Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 21–27 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: “Ngài Sẽ Xuống Thế Gian để Cứu Chuộc Dân Ngài”


“Ngày 21–27 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: “Ngài Sẽ Xuống Thế Gian để Cứu Chuộc Dân Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 21–27 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Giô Sép, Ma Ri và hài nhi Giê Su trong máng cỏ

Behold the Lamb of God (Hãy Nhìn Chiên Con của Thượng Đế), tranh do Walter Rane họa

Ngày 21–27 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

“Ngài Sẽ Xuống Thế Gian để Cứu Chuộc Dân Ngài”

Mùa lễ Giáng Sinh là một thời gian để suy ngẫm và biểu lộ lòng biết ơn sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. Khi anh chị em đọc và suy ngẫm trong tuần này về sự sinh ra và cuộc đời Ngài, hãy xem xét cách mà việc học Sách Mặc Môn của anh chị em trong năm này đã củng cố chứng ngôn của anh chị em rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi của thế gian. Hãy ghi lại những ấn tượng đến với anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Từ Nê Phi đến Mô Rô Ni, mỗi vị tiên tri trong Sách Mặc Môn đều cam kết với mục đích thiêng liêng được tóm tắt trong trang tựa của sách: “Thuyết phục [tất cả mọi người] rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.” Một vị tiên tri đã thấy Ngài trong thể linh hồn từ tiền dương thế, và một vị khác đã thấy sự giáng sinh và giáo vụ của Ngài trong một khải tượng. Một vị đã đứng trên tường thành để tuyên bố các điềm triệu về sự sinh ra và cái chết của Ngài, và một vị khác đã quỳ xuống trước cơ thể được phục sinh của Ngài, chạm vào các vết thương trên tay, chân, và hông Ngài. Tất cả bọn họ đều biết lẽ thật quan trọng này: “Chẳng có phương tiện nào hay đường lối nào khác mà nhờ đó loài người có thể được cứu, ngoại trừ máu chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng … đến để cứu chuộc thế gian” (Hê La Man 5:9).

Do đó trong mùa lễ Giáng Sinh này, khi những người tin theo trên khắp thế giới ăn mừng tình yêu thương và lòng nhân từ của Thượng Đế vì đã gửi xuống Vị Nam Tử của Ngài, hãy suy ngẫm cách mà Sách Mặc Môn đã củng cố đức tin của anh chị em nơi Đấng Ky Tô. Khi nghĩ về sự giáng sinh của Ngài, hãy suy ngẫm lý do tại sao Ngài đã đến và làm thế nào sự giáng thế của Ngài đã thay đổi cuộc đời anh chị em. Rồi anh chị em có thể có được niềm vui thật sự của lễ Giáng Sinh—món quà mà Chúa Giê Su Ky Tô đã ban cho anh chị em.

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

1 Nê Phi 11:13–36; Mô Si A 3:5–10; Hê La Man 14:1–13; 3 Nê Phi 1:4–22

Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh để làm Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Theo truyền thống thì sẽ đọc câu chuyện về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi trong Kinh Tân Ước vào mùa lễ Giáng Sinh, nhưng anh chị em cũng có thể tìm được những lời tiên tri đầy cảm động về sự kiện thiêng liêng này trong Sách Mặc Môn. Ví dụ, những lời tiên tri về sự giáng thế và giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi được tìm thấy trong 1 Nê Phi 11:13–36; Mô Si A 3:5–10; Hê La Man 14:1–13; và 3 Nê Phi 1:4–22. Những ấn tượng gì về Chúa Giê Su Ky Tô đến với anh chị em trong khi đọc các đoạn này và suy ngẫm các ý nghĩa có thể có của các điềm triệu về sự giáng sinh của Ngài? Chứng ngôn của các vị tiên tri này ở Mỹ Châu thời xa xưa giúp củng cố chứng ngôn của anh chị em về Đấng Ky Tô và sứ mệnh của Ngài như thế nào?

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 1:18–252; Lu Ca 2.

2 Nê Phi 2:6; An Ma 7:7–13; 11:40; Hê La Man 5:9; 14:16–17

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của cả nhân loại.

Chúng ta kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì có sự hy sinh chuộc tội của Ngài, qua đó Ngài cứu chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết, an ủi chúng ta trong những khổ đau, và giúp chúng ta “được toàn thiện trong Ngài” (Mô Rô Ni 10:32). Anh chị em học được điều gì từ Sách Mặc Môn trong năm nay về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để cứu chuộc anh chị em? Anh chị em ấn tượng với câu chuyện hay lời giảng dạy nào? Hãy xem xét những ví dụ sau đây dạy anh chị em điều gì về sứ mệnh cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi: 2 Nê Phi 2:6; An Ma 7:7–13; 11:40; và Hê La Man 5:9; 14:16–17. Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm gì để cho Ngài thấy lòng biết ơn của anh chị em?  

1 Nê Phi 6:4; 19:18; 2 Nê Phi 25:23, 26; 33:4, 10

Sách Mặc Môn Làm Chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

“Một chứng thư khác về Chúa Giê Su Ky Tô” không chỉ là một tựa đề phụ của Sách Mặc Môn; nó là lời tuyên bố về mục đích thiêng liêng của sách. Hãy suy ngẫm điều anh chị em học được từ các thánh thư sau đây về sứ mệnh làm chứng về Đấng Ky Tô của Sách Mặc Môn: 1 Nê Phi 6:4; 19:18; và 2 Nê Phi 25:23, 26; 33:4, 10.

Cân nhắc ghi lại trong một quyển nhật ký cách mà việc học hỏi Sách Mặc Môn trong năm nay đã mang anh chị em đến gần Đấng Ky Tô hơn. Những gợi ý sau đây có thể giúp ích:

  • “Một điều mới mà tôi học được về Đấng Cứu Rỗi trong năm nay là …”

  • “Việc đọc [những câu thánh thư về Đấng Cứu Rỗi] đã thay đổi cách tôi …”

  • “Người [hay câu chuyện] tôi thích nhất trong Sách Mặc Môn đã dạy tôi rằng Đấng Cứu Rỗi …”

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

1 Nê Phi 11:13–23; Mô Si A 3:5–10; Hê La Man 14:1–13; 3 Nê Phi 1:4–22

Trẻ em có thể thích vẽ những bức tranh về điều chúng nghe được trong khi anh chị em đọc các câu chuyện về sự giáng sinh và giáo vụ của Đấng Ky Tô trong 1 Nê Phi 11:13-23; Mô Si A 3:5–10; Hê La Man 14:1–13; và 3 Nê Phi 1:4–22. Rồi con cái của anh chị em có thể kể lại các câu chuyện mà sử dụng những bức tranh chúng đã vẽ.

“Ngài Là Món Quà”

Đề giúp gia đình anh chị em tập trung vào món quà mà Cha Thiên Thượng đã ban tặng chúng ta bằng cách gửi xuống Vị Nam Tử của Ngài, anh chị em có thể gói một bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô thành một món quà Giáng Sinh. Các thành viên trong gia đình có thể nói về những món quà Giáng Sinh yêu thích mà họ đã nhận được hay hy vọng được nhận. Rồi họ có thể mở quà có bức tranh của Đấng Ky Tô và thảo luận cách mà Ngài là một món quà quý báu đối với chúng ta. Hãy thảo luận cách gia đình anh chị em có thể khám phá, trân quý, và chia sẻ món quà của Đấng Cứu Rỗi trong mùa Giáng Sinh này.

2:43

Gia đình anh chị em cũng có thể được lợi ích khi nghĩ về một “món quà” họ thích tặng cho Đấng Cứu Rỗi, như việc cố gắng tử tế hơn với người khác hoặc nỗ lực khắc phục một thói quen xấu. Cân nhắc mời mọi người trong gia đình viết xuống những ý kiến của họ, gói chúng lại giống một món quà, và đặt những món quà này quanh tấm hình của Đấng Cứu Rỗi.

Tinh Thần lễ Giáng Sinh

Sẽ vui khi hoạch định các sinh hoạt mà gia đình anh chị em có thể làm trong khoảng thời gian cho đến ngày Giáng Sinh để cảm nhận Tinh Thần của Đấng Ky Tô, như phục vụ một ai đó hoặc cùng nhau hát các bài thánh ca Giáng Sinh.  

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Theo dõi những lời mời để hành động. “Khi theo dõi một lời mời để hành động, các anh chị em cho [mọi người trong gia đình mình] thấy rằng các anh chị em quan tâm đến họ và phúc âm đang ban phước cho cuộc sống của họ như thế nào. Các anh chị em cũng cho họ cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm của họ, là những kinh nghiệm củng cố sự cam kết của họ và cho phép họ hỗ trợ nhau trong việc sống theo phúc âm” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 35).

một thiên sứ cho Nê Phi thấy Nữ Đồng Trinh Ma Ri trong một khải tượng

Nephi’s Vision of the Virgin Mary (Khải Tượng của Nê Phi về Nữ Đồng Trinh Ma Ri), tranh do Judith A. Mehr họa