Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 9–15 tháng Mười Hai. Khải Huyền 1–11: ‘Chiên Con được … Vinh Hiển và Quyền Phép cho đến Đời Đời’


“Ngày 9–15 tháng Mười Hai. Khải Huyền 1–11: ‘Chiên Con được … Vinh Hiển và Quyền Phép cho đến Đời Đời’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 9–15 tháng Mười Hai. Khải Huyền 1–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019

Đấng Ky Tô đang trông coi một đàn chiên

The Good Shepherd (Đấng Chăn Hiền Lành), tranh của Greg K. Olsen

Ngày 9–15 tháng Mười Hai

Khải Huyền 1–11

“Chiên Con được … Vinh Hiển và Quyền Phép cho đến Đời Đời”

Hãy cân nhắc việc viết xuống những câu hỏi anh chị em có về những gì anh chị em đọc trong Khải Huyền. Sau đó anh chị em có thể tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của mình hoặc thảo luận chúng với một người trong gia đình hoặc trong các lớp học Giáo Hội.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Anh chị em đã bao giờ gặp khó khăn trong việc bày tỏ với người khác điều mình cảm thấy giữa một kinh nghiệm thuộc linh mạnh mẽ không? Thuật ngữ hàng ngày có thể cảm thấy không thích hợp để diễn tả những cảm giác và ấn tượng thuộc linh. Có lẽ đây là lý do tại sao Giăng đã sử dụng biểu tượng và hình ảnh sống động để miêu tả điều mặc khải hùng hồn của ông. Ông có thể đơn giản nói rằng ông đã thấy Chúa Giê Su Ky Tô, nhưng để giúp chúng ta hiểu kinh nghiệm của ông, ông đã mô tả Đấng Cứu Rỗi sử dụng những lời như sau: “Mắt của [người] như ngọn lửa,” “miệng thò ra thanh gươm nhọn hai lưỡi,” và “mặt như mặt trời khi soi sáng hết sức” (Khải Huyền 1:14–16). Trong khi anh chị em đọc sách Khải Huyền, hãy cố gắng khám phá các sứ điệp mà Giăng muốn anh chị em học hỏi và cảm nhận, thậm chí nếu anh chị em không hiểu ý nghĩa đằng sau mọi biểu tượng. Tại sao ông có lẽ đã so sánh các giáo đoàn của Giáo Hội với những cái chân đèn, Sa Tan với con rồng, và Chúa Giê Su Ky Tô với chiên con? Cuối cùng thì anh chị em không phải thấu hiểu mọi biểu tượng trong Khải Huyền để hiểu các chủ đề quan trọng của sách đó, kể cả chủ đề nổi bật nhất của sách: Chúa Giê Su Ky Tô và các tín đồ của Ngài sẽ chiến thắng các vương quốc của con người và của Sa Tan.

hình biểu tượng học tập riêng cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân

Khải Huyền

Làm thế nào tôi có thể hiểu ý nghĩa của sách Khải Huyền?

Sách Khải Huyền có thể khó hiểu, nhưng hãy đừng nản chí. Lời hứa của Giăng có thể soi dẫn anh chị em tiếp tục cố gắng: “Phước thay cho những người đọc, và những người nghe và hiểu những lời tiên tri này, và giữ những điều đã chép ở trong đó, vì thời gian Chúa đến đã gần kề rồi” (Bản Dịch Joseph Smith, Khải Huyền 1:3, sự nhấn mạnh được thêm vào).

Các câu hỏi và nguồn tài liệu sau đây có thể mang đến những sự hiểu biết sâu sắc trong khi anh chị em học Khải Huyền:

Cũng có thể là hữu ích để tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc trong Bản Dịch Joseph Smith về các đoạn khác nhau trong Khải Huyền.

Khải Huyền

Khải tượng của Giăng dạy cách Cha Thiên Thượng giải cứu con cái của Ngài.

Khi anh chị em bắt đầu học sách Khải Huyền, hãy nghĩ về cách những điều anh chị em đọc liên kết với điều anh chị em biết về kế hoạch của Cha Thiên Thượng cho sự cứu chuộc và sự tôn cao của con cái Ngài. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách ôn lại phần khái quát của kế hoạch cứu rỗi trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta (các trang 52–66). Sau đó, trong khi anh chị em đọc câu chuyện của Giăng về khải tượng của ông, hãy tự hỏi những câu hỏi giống như sau: Các lẽ thật nào tôi học được từ sách Khải Huyền về những gì Cha Thiên Thượng đã làm để giúp tôi trở về với Ngài? Làm thế nào điều này có thể giúp tôi hiểu kế hoạch của Thượng Đế dành cho tôi?

Có thể giúp ích cho anh chị em để biết rằng nói chung:

  • Hầu hết chương 12 đề cập đến các sự kiện trong cuộc sống tiền dương thế.

  • Chương 6–11, 13–14, 16–19 mô tả cuộc sống trần thế và các sự kiện trong lịch sử của thế gian.

  • Chương 2–3, 15, 20–22 mô tả sự Xét Đoàn Cuối Cùng và vinh quang mà đang chờ đợi người trung tín trong vương quốc vĩnh cửu.

Khải Huyền 2–3

Chúa Giê Su Ky Tô biết cá nhân tôi và sẽ giúp tôi khắc phục những thử thách của tôi.

Những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Khải Huyền 2–3 tiết lộ rằng Ngài hiểu những thành công và khó khăn độc nhất đối với mỗi chi nhánh của Giáo Hội trong thời kỳ của Giăng. Ngài cam đoan với Các Thánh Hữu trong một vài giáo đoàn rằng Ngài biết, trong số những điều khác, “công việc,” “sự khốn khó,” “nghèo khổ,” và “lòng yêu thương” của họ (Khải Huyền 2:2, 9, 19)—cùng với một số cách thức họ có thể cải thiện.

Các chương này có thể nhắc nhở anh chị em rằng Đấng Cứu Rỗi hiểu điểm mạnh và điểm yếu của anh chị em và muốn giúp đỡ anh chị em khắc phục những khó khăn trần thế của anh chị em. Chúa Giê Su Ky Tô hứa điều gì với những người đã khắc phục được? Những thay đổi nào anh chị em cảm thấy thúc giục để làm nhằm khắc phục những thử thách của mình?

Khải Huyền 5

Chỉ có Chúa Giê Su Ky Tô mới có thể làm cho kế hoạch của Cha Thiên Thượng thực hiện được.

Mặc dù anh chị em không nhớ điều đó, nhưng anh chị em chắc hẳn đã hiện diện cho các sự kiện Giăng mô tả trong Khải Huyền 5. Trong khi anh chị em đọc về các sự kiện này, hãy xem xem điều đó có thể đã như thế nào khi chúng ta đều nhận ra rằng Chúa Giê Su Ky Tô (“Chiên Con”) sẽ làm cho kế hoạch của Cha Thiên Thượng thực hiện được (mở quyển sách này và tháo những ấn này). Tại sao chỉ có Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm việc này? Bằng cách nào anh chị em có thể cho thấy đức tin của mình nơi Ngài với tư cách là Đấng Cứu Rỗi của anh chị em?

Xin xem thêm Gióp 38:4–7.

Khải Huyền 6–11

Sự Phục Hồi diễn ra trước sự tàn phá mà sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Khải Huyền 6–11 mô tả những sự kiện mà sẽ xảy ra trong sự tồn tại thế tục của thế gian (xin xem GLGƯ 77:6), kể cả Sự Phục Hồi của phúc âm trong những ngày sau (xin xem Khải Huyền 7). Trong khi anh chị em đọc về các sự kiện mà Giăng đã mặc khải và xem một số sự kiện đó xảy ra, anh chị em được soi dẫn để làm điều gì để tự chuẩn bị mình và gia đình mình tốt hơn cho Ngày Tái Lâm?

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:

Khải Huyền 2–3

Giả sử Giăng được yêu cầu đưa ra một sứ điệp cho gia đình anh chị em giống như các sứ điệp ông đã đưa ra cho các giáo hội trong thời ông. Ông sẽ nói điều gì đang diễn ra tốt đẹp? Anh chị em có thể tiến bộ hơn như thế nào?

Khải Huyền 3:20

Cho thấy tấm hình Đấng Cứu Rỗi đang gõ cửa (xem tấm hình kèm theo đại cương này). Mời gia đình anh chị em đọc Khải Huyền 3:20 và thảo luận các câu hỏi giống như sau: Tại sao Chúa Giê Su gõ cửa thay vì mở cửa vào? Làm thế nào chúng ta có thể mời gọi ảnh hưởng của Ngài vào nhà của chúng ta?

Khải Huyền 7:9, 13–14

Các câu này có thể dạy chúng ta điều gì về lý do tại sao chúng ta mặc đồ trắng cho các giáo lễ đền thờ?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Khuyến khích những câu hỏi. Những câu hỏi là một dấu hiệu rằng mọi người trong gia đình đều sẵn sàng học hỏi và đưa ra sự hiểu biết sâu sắc về cách họ đáp ứng cho những điều đang được giảng dạy. Hãy dạy cho gia đình anh chị em cách tìm câu trả lời trong thánh thư. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25–26.)

Đấng Ky Tô đang gõ cửa

Let Him In (Để cho Ngài Vào), tranh của Greg K. Olsen