Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đe: ‘Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương’


“Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đe: ‘Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đe,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019

Chúa Giê Su Ky Tô mỉm cười khi ngồi với một đứa bé đang cười

Perfect Love (Tình Yêu Thương Hoàn Hảo), tranh của Del Parson

Ngày 2–8 tháng Mười Hai

1–3 Giăng; Giu Đe

“Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương”

Trong khi anh chị em đọc Các Bức Thư của Giăng và Giu Đe, hãy tìm kiếm sự soi dẫn về cách anh chị em có thể cho thấy tình yêu thương của mình đối với Thượng Đế. Hãy ghi lại những ấn tượng này và hành động theo những ấn tượng đó.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Khi Giăng và Giu Đe viết các bức thư của họ, Sự Bội Giáo đã được dự đoán đang xảy ra, một kết quả của cả sự ngược đãi dữ dội và giáo lý sai lạc. Một số giảng viên giả thậm chí còn thắc mắc liệu Chúa Giê Su Ky Tô có thật sự hiện ra “trong xác thịt” không (xin xem, ví dụ, 1 Giăng 4:1–3; 2 Giăng 1:7). Vì thế Sứ Đồ Giăng bắt đầu thư của mình bằng cách đưa ra lời chứng cá nhân của ông về Đấng Cứu Rỗi: “Đây là chứng ngôn mà chúng tôi đưa ra về điều có từ lúc ban đầu, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về Lời sự sống” (Joseph Smith Translation, 1 John 1:1 ). Nhưng có lẽ sứ điệp mạnh mẽ nhất của các bức thư của Giăng là tình yêu thương: tình yêu thương của Thượng Đế dành cho chúng ta và tình yêu thương mà chúng ta cần dành cho Ngài và tất cả con cái của Ngài. Xét cho cùng, cá nhân Giăng đã cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Giăng 13:23; 20:2), và ông muốn Các Thánh Hữu đều cảm thấy cùng một tình yêu thương đó khi đối phó với nỗi gian khổ và chống đối, vì “chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi” (1 Giăng 4:18).

hình biểu tượng học tập riêng cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân

1 Giăng

Đức Chúa Trời là sự sáng, và Đức Chúa Trời là sự yêu thương.

Nếu anh chị em phải chọn một hoặc hai từ để mô tả Thượng Đế, thì đó là từ gì? Trong các bức thư của ông, Giăng đã sử dụng các từ “sự sáng” và “sự yêu thương” (1 Giăng 1:5; 4:8, 16). Khi anh chị em đọc 1 Giăng, hãy suy ngẫm về những kinh nghiệm của Giăng như đã được ghi lại trong Phúc Âm của Giăng, và cân nhắc cách những kinh nghiệm này có thể đã dạy cho Giăng về sự sáng và tình yêu thương của Thượng Đế. Những kinh nghiệm cá nhân nào đã dạy anh chị em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng và tình yêu thương?

Xin xem thêm Giăng 3:16–21; 15:9–17; 2 Nê Phi 26:24; Giáo Lý và Giao Ước 50:24; 88:6, 12–13; 93:36–37.

1 Giăng 2:24–3:3

Tôi có thể trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô.

Mục tiêu của việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô có bao giờ dường như quá cao đối với anh chị em không? Hãy cân nhắc lời khuyên bảo đầy khích lệ của Giăng: “Hỡi các con cái bé mọn ta, hãy ở trong Ngài, hầu cho, nếu Ngài hiện đến, chúng ta cũng đầy sự vững lòng … [và] chúng ta sẽ giống như Ngài” (1 Giăng 2:28; 3:2). Anh chị em tìm thấy điều gì trong 1 Giăng 2:24–3:3 mà mang đến cho anh chị em sự tự tin và an ủi với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô? Khi anh chị em học các bức thư của Giăng, hãy tìm kiếm các nguyên tắc hoặc lời khuyên bảo khác mà có thể giúp anh chị em trong nỗ lực của mình để trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn.

Xin xem thêm Mô Rô Ni 7:48; Giáo Lý và Giao Ước 88:67–68.

Bản Dịch Joseph Smith, 1 Giăng 4:12

Có phải là “chẳng có ai thấy Thượng Đế bao giờ” không?

Bản Dịch Joseph Smith, 1 Giăng 4:12 làm rõ nghĩa rằng “chẳng có ai thấy Thượng Đế bao giờ, ngoại trừ những người tin” (trong 1 John 4:12, footnote a; xin xem thêm Giăng 6:46; 3 Giăng 1:11). Thánh thư ghi lại một vài ví dụ mà Thượng Đế Đức Chúa Cha đã đích thân biểu hiện cho các cá nhân trung tín, thậm chí bản thân Giăng (xin xem Khải Huyền 4; xin xem thêm Công Vụ Các Sứ Đồ 7:55–56; 1 Nê Phi 1:8; Giáo Lý và Giao Ước 76:23; Joseph Smith—Lịch Sử 1:16–17).

1 Giăng 5

Khi tôi vận dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và được sinh lại, tôi có thể thắng thế gian.

Ý nghĩ thắng thế gian đã xuất hiện vài lần trong những dòng chữ Giăng viết. Giăng đã ghi lại lời Chúa Giê Su phán, “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” (Giăng 16:33). Và trong Khải Huyền 2–3, Giăng đã ghi lại những lời hứa của Chúa cho những người đã thắng thế gian. Giăng đã nói gì về việc thắng thế gian trong 1 Giăng 5:3–5? Trong khi anh chị em đọc 1 Giăng 5, hãy tìm kiếm điều gì chúng ta cần phải làm để thắng thế gian và đạt được cuộc sống vĩnh cửu. Việc thắng thế gian có thể trông giống như thế nào trong cuộc sống của anh chị em? Anh chị em cũng có thể tìm thấy câu trả lời và những sự hiểu biết sâu sắc trong sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen “Thắng Thế Gian” (Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 58–62).

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:

1 Giăng 2:8–11

Để giúp gia đình anh chị em suy ngẫm về những lời giảng dạy của Giăng, hãy nhóm lại trong một căn phòng tối và để cho gia đình anh chị em trải nghiệm sự khác biệt giữa việc đi “trong bóng tối” và đi “trong ánh sáng.” Làm thế nào sự thù ghét làm cho chúng ta bước đi trong bóng tối và vấp ngã? Làm thế nào việc yêu mến lẫn nhau mang ánh sáng vào cuộc sống chúng ta?

1 Giăng 3:21–22

Điều gì trong các câu này gia tăng “lòng dạn dĩ” mà chúng ta có nơi Thượng Đế và nơi khả năng của chúng ta để nhận được câu trả lời cho lời cầu nguyện của chúng ta? Anh chị em cũng có thể tìm kiếm “Cầu Nguyện” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.lds.org).

1 Giăng 5:2–3

Có bất cứ giáo lệnh nào mà chúng ta cho là “nặng nề” hoặc khó để tuân theo không? Làm thế nào tình yêu thương của chúng ta dành cho Thượng Đế thay đổi cách chúng ta nghĩ về các giáo lệnh?

một gia đình đang cùng quỳ xuống cầu nguyện với nhau

Việc tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế giúp chúng ta thắng thế gian.

Giu Đe 1:3–4

Có bất cứ mối nguy hiểm về phần thuộc linh nào đã “lẻn vào” cuộc sống và gia đình chúng ta không? (Giu Đe 1:4). Làm thế nào chúng ta có thể nghe theo lời khuyên răn của Giu Đe để “vì đạo mà tranh chiến” và chống cự những mối hiểm nguy này? (Giu Đe 1:3). Chúng ta có thể làm gì để bảo đảm rằng “sự thương xót, bình an, yêu mến thêm lên” trong gia đình mình? (Giu Đe 1:2).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Học Tập của Riêng Cá Nhân

Tìm kiếm tình yêu thương của Thượng Đế. Anh Cả M. Russell Ballard dạy: “Phúc âm [này] là phúc âm của tình yêu thương—tình yêu thương dành cho Thượng Đế và tình yêu thương dành cho nhau” (“God’s Love for His Children,” Ensign, May 1988, 59). Trong khi anh chị em đọc thánh thư, hãy cân nhắc việc ghi chú hoặc đánh dấu những từ và cụm từ cho thấy bằng chứng về tình yêu thương của Thượng Đế.

Đấng Ky Tô bước đi dọc bờ hồ

Walk with Me (Đi Cùng với Ta), tranh của Greg K. Olsen