Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 12–18 tháng Mười. 3 Nê Phi 20–26: “Các Ngươi Là Con Cái của Giao Ước”


“Ngày 12–18 tháng Mười. 3 Nê Phi 20–26: ‘Các Ngươi Là Con Cái của Giao Ước,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 12–18 tháng Mười. 3 Nê Phi 20–26,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô hiện ra cùng dân Nê Phi

Tranh minh họa Đấng Ky Tô hiện ra cùng dân Nê Phi do Andrew Bosley thực hiện

Ngày 12–18 tháng Mười

3 Nê Phi 20–26

“Các Ngươi Là Con Cái của Giao Ước”

Khi nói về thánh thư, Chúa Giê Su thường sử dụng từ tìm hiểu (xin xem 3 Nê Phi 20:11; 23:1, 5). Khi đọc 3 Nê Phi 20–26, anh chị em sẽ tìm hiểu điều gì?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Khi anh chị em nghe người ta sử dụng các thuật ngữ như gia tộc Y Sơ Ra Ên, anh chị em có cảm thấy như họ đang nói về mình không? Dân Nê Phi và dân La Man đúng là những hậu duệ của Y Sơ Ra Ên—câu chuyện của họ thậm chí bắt đầu ở Giê Ru Sa Lem—nhưng đối với một số người trong bọn họ, Giê Ru Sa Lem hẳn phải giống như “một xứ xa xôi, một xứ mà chúng ta không biết tới” (Hê La Man 16:20). Vâng, họ là “một cành của cây Y Sơ Ra Ên,” nhưng họ cũng “đã bị thất lạc khỏi gốc của nó” (An Ma 26:36; xin xem thêm 1 Nê Phi 15:12). Nhưng khi Đấng Cứu Rỗi xuất hiện cho họ thấy, Ngài muốn họ biết rằng họ không bị thất lạc đối với Ngài. Ngài phán rằng: “Các ngươi thuộc gia tộc Y Sơ Ra Ên, và các ngươi thuộc [về giao ước]” (3 Nê Phi 20:25). Ngày nay, Ngài có lẽ sẽ nói với anh chị em điều gì đó tương tự như vậy, bởi vì bất kỳ ai được làm phép báp têm và lập giao ước với Ngài cũng thuộc vào gia tộc Y Sơ Ra Ên, “thuộc giao ước,” bất luận nguồn gốc tổ tiên của anh chị em hay nơi anh chị em sống. Nói cách khác, khi Chúa Giê Su phán cùng gia tộc Y Sơ Ra Ên, Ngài cũng đang nói về anh chị em. Lời chỉ dẫn hãy ban phước “tất cả các dân trên thế gian” là dành cho anh chị em (3 Nê Phi 20:27). Lời mời “hãy thức tỉnh một lần nữa, và mặc lấy sức mạnh của ngươi” là dành cho anh chị em (3 Nê Phi 20:36). Và lời hứa quý báu của Ngài: “Lòng nhân từ của ta sẽ chẳng bao giờ rời khỏi ngươi, và lời giao ước bình an của ta sẽ chẳng chuyển,” là dành cho anh chị em (3 Nê Phi 22:10).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

3 Nê Phi 20–22

Trong những ngày sau, Thượng Đế sẽ thực hiện một công việc vĩ đại và kỳ diệu.

Đấng Cứu Rỗi đã ban cho dân chúng một số lời hứa đặc biệt và tiên tri về tương lai của dân giao ước của Ngài—và gồm cả anh chị em trong đó. Như Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói: “Chúng ta thuộc vào dân giao ước của Chúa. Đặc ân của chúng ta là đích thân tham gia vào sự làm tròn những lời hứa này. Thật là một điều đầy phấn khởi để sống trong thời gian này!” (“Sự Quy Tụ Dân Y Sơ Ra Ên Đã Bị Phân Tán,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 79).

Hãy tìm những lời tiên tri về những ngày sau trong lời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 20–22. Những lời tiên tri nào trong số này đặc biệt làm cho anh chị em phấn khởi? Anh chị em có thể làm gì để giúp làm ứng nghiệm những lời tiên tri trong các chương này?

Hãy lưu ý rằng 3 Nê Phi 21:1–7 có chỉ ra sự xuất hiện của Sách Mặc Môn (“những điều này” trong các câu 2 và 3) là một dấu hiệu cho thấy những lời hứa của Thượng Đế đã bắt đầu được làm tròn. Những lời hứa đó là gì, và làm thế nào Sách Mặc Môn giúp làm tròn những lời đó?

Xin xem thêm Russell M. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” (buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho giới trẻ, ngày 3 tháng Sáu, năm 2018), broadcasts.ChurchofJesusChrist.org.

3 Nê Phi 20:10–12; 23; 26:1–12

Đấng Cứu Rỗi muốn tôi tìm kiếm những lời của các vị tiên tri.

Những lời nói và việc làm của Chúa Giê Su trong các chương này tiết lộ điều Ngài cảm thấy về thánh thư. Anh chị em học được gì về thánh thư trong 3 Nê Phi 20:10–12; 23; và 26:1–12? Anh chị em tìm thấy trong các câu này điều gì giúp soi dẫn cho anh chị em “chuyên tâm tìm hiểu những điều này”? (3 Nê Phi 23:1).

3 Nê Phi 2224

Thượng Đế thương xót những ai quay về với Ngài.

Trong 3 Nê Phi 22 và 24, Đấng Cứu Rỗi trích dẫn những lời từ Ê Sai và Ma La Chi mà rất giàu hình ảnh và lối so sánh sống động—những viên đá nền sặc sỡ, than trong lửa, người thợ luyện bạc, và các cửa sổ trên trời. Có thể thú vị khi liệt kê ra những lời này. Mỗi lời này giảng anh chị em điều gì về mối quan hệ của Thượng Đế với dân Ngài? Ví dụ, 3 Nê Phi 22:4–8 so sánh Thượng Đế như một người chồng và dân Ngài như một người vợ. Việc đọc về những hình ảnh này có thể thúc giục anh chị em nghĩ về mối quan hệ của cá nhân anh chị em với Chúa. Những lời hứa trong các chương này đã được làm tròn như thế nào trong cuộc sống của anh chị em? (xin đặc biệt xem 3 Nê Phi 22:7–8, 10–17; 24:10–12, 17–18).

3 Nê Phi 25:5–6

Tấm lòng tôi nên trở lại cùng tổ tiên tôi.

Trong hàng thế kỷ, người Do Thái trên khắp thế giới đã luôn tha thiết mong đợi sự trở lại đã được hứa của Ê Li. Các Thánh Hữu Ngày Sau biết rằng Ê Li đã trở lại, khi ông hiện đến với Joseph Smith trong Đền Thờ Kirtland năm 1836 (xin xem GLGƯ 110:13–16). Công việc làm cho lòng cha trở lại—tức là công việc đền thờ và lịch sử gia đình—đang được thực hiện. Anh chị em đã có những kinh nghiệm nào mà giúp tấm lòng anh chị em trở lại cùng tổ tiên mình?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

3 Nê Phi 22:2

Sau khi đọc câu này, có lẽ anh chị em có thể tự làm một cái lều và nói về việc Giáo Hội giống với một cái lều trong vùng hoang dã như thế nào. “Giăng dây cho dài” và “cũng cố lại các cọc trụ cho chắc” nghĩa là gì? Làm thế nào chúng ta mời những người khác tìm được “nơi trú ẩn” trong Giáo Hội?

3 Nê Phi 23:6–13

Nếu Đấng Cứu Rỗi kiểm tra các hồ sơ ghi chép mà gia đình chúng ta đang giữ, thì Ngài sẽ đặt cho chúng ta những câu hỏi gì? Có bất cứ sự kiện hay kinh nghiệm thuộc linh quan trọng nào mà chúng ta nên ghi chép lại không? Bây giờ có lẽ là thời điểm tốt để tạo hoặc bổ sung một hồ sơ gia đình và cùng nhau bàn bạc về điều nên gồm vào trong đó. Các thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình có thể thích trang trí hồ sơ của anh chị em với những bức ảnh hoặc các hình vẽ. Tại sao việc lưu giữ những kinh nghiệm thuộc linh của gia đình chúng ta lại quan trọng?

3 Nê Phi 24:7–18

Chúng ta có được kinh nghiệm như thế nào về những phước lành khi đóng tiền thập phân như đã được hứa trong những câu này? Sứ điệp của Anh Cả David A. Bednar “Các Cửa Sổ Trên Trời” (Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 17–20) có thể giúp mọi người trong gia đình anh chị em nhận ra những phước lành này.

3 Nê Phi 25:5–6

Làm thế nào anh chị em giúp tấm lòng của mọi người trong gia đình quay trở về cùng cha họ? Anh chị em có thể chỉ định cho mọi người tìm hiểu về một trong những tổ tiên của mình và chia sẻ với những người còn lại trong gia đình về điều họ biết được (xin xem FamilySearch.org). Hoặc anh chị em có thể cùng nhau tìm một người tổ tiên cần các giáo lễ đền thờ và hoạch định một chuyến đi đền thờ để thực hiện những giáo lễ đó.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sống theo chứng ngôn của mình. Anh Cả Neal A. Maxwell dạy: “Các anh chị em giảng dạy bằng lối sống của mình.” “Tính nết của các anh chị em sẽ được nhớ đến nhiều hơn … là một lẽ thật cụ thể trong một bài học cụ thể” (“But a Few Days” [bài nói chuyện đưa ra cho những nhà giáo dục tôn giáo thuộc Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội, ngày 10 tháng Chín, năm 1982], trang 2). Nếu anh chị em muốn dạy một nguyên tắc phúc âm, hãy hết mình sống theo nguyên tắc đó.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đọc những biên sử của dân Nê Phi cùng với Nê Phi

Bring Forth the Record (Hãy Đem Biên Sử Lại), tranh do Gary L. Kapp họa

In