Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 15–21 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 27–28: “Tất Cả Mọi Sự Việc Đều Phải Được Làm Theo Thứ Tự”


“Ngày 15–21 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 27–28: ‘Tất Cả Mọi Sự Việc Đều Phải Được Làm Theo Thứ Tự,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 15–21 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 27–28,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Joseph Smith

Ngày 15–21 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 27–28

“Tất Cả Mọi Sự Việc Đều Phải Được Làm Theo Thứ Tự”

Anh Cả D. Todd Christofferson nói rằng khi anh chị em học thánh thư và ghi lại những ấn tượng, thì “anh chị em sẽ dành chỗ trong lòng mình cho lời của Thượng Đế, và Ngài sẽ ngỏ lời cùng anh chị em” (“When Thou Art Converted,” Liahona, tháng Năm 2004, trang 11).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Sự mặc khải vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với Các Thánh Hữu khi Sự Phục Hồi tiếp tục khai mở. Các tín hữu Giáo Hội thời đầu đã biết rằng Tiên Tri Joseph Smith có thể nhận được sự mặc khải cho Giáo Hội, nhưng người khác có thể làm vậy không? Những câu hỏi như vậy trở nên cấp thiết khi Hiram Page, một trong Tám Nhân Chứng về các bảng khắc bằng vàng, tin rằng ông đã nhận được những điều mặc khải cho Giáo Hội. Nhiều Thánh Hữu trung tín tin rằng những điều mặc khải này đến từ Thượng Đế. Chúa trả lời khi dạy rằng trong Giáo Hội của Ngài “mọi sự việc đều phải được làm theo thứ tự” (Giáo Lý và Giao Ước 28:13), có nghĩa rằng chỉ có một người “được chỉ định để nhận những giáo lệnh và những điều mặc khải” cho toàn thể Giáo Hội (Giáo Lý và Giao Ước 28:2). Dầu vậy, những người khác có thể nhận được sự mặc khải cá nhân cho phần vụ của họ trong công việc của Chúa. Thật ra, những lời Chúa phán cùng Oliver Cowdery là một lời nhắc nhở tất cả chúng ta: “Ngươi sẽ được chỉ cho những gì ngươi phải làm” (Giáo Lý và Giao Ước 28:15).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 27:1–4

Tôi có thể dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế.

Sally Knight và Emma Smith được báp têm vào tháng Sáu năm 1830 nhưng lễ xác nhận của họ đã bị đám đông gây rối phá hỏng. Hai tháng sau, Sally và chồng bà, Newel, đến thăm Emma cùng Joseph, và họ quyết định lễ xác nhận bấy giờ nên được thực hiện và cả nhóm sẽ dự phần Tiệc Thánh cùng nhau. Trong lúc đang đi mua rượu dùng cho lễ Tiệc Thánh, Joseph bị một thiên sứ ngăn lại. Vị thiên sứ đã dạy ông điều gì về lễ Tiệc Thánh? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 27:1–4).

Những câu thánh thư này dạy điều gì về cách Đấng Cứu Rỗi muốn anh chị em nghĩ về Tiệc Thánh? Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để làm gì nhờ vào những điều mình đang học hỏi?

bánh và nước Tiệc Thánh

Lễ Tiệc Thánh nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi.

Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18

Áo giáp của Thượng Đế sẽ giúp tôi chống lại quỷ dữ.

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã nói: “Không có một việc gì to lớn và vĩ đại mà chúng ta có thể làm để trang bị cho bản thân về mặt thuộc linh. Sức mạnh thuộc linh đích thực nằm ở vô số những hành động nhỏ nhặt đan xen với nhau làm thành cơ cấu củng cố thuộc linh bảo vệ và che chắn chúng ta khỏi mọi sự tà ác” (“Be Strong in the Lord,” Ensign, tháng Bảy năm 2004, trang 8).

Trong khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18, anh chị em có thể tạo ra một bảng biểu giống bên dưới. Anh chị em đang làm gì để mặc vào từng phần của bộ áo giáp của Thượng Đế?

Miếng giáp

Phần cơ thể được bảo vệ

Ý nghĩa tượng trưng của phần cơ thể đó

Tấm giáp che ngực của sự ngay chính

Trái tim

Những điều chúng ta ước muốn và yêu thích

Mão trụ của sự cứu rỗi

Cái đầu hoặc tâm trí

Xin xem thêm Ê Phê Sô 6:11–18; 2 Nê Phi 1:23.

Giáo Lý và Giao Ước 28

Vị tiên tri tại thế là người phát ngôn của Thượng Đế cho Giáo Hội của Ngài.

Hãy tưởng tượng mọi việc sẽ như thế nào nếu bất kỳ ai cũng có thể nhận được các lệnh truyền và sự mặc khải cho toàn thể Giáo Hội. Khi Hiram Page tuyên bố nhận được mặc khải như vậy, đã có sự hoang mang giữa các tín hữu Giáo Hội. Trong Giáo Lý và Giao Ước 28, Chúa đã mặc khải một trật tự cho sự mặc khải trong Giáo Hội Ngài. Anh chị em học được điều gì từ tiết này về vai trò cụ thể của Vị Chủ Tịch Giáo Hội? Anh chị em học được điều gì từ lời Chúa phán cùng Oliver Cowdery trong câu 3? Anh chị em học được điều gì từ tiết này về cách Thượng Đế có thể chỉ dẫn cho mình?

Xin xem thêm Dallin H. Oaks, “Hai Đường Dây Liên Lạc,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 83–86.

Giáo Lý và Giao Ước 28:8–9

Tại sao công việc truyền giáo của Oliver Cowdery cho dân La Man là quan trọng?

Một mục đích của Sách Mặc Môn là “để dân La Man có thể biết đến tổ phụ họ, và để họ biết được những lời hứa của Chúa” (Giáo Lý và Giao Ước 3:20). Điều này nhất quán với những lời Chúa đã hứa với nhiều vị tiên tri trong Sách Mặc Môn (xin xem, ví dụ 1 Nê Phi 13:34–41; Ê Nót 1:11–18; Hê La Man 15:12–13). Các tín hữu Giáo Hội ban đầu xem những thổ dân Da Đỏ Mỹ Châu là hậu duệ của dân tộc trong Sách Mặc Môn. (Lập trường chính thức của Giáo Hội ngày nay là dân La Man “[là một trong những] tổ tiên của dân Da Đỏ Mỹ Châu” [Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn].)

Để đọc thêm về công việc truyền giáo của Oliver cho các bộ lạc Da Đỏ Mỹ Châu gần đó, xin xem “A Mission to the Lamanites” (Revelations in Context, trang 45–49). Giáo vụ này dạy anh chị em điều gì về Chúa và công việc của Ngài?

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 27:1–2.Làm thế nào chúng ta có thể tưởng nhớ nhiều hơn về sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi vì chúng ta trong khi dự phần Tiệc Thánh?

Giáo Lý và Giao Ước 27:5–14.Chúng ta biết điều gì về các vị tiên tri trong những câu này? Anh chị em có thể tìm kiếm thông tin về họ trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Những phước lành nào đã được mở ra cho chúng ta nhờ các chìa khóa mà họ nắm giữ? Để có thêm thông tin về một vài chìa khóa này, xin xem Ma Thi Ơ 16:16–19; Giáo Lý và Giao Ước 110:11–16.

Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18.Có lẽ gia đình anh chị em sẽ thích diễn trận giả với quần áo phụ kiện tượng trưng cho bộ áo giáp của Thượng Đế, như là nón, áo gi-lê, tạp dề, hoặc giày dép. Áo giáp giúp bảo vệ chúng ta trong chiến trận như thế nào? Hãy thảo luận một vài ảnh hưởng tà ác mà gia đình anh chị em đang đối mặt và những điều anh chị em có thể làm để mặc lên bộ áo giáp thuộc linh.

Giáo Lý và Giao Ước 28:2–7.Chúng ta học được điều gì từ các câu này về sự kêu gọi của một vị tiên tri? Có lẽ mọi người trong gia đình có thể xem lại các sứ điệp trước đây của vị tiên tri tại thế của chúng ta và chia sẻ cách mà lời khuyên dạy của ông giúp chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Giáo Lý và Giao Ước 28:11.Khi chúng ta muốn sửa sai một ai đó, tại sao là điều quan trọng để giải quyết “chỉ giữa hai người với nhau”?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Lời Vị Tiên Tri Cùng Nhau Đến Nghe,” Hymns, số 21.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy học những lời của các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau. Đọc điều các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau đã dạy về các nguyên tắc mà anh chị em tìm thấy trong thánh thư. Cân nhắc xem lại bản mục lục các đề tài của các bài nói chuyện tại Đại Hội Trung Ương conference.ChurchofJesusChrist.org hoặc trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.