Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 22–28 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 29: “Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Quy Tụ Dân Ngài”


“Ngày 22–28 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 29: ‘Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Quy Tụ Dân Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 22–28 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 29,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đứng trước dân chúng đang quỳ

Every Knee Shall Bow (Mọi Đầu Gối Sẽ Phải Quỳ Xuống), tranh do J. Kirk Richards vẽ

Ngày 22–28 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 29

Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Quy Tụ Dân Ngài

Một trong những mục đích của việc học thánh thư là để học hỏi giáo lý, hoặc các lẽ thật phúc âm mà cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta. Trong khi học Giáo Lý và Giao Ước 29 tuần này, anh chị em hãy tìm những sự hiểu biết sâu sắc về giáo lý mà có ý nghĩa đối với anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Mặc dù Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô đã được tổ chức vào năm 1830, nhiều lẽ thật phúc âm vẫn còn được mặc khải, và một vài tín hữu Giáo Hội thuở đầu có những thắc mắc. Họ đã đọc được những lời tiên tri trong Sách Mặc Môn về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên và sự xây dựng Si Ôn (xin xem 3 Nê Phi 21). Điều đó sẽ xảy ra như thế nào? Những điều mặc khải mà Hiram Page đã tuyên bố nhận được đề cập đến chủ đề đó, mà chỉ làm tăng thêm sự tò mò của tín hữu (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 28). Những người khác thắc mắc về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và cái chết thuộc linh. Chúa cho phép chúng ta tự do đặt ra những câu hỏi này vào năm 1830 khi Ngài đã phán với Các Thánh Hữu: “Bất cứ điều gì mà các ngươi cầu xin với đức tin cùng nhất trí cầu nguyện theo lệnh truyền của ta, thì các ngươi sẽ nhận được” (Giáo Lý và Giao Ước 29:6). Và ngày nay Ngài cho phép chúng ta cứ việc thắc mắc; Ngài chỉ chờ đợi chúng ta hỏi Ngài trong lời cầu nguyện. Thật ra, như điều mặc khải giàu tính giáo lý trong Giáo Lý và Giao Ước 29 đã cho thấy, đôi khi Ngài đáp ứng bằng cách ban cho lẽ thật và sự hiểu biết vượt hơn cả các thắc mắc mà chúng ta cầu vấn ban đầu.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 29

Cha Thiên Thượng đã chuẩn bị kế hoạch hoàn hảo cho sự tôn cao của chúng ta.

Giáo Lý và Giao Ước 29 dạy nhiều lẽ thật về kế hoạch của Thượng Đế dành cho con cái Ngài. Trong khi đọc, hãy tìm những lẽ thật anh chị em học được về mỗi phần sau đây của kế hoạch đó:

Anh chị em đã đạt được những sự hiểu biết sâu sắc mới nào? Cuộc sống của anh chị em sẽ khác biệt ra sao nếu anh chị em không biết về những lẽ thật này?

Anh chị em có thể học nhiều hơn về kế hoạch của Cha Thiên Thượng trong “Kế Hoạch Cứu Rỗi” (Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo, ấn bản hiệu đính [năm 2018], ChurchofJesusChrist.org/manual/missionary).

Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ quy tụ dân Ngài trước Ngày Tái Lâm của Ngài.

Chúa Giê Su Ky Tô nói về sự quy tụ dân Ngài “như gà mái túc con mình ấp trong cánh” (Giáo Lý và Giao Ước 29:2). Hình ảnh này dạy anh chị em điều gì về mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để quy tụ anh chị em? Trong khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8, hãy tìm những sự hiểu biết sâu sắc về lý do tại sao chúng ta quy tụ, ai sẽ quy tụ, và làm thế nào chúng ta có thể giúp quy tụ “những người chọn lọc” (câu 7).

Trong thời kỳ của chúng ta, việc quy tụ đến Si Ôn mang ý nghĩa là hiệp nhất trong các giáo khu của Si Ôn trên khắp thế giới. Làm thế nào việc quy tụ với tư cách là Các Thánh Hữu giúp chúng ta “được chuẩn bị trong mọi việc” cho những hoạn nạn mà sẽ đến trước Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi? (câu 8; xin xem thêm các câu 14–28).

Xin xem thêm Các Tín Điều 1:10; Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng cho Y Sơ Ra Ên” (buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho giới trẻ, ngày 3 tháng Sáu, năm 2018, ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
gà mái và đàn con

How Many Times (Biết Bao Lần), tranh do Liz Lemon Swindle vẽ

Giáo Lý và Giao Ước 29:31–35

“Đối với ta, mọi sự việc đều thuộc phần linh cả.”

Trong ý nghĩa nào mà tất cả các lệnh truyền đều thuộc phần linh? Việc biết rằng tất cả các lệnh truyền đều thuộc phần linh dạy anh chị em điều gì về mục đích của các lệnh truyền? Anh chị em có thể liệt kê một vài lệnh truyền và xem xét các nguyên tắc thuộc linh liên quan đến mỗi lệnh truyền.

Điều gì có thể thay đổi nếu anh chị em tìm kiếm ý nghĩa hoặc mục đích thuộc linh trong mọi công việc hằng ngày của mình, kể cả những việc dường như là thuộc thể hoặc thế tục?

Xin xem thêm Rô Ma 8:6; 1 Nê Phi 15:30–32.

Giáo Lý và Giao Ước 29:36–50

Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc chúng ta khỏi Sự Sa Ngã.

Điều mặc khải này mở đầu với lời Chúa tự giới thiệu Ngài là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, Đấng đã “chuộc tội lỗi của [chúng ta]” (câu 1). Điều mặc khải tiếp tục giải thích một vài lý do tại sao chúng ta cần một Đấng Cứu Chuộc. Hãy cân nhắc cách anh chị em sẽ sử dụng câu 36–50 để giải thích lý do tại sao chúng ta cần sự cứu chuộc qua Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô. Theo nhiều tôn giáo, Sự Sa Ngã được xem như là một bi kịch; anh chị em tìm thấy điều gì trong các câu này mà dạy về các kết quả tích cực của Sự Sa Ngã? (Xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 15:22; 2 Nê Phi 2:6–8, 15–29; Mô Si A 3:1–19; Môi Se 5:9–12.)

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 29.Anh chị em có thể sử dụng các bức tranh ở cuối đại cương này cùng với Giáo Lý và Giao Ước 29 để dạy gia đình mình về kế hoạch cứu rỗi. Ví dụ, mọi người trong gia đình có thể học về những phần khác nhau trong kế hoạch bằng cách đọc và thảo luận các câu thánh thư gợi ý. Họ có thể tìm thêm các lẽ thật trong Gospel Topics (topics.ChurchofJesusChrist.org) hoặc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Hãy viết xuống điều anh chị em học được. Tại sao chúng ta nên cảm tạ vì biết về kế hoạch cứu rỗi? Việc biết kế hoạch này ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của chúng ta như thế nào?

Giáo Lý và Giao Ước 29:2, 7–8.Được quy tụ bởi Đấng Cứu Rỗi có ý nghĩa gì? Làm thế nào chúng ta có thể giúp Ngài quy tụ những người chọn lọc?

Giáo Lý và Giao Ước 29:3–5.Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi trong các câu này mà giúp chúng ta “nức lòng và vui mừng”? (câu 5).

Giáo Lý và Giao Ước 29:34–35.Việc đọc các câu này có thể tạo cho gia đình anh chị em một cơ hội nói về các lý do thuộc linh đằng sau một số lệnh truyền hoặc lời khuyên của các vị tiên tri mà anh chị em đang cố gắng làm theo. Ví dụ, tại sao Chúa muốn chúng ta đọc thánh thư với gia đình mình? Các ích lợi thuộc linh nào chúng ta đã thấy được từ việc tuân giữ các lệnh truyền?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Y Sơ Ra Ên Chúa Đang Kêu Gọi,” Hymns, số 7.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm kiếm Chúa Giê Su Ky Tô. Thánh thư dạy chúng ta rằng tất cả mọi tạo vật của Thượng Đế đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Môi Se 6:62–63), vì thế hãy tìm kiếm Ngài trong khi anh chị em đọc thánh thư. Hãy cân nhắc ghi xuống hoặc đánh dấu các câu dạy về Đấng Cứu Rỗi.

In