Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 4–10 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16: “Đức Chúa Trời Chẳng Phải là Chúa của Sự Loạn Lạc, bèn là Chúa Sự Hòa Bình”


“Ngày 4–10 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16: ‘Đức Chúa Trời Chẳng Phải là Chúa của Sự Loạn Lạc, bèn là Chúa Sự Hòa Bình,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 4–10 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
hồ báp têm trong đền thờ

Ngày 4–10 tháng Chín

1 Cô Rinh Tô 14–16

“Đức Chúa Trời Chẳng Phải là Chúa của Sự Loạn Lạc, bèn là Chúa Sự Hòa Bình”

Hãy ghi lại những ấn tượng của anh chị em trong khi đọc 1 Cô Rinh Tô 1–16. Cầu nguyện về điều Thánh Linh đã dạy anh chị em, và cầu vấn Cha Thiên Thượng xem có điều gì nữa Ngài muốn anh chị em học hỏi không.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Vì Giáo Hội và các giáo lý của Giáo Hội đều khá mới ở thành Cô Rinh Tô, nên dễ hiểu rằng các Thánh Hữu Cô Rinh Tô rất hoang mang. Phao Lô đã dạy họ từ trước về lẽ thật căn bản của phúc âm: “Là Đấng [Ky Tô] chịu chết vì tội chúng ta … và Ngài đã bị chôn, và đến ngày thứ ba, Ngài sống lại” (1 Cô Rinh Tô 15:3–4). Nhưng chẳng bao lâu sau, một số tín hữu bắt đầu giảng dạy rằng “những kẻ chết sẽ chẳng sống lại” (1 Cô Rinh Tô 15:12). Phao Lô khẩn cầu họ hãy “giữ lấy y như” các lẽ thật họ đã được giảng dạy (1 Cô Rinh Tô 15:2). Khi chúng ta gặp những ý kiến xung đột về các lẽ thật phúc âm, thì tốt hơn là hãy nhớ rằng “Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự loạn lạc, bèn là Chúa sự hòa bình” (1 Cô Rinh Tô 14:33). Hãy lắng nghe các môn đồ được chỉ định của Chúa và bám chặt vào các lẽ thật họ dạy đi dạy lại mà có thể giúp chúng ta tìm thấy sự bình an và “hãy vững vàng trong đức tin” (1 Cô Rinh Tô 16:13).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

1 Cô Rinh Tô 14

Tôi có thể tìm kiếm ân tứ nói tiên tri.

Ân tứ nói tiên tri là gì? Đó có phải là khả năng để nói trước về tương lai không? Có phải ân tứ đó chỉ dành cho các vị tiên tri không? Hay bất cứ ai cũng có thể nhận được ân tứ này?

Hãy suy ngẫm những câu hỏi này khi anh chị em học tập 1 Cô Rinh Tô 14:3, 31, 39–40. Anh chị em cũng có thể đọc Khải Huyền 19:10 và “Tiên Tri, Vị” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Dựa trên điều anh chị em học được, anh chị em sẽ định nghĩa ân tứ nói tiên tri như thế nào? Phao Lô có thể đã có ý nói gì khi ông mời những người Cô Rinh Tô hãy “trông mong ơn nói tiên tri”? (1 Cô Rinh Tô 14:39). Làm thế nào anh chị em có thể chấp nhận lời mời này?

Xin xem thêm Giô Ên 2:28–29; An Ma 17:3; Giáo Lý và Giao Ước 11:23–28.

1 Cô Rinh Tô 14:34–35

Lời phát biểu về phụ nữ trong các câu này áp dụng như thế nào ngày nay?

Trong thời của Phao Lô, có những kỳ vọng khác nhau về cách phụ nữ tham gia vào xã hội, kể cả trong các buổi họp nhà thờ. Cho dù những lời giảng dạy trong 1 Cô Rinh Tô 14:34–35 có ý nghĩa trong thời của Phao Lô đi nữa, thì chúng cũng không nên được hiểu là phụ nữ không có tiếng nói và quyền lãnh đạo trong Giáo Hội ngày nay (xin xem Bản Dịch Joseph Smith, 1 Cô Rinh Tô 14:34). Chủ Russell M. Nelson nói với các phụ nữ của Giáo Hội ngày nay: “Chúng tôi cần sức mạnh, sự cải đạo, lòng tin chắc, khả năng lãnh đạo, sự khôn ngoan, và tiếng nói của các chị em. Vương quốc của Thượng Đế không được và không thể được trọn vẹn nếu không có những người phụ nữ lập và sau đó tuân giữ các giao ước thiêng liêng, những người phụ nữ mà có thể nói với quyền năng và thẩm quyền của Thượng Đế!” (“Một Lời Khẩn Nài cùng Các Chị Em Phụ Nữ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 96).

1 Cô Rinh Tô 15:1–34, 53–58

Chúa Giê Su Ky Tô đã chiến thắng cái chết.

Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô rất cơ bản đối với Ky Tô Giáo đến nỗi, một người có thể nói rằng nếu không có nó thì sẽ không có Ky Tô Giáo—mượn lời của Phao Lô, “thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích” (1 Cô Rinh Tô 15:14). Tuy nhiên một số Thánh Hữu Cô Rinh Tô đã dạy rằng “những kẻ chết chẳng sống lại” (1 Cô Rinh Tô 15:12). Khi anh chị em đọc câu trả lời của Phao Lô trong 1 Cô Rinh Tô 15, hãy dành ra một giây lát để suy ngẫm cách mà cuộc sống của anh chị em sẽ khác đi nếu anh chị em không tin vào Sự Phục Sinh (xin xem 2 Nê Phi 9:6–19; An Ma 40:19–23; Giáo Lý và Giao Ước 93:33–34). Cụm từ “Và nếu Đấng [Ky Tô] đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích” có ý nghĩa gì đối với anh chị em? (câu 17).

Cũng đáng để lưu ý rằng Phao Lô đề cập đến phép báp têm cho người chết là bằng chứng cho tính xác thực của sự phục sinh (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:29). Công việc đền thờ và lịch sử gia đình đã củng cố đức tin của anh chị em vào giáo lý về sự phục sinh như thế nào?

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 138:11–37.

1 Cô Rinh Tô 15:35–54

Thể xác phục sinh khác với thể xác hữu diệt.

Anh chị em đã bao giờ tự hỏi thể xác phục sinh sẽ như thế nào chưa? Theo như 1 Cô Rinh Tô 15:35, một số người Cô Rinh Tô cũng tự hỏi điều tương tự. Hãy đọc câu trả lời của Phao Lô trong các câu 36–54, và chú ý đến những từ và cụm từ mô tả sự khác biệt giữa thể xác hữu diệt và thể xác phục sinh. Khi làm như vậy, anh chị em có thể so sánh các câu 40–42 với Giáo Lý và Giao Ước 76:50–112. Điều mặc khải này ban cho Tiên Tri Joseph Smith đã thêm điều gì vào sự hiểu biết của anh chị em? (xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, 1 Cô Rinh Tô 15:40). Tại sao các lẽ thật này có giá trị đối với anh chị em?

Xin xem thêm Lu Ca 24:39; An Ma 11:43–45; Giáo Lý và Giao Ước 88:14–33.

Hình Ảnh
mặt trời mọc

“Vinh quang của mặt trời khác” (1 Cô Rinh Tô 15:41).

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

1 Cô Rinh Tô 15:29.Chúng ta học từ câu 29 rằng các Ky Tô Hữu thời xưa đã tham gia vào phép báp têm cho người chết, giống như chúng ta làm ngày nay. Chúng ta sẽ giải thích như thế nào cho những người khác lý do chúng ta làm phép báp têm thay cho tổ tiên của mình? Chúng ta đang làm gì với tư cách là một gia đình để cung ứng các giáo lễ đền thờ cho các tổ tiên đã qua đời của mình, là những người cần các giáo lễ đó?

1 Cô Rinh Tô 15:35–54.Những vật hoặc hình ảnh nào anh chị em có thể trưng bày để giúp gia đình mình hiểu một số cụm từ Phao Lô đã sử dụng để mô tả cách thể xác hữu diệt khác biệt với thể xác phục sinh? Ví dụ, để cho thấy sự khác biệt giữa từ hư nátkhông hay hư hát (xin xem các câu 52–54) anh chị em có thể cho thấy kim loại bị gỉ và kim loại không bị gỉ. Hoặc anh chị em có thể so sánh một vật gì đó yếu với vật gì đó mạnh (xin xem câu 43).

1 Cô Rinh Tô 15:55–57.Một cuộc thảo luận về các câu này có thể đặc biệt có ý nghĩa nếu gia đình anh chị em biết một người nào đó đã qua đời. Mọi người trong gia đình có thể chia sẻ chứng ngôn về cách Chúa Giê Su Ky Tô lấy đi “cái nọc của sự chết” (câu 56).

1 Cô Rinh Tô 16:13.Để giúp mọi người trong gia đình anh chị em liên hệ với câu này, anh chị em có thể vẽ một vòng tròn trên sàn nhà và bảo một người trong gia đình nhắm mắt và đứng “vững vàng” trong vòng tròn đó. Sau đó, những người khác có thể cố gắng đẩy hoặc kéo người ấy ra khỏi vòng tròn. Có sự khác biệt nào khi người trong vòng tròn mở mắt ra và có thể “tỉnh thức”? Chúng ta có thể làm gì để “đứng vững” khi bị cám dỗ để đưa ra những lựa chọn xấu?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Ngài Phục Sinh!,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 55.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy tìm kiếm các mẫu mực. Trong thánh thư, chúng ta tìm thấy những mẫu mực mà cho thấy cách Chúa làm công việc của Ngài. Anh chị em tìm thấy mẫu mực nào trong 1 Cô Rinh Tô 14 mà giúp chúng ta hiểu cách gây dựng lẫn nhau?

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô hiện ra cùng Ma Ri tại ngôi mộ

Woman, Why Weepest Thou? (Hỡi Đàn Bà Kia, Sao Ngươi Khóc?), © Simon Dewey năm 2021. Được sử dụng với sự cho phép từ Altus Fine Art/www.altusfineart.com

In