Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 25 tháng Mười Một–Ngày 1 tháng Mười Hai. 1 và 2 Phi E Rơ: ‘Vui Mừng Lắm một cách Không Xiết Kể và Vinh Hiển’


“Ngày 25 tháng Mười Một–Ngày 1 tháng Mười Hai. 1 và 2 Phi E Rơ: ‘Vui Mừng Lắm một cách Không Xiết Kể và Vinh Hiển’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 25 tháng Mười Một–Ngày 1 tháng Mười Hai. 1 và 2 Phi E Rơ,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô đang thuyết giảng phúc âm trong thế giới linh hồn

Christ Preaching in the Spirit World (Chúa Giê Su Ky Tô Thuyết Giảng Phúc Âm trong Thế Giới Linh Hồn), tranh của Robert T. Barrett

Ngày 25 tháng Mười Một–Ngày 1 tháng Mười Hai

1 và 2 Phi E Rơ

“Vui Mừng Lắm một cách Không Xiết Kể và Vinh Hiển”

Trong khi đọc Các Bức Thư của Phi E Rơ, anh chị em có thể nhận được những thúc giục để hành động. Hãy ghi lại những thúc giục này trong khi anh chị em “còn đang ở trong Thánh Linh” (GLGƯ 76:80) để anh chị em có thể nắm được một cách chính xác điều mình đang được giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Không lâu sau Sự Phục Sinh của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra một lời tiên tri mà chắc hẳn đã làm Phi E Rơ lo lắng. Ngài nói rằng khi Phi E Rơ già, ông sẽ bị “dẫn đi đến nơi [ông] không muốn … , để chỉ về Phi E Rơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Đức Chúa [Giê Su]” (Giăng 21:18–19). Khi Phi E Rơ viết các bức thư này, ông biết rằng sự chết vì đạo mà đã được tiên tri này đang gần kề: “Tôi phải vội lìa nhà tạm nầy, như Đức Chúa [Giê Su Ky Tô] chúng ta đã bảo cho tôi” (2 Phi E Rơ 1:14). Rủi thay, sự ngược đãi khủng khiếp là thông thường đối với Các Thánh Hữu trong các thành ở La Mã, là những người mà Phi E Rơ đang viết cho (xin xem 1 Phi E Rơ 1:1). Tuy nhiên những lời của ông không tràn đầy nỗi lo sợ hay bi quan. Thay vì thế, ông dạy Các Thánh Hữu hãy “vui mừng về điều đó,” mặc dù họ đang bị “thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu.” Ông khuyên họ hãy nhớ rằng “thử thách đức tin [của họ]” sẽ dẫn đến việc “ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển [cho họ] khi Đức Chúa [Giê Su Ky Tô] hiện ra” và cho “sự cứu rỗi linh hồn [họ]” (1 Phi E Rơ 1:6–7, 9). Đức tin của Phi E Rơ chắc hẳn đã là niềm an ủi đối với Các Thánh Hữu thời kỳ đầu đó, cũng như là niềm khích lệ đối với Các Thánh Hữu thời nay, là những người cũng “có phần trong sự thương khó của Đấng [Ky Tô] … , hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót.” (1 Phi E Rơ 4:13).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập riêng cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân

1 Phi E Rơ 1:3–9; 2:19–24; 3:14–17; 4:12–19

Tôi có thể tìm được niềm vui trong những lúc thử thách và đau khổ.

Ban đầu, có thể dường như kỳ lạ là Phi E Rơ đã sử dụng những từ như vui mừng, có phước, vinh hiểnvui mừng nhảy nhót liên kết với những từ chúng ta thường liên hệ với sự khó khăn: buồn bã, thử thách, khốn nạn, lò lửa thử tháchsự thương khó (xin xem 1 Phi E Rơ 1:6; 2:19; 4:12–13). Sứ điệp của Phi E Rơ gửi cho Các Thánh Hữu thời kỳ ban đầu cũng giống như sứ điệp mà Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Các Thánh Hữu có thể được vui vẻ trong mọi hoàn cảnh. … Khi điểm tập trung trong cuộc sống của chúng ta là vào kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế … và Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gì đang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. Niềm vui đến từ Ngài và vì Ngài. Ngài là nguồn gốc của tất cả mọi niềm vui” (“Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82).

Khi anh chị em đọc 1 Phi E Rơ 1:3–9; 2:19–24; 3:14–17; 4:12–19, điều gì mang đến cho anh chị em niềm hy vọng rằng anh chị em sẽ tìm được niềm vui thậm chí ở giữa những hoàn cảnh khó khăn?

1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:1–6

Phúc âm được thuyết giảng cho người chết để họ có thể được xét đoán một cách công bình.

Một ngày kia, mỗi người sẽ đứng trước rào phán xét và “sẽ khai trình với Đấng đã sẵn sàng xét đoán kẻ sống và kẻ chết.” (1 Phi E Rơ 4:5). Một số người có thể tự hỏi làm thế nào Thượng Đế có thể xét đoán tất cả mọi người một cách công bằng khi những cơ hội để hiểu và sống theo phúc âm vô cùng khác biệt. Hãy chú ý đến giáo lý mà Phi E Rơ đã dạy trong 1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6 để giúp Các Thánh Hữu trong thời của ông hiểu rằng sự xét đoán của Thượng Đế sẽ công bằng. Làm thế nào các câu này củng cố đức tin của anh chị em về sự công bằng và công lý?

Để học thêm về giáo lý này, hãy tìm hiểu Giáo Lý và Giao Ước 138, một điều mặc khải mà Chủ Tịch Joseph F. Smith đã nhận được khi ông suy ngẫm những dòng chữ này của Phi E Rơ. Những phước lành nào đến với những người làm cho các giáo lễ phúc âm có sẵn cho những người trong gia đình họ mà đã qua đời và vẫn đang chờ đợi các giáo lễ của họ?

2 Phi E Rơ 1:1–11

Qua quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể phát triển thiên tính của mình.

Anh chị em đã bao giờ cảm thấy rằng việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô và phát triển các thuộc tính của Ngài là bất khả thi không? Anh Cả Robert D. Hales đưa ra ý nghĩ đầy khích lệ này về cách chúng ta có thể phát triển các đặc tính giống như Đấng Ky Tô: “Các thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi … là các đặc tính liên kết chặt chẽ, đặc tính này thêm vào đặc tính khác, mà phát triển trong chúng ta theo những cách thức ảnh hưởng lẫn nhau. Nói cách khác, chúng ta không thể có được một đặc tính giống như Đấng Ky Tô mà không ảnh hưởng đến những đặc tính khác. Khi một đặc tính trở nên mạnh mẽ, thì nhiều đặc tính khác cũng trở nên mạnh mẽ theo” (“Trở Thành một Môn Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 46).

Hình Ảnh
một tấm thảm được dệt một cách phức tạp

Mỗi đức tính giống như Đấng Ky Tô mà chúng ta phát triển đều giúp chúng ta dệt lên một tấm thảm thuộc linh của vai trò môn đồ.

Hãy cân nhắc việc đọc 2 Phi E Rơ 1:1–11 kết hợp với sứ điệp của Anh Cả Hales. Anh chị em học được điều gì từ hai Vị Sứ Đồ này mà giúp anh chị em trong những nỗ lực của mình để trở nên giống Đấng Ky Tô hơn?

Xin xem thêm 1 Phi E Rơ 4:8; David A. Bednar, “Những Lời Hứa Rất Quí Rất Lớn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 90–93.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:

1 Phi E Rơ 2:5–10

Trong khi anh chị em đọc các câu này với gia đình mình, hãy cân nhắc việc sử dụng những hòn đá để giúp mọi người trong gia đình hình dung ra những lời giảng dạy của Phi E Rơ rằng Đấng Cứu Rỗi là “hòn đá góc nhà” của chúng ta. Làm thế nào chúng ta giống như “đá sống” mà Thượng Đế dùng để xây đắp vương quốc của Ngài? Chúng ta học được điều gì từ Phi E Rơ về Đấng Cứu Rỗi và vai trò của chúng ta trong vương quốc của Ngài? Sứ điệp của Phi E Rơ cho gia đình anh chị em là gì?

1 Phi E Rơ 3:8–17

Làm thế nào chúng ta có thể “thường thường sẵn sàng để trả lời” những người hỏi chúng ta về tín ngưỡng của mình? Gia đình anh chị em có thể thích đóng diễn những tình huống trong đó một người tìm đến họ với một câu hỏi về phúc âm.

1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6

Anh chị em có thể làm gì với tư cách là một gia đình để học về các tổ tiên đã qua đời của mình? Có lẽ vào ngày sinh nhật của một tổ tiên đã qua đời, anh chị em có thể nấu một món ăn ưa thích của người ấy, trưng bày những tấm ảnh, hoặc kể chuyện từ cuộc đời của người ấy. Nếu có thể, anh chị em cũng có thể lên kế hoạch để tiếp nhận các giáo lễ cho người tổ tiên này trong đền thờ.

2 Phi E Rơ 1:16–21

Trong các câu này, Phi E Rơ nhắc Các Thánh Hữu nhớ về kinh nghiệm của ông trên Núi Biến Hình (xin xem thêm Ma Thi Ơ 17:1–9). Chúng ta học được điều gì từ những câu này về những lời giảng dạy của các vị tiên tri? (xin xem thêm GLGƯ 1:38). Điều gì làm cho chúng ta tự tin để noi theo vị tiên tri tại thế ngày nay?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

“Hãy luôn luôn sẵn sàng.” Những khoảnh khắc giảng dạy không theo nghi thức ở nhà có thể đến và đi rất nhanh, vậy nên điều quan trọng là phải tận dụng những giây phút đó khi chúng đến. Làm thế nào anh chị em có thể cố gắng “luôn luôn sẵn sàng” để giảng dạy mọi người trong gia đình mình các lẽ thật phúc âm và chia sẻ “sự trông cậy trong anh em” (1 Phi E Rơ 3:15) khi khoảnh khắc giảng dạy đến? (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 16.)

Hình Ảnh
Phi E Rơ đang thuyết giảng cho một nhóm người

Mặc dù Phi E Rơ gặp phải nhiều sự ngược đãi và chống đối, nhưng ông vẫn kiên định trong chứng ngôn của ông nơi Đấng Ky Tô.

In