao hay tin những lời hoàn toàn dối trá. Do đó, nó sử dụng những lời dối trá và cám dỗ tinh vi để dẫn chúng ta đến những tội lỗi tưởng chừng nhỏ nhặt—càng nhiều càng tốt đến khi nó nghĩ là chúng ta sẽ chấp nhận. Nó tiếp tục làm điều này cho đến lúc chúng ta đi xa khỏi sự an toàn của việc sống ngay chính.

Anh chị em có thể tìm thấy mẫu hình này trong câu chuyện A Ma Lịch Gia lừa Lê Hôn Ti, trong An Ma 47. Trong khi học, anh chị em hãy suy ngẫm cách Sa Tan có thể cố gắng lừa anh chị em, như được mô tả bởi Anh Cả Robert D. Hales:

“Kẻ phản bội A Ma Lịch Gia thuyết phục Lê Hôn Ti ‘xuống’ gặp hắn dưới chân núi. Nhưng khi Lê Hôn Ti đi xuống núi thì ông bị đánh thuốc độc ′dần dần′ cho đến khi ông chết và quân đội của ông rơi vào tay của A Ma Lịch Gia (xin xem An Ma 47). Qua những cuộc tranh cãi và lời chỉ trích, một số người nhử chúng ta rời khỏi nơi cao. Nơi cao là nơi có ánh sáng. … Đó là một nơi an toàn” (“Sự Can Đảm của Ky Tô Hữu: Cái Giá để Làm Môn Đồ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 74).

Xin xem thêm 2 Nê Phi 26:22; 28:21–22.

An Ma 50–51

Đoàn kết mang lại sự an toàn.

Trong những hoàn cảnh được ghi lại vào phần đầu của An Ma 50, có vẻ như dân La Man không thể nào chiến thắng được dân Nê Phi. Áo giáp, những đồn lũy, và nỗ lực hợp nhất của dân Nê Phi làm cho họ dường như không thể bị đánh bại (xin xem An Ma 49:28–3050:17–20). Nhưng dân La Man nhanh chóng chiếm được nhiều thành phố của họ—kể cả những thành phố mà Mô Rô Ni đã củng cố. (xin xem An Ma 51:26–27). Làm sao điều này xảy ra được? Hãy tìm câu trả lời khi anh chị em đọc các chương này (đặc biệt xem An Ma 51:1–12). Suy ngẫm xem truyện ký này có những lời cảnh báo nào dành cho anh chị em và gia đình mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

An Ma 45:2–8

Đọc những câu này cùng nhau có thể soi dẫn cho gia đình anh chị em để tổ chức những cuộc trò chuyện riêng về phúc âm với các thành viên gia đình, giống điều An Ma đã làm với Hê La Man.

An Ma 46:12–22

Lá cờ tự do đã truyền cảm hứng cho dân Nê Phi biết tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế và bảo vệ đức tin của họ. Điều gì truyền cảm hứng cho chúng ta để làm giống như vậy? Có lẽ gia đình anh chị em có thể tạo ra lá cờ tự do của riêng mình—một lá cờ hay biểu ngữ có những chữ hoặc hình ảnh mà nhắc nhở anh chị em tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế mỗi ngày.

An Ma 48:7–9; 49:1–9; 50:1–6

Khi gia đình anh chị em đọc về những đồn lũy của dân Nê Phi, anh chị em có thể thảo luận cách anh chị em đang củng cố mái gia đình mình chống lại kẻ nghịch thù. Trẻ em có thể thích xây một đồn lũy bằng những vật dụng như ghế và chăn, hoặc chúng có thể vẽ ra điều chúng tưởng tượng về những đồn lũy của người Nê Phi.

An Ma 51:1–12

Những câu này dạy gì về điều có thể xảy ra trong gia đình chúng ta khi chúng ta có bất đồng? Làm thế nào chúng ta có thể gia tăng sự đoàn kết của mình?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy đặt câu hỏi trong khi anh chị em học. Khi anh chị em học thánh thư, hãy tự hỏi mình những câu hỏi mà có thể giúp anh chị em suy ngẫm xem mình đang sống theo những điều đọc được đến mức độ nào.

Hình Ảnh
Mô Rô Ni đang giương Lá Cờ Tự Do

Title of Liberty (Lá Cờ Tự Do), tranh do Larry Conrad Winborg họa

In