Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 9–15 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se: “Tôi Làm Được Mọi Sự nhờ Đấng Ban Thêm Sức cho Tôi”


“Ngày 9–15 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se: ‘Tôi Làm Được Mọi Sự nhờ Đấng Ban Thêm Sức cho Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 9–15 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
Phao Lô đọc cho người ta viết một bức thư từ ngục tù

Ngày 9–15 tháng Mười

Phi Líp; Cô Lô Se

“Tôi Làm Được Mọi Sự nhờ Đấng Ban Thêm Sức cho Tôi”

Khi nào là lần cuối anh chị em đọc những ấn tượng thuộc linh mà anh chị em đã ghi lại trong khi học Kinh Tân Ước? Có thể là hữu ích để xem lại những sự thúc giục anh chị em đã nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Phao Lô viết các bức thư của ông cho người Phi Líp và Cô Lô Se trong khi ông là một tù nhân ở Rô Ma. Nhưng các bức thư này không có giọng điệu mà anh chị em có thể nghĩ rằng được viết bởi một người ở trong tù. Phao Lô nói nhiều hơn về niềm vui, niềm hân hoan, và lòng biết ơn so với về những nỗi đau khổ và thử thách, ông nói: “Đấng [Ky Tô] cũng được rao truyền, ấy vì đó tôi đương mừng rỡ, và sẽ còn mừng rỡ nữa” (Phi Líp 1:18). Và “dẫu thân tôi xa cách, nhưng tâm thần tôi vẫn ở cùng anh em, thấy trong anh em có … đức tin vững vàng đến Đấng Ky Tô, thì tôi mừng rỡ lắm” (Cô Lô Se 2:5). Chắc hẳn là “sự bình an của Đức Chúa Trời” mà Phao Lô cảm nhận được trong những hoàn cảnh khó khăn của ông thì “vượt quá mọi sự hiểu biết” (Phi Líp 4:7), nhưng dù sao đó cũng là sự thực. Trong những thử thách riêng của chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy sự bình an như vậy và “vui mừng trong Chúa luôn luôn” (Phi Líp 4:4). Giống như Phao Lô, chúng ta có thể trông cậy hoàn toàn vào Chúa Giê Su Ky Tô, mà “trong [Ngài] chúng ta có được sự cứu chuộc” (Cô Lô Se 1:14). Giống như Phao Lô, chúng ta có thể nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi Líp 4:13; xin xem thêm Cô Lô Se 1:11).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Phi Líp 2:5–11; Cô Lô Se 1:12–23

Đức tin của tôi được dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô.

Chủ Russell M. Nelson nói rằng khi ông tập trung việc học thánh thư của mình vào các câu thánh thư về Chúa Giê Su Ky Tô, thì điều đó đã ảnh hưởng ông đến độ ông cảm thấy giống như “một người khác!” (“Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 39). Hãy cân nhắc việc noi theo tấm gương của ông khi anh chị em đọc Phi Líp và Cô Lô Se (đặc biệt xin xem Phi Líp 2:5–11; Cô Lô Se 1:12–23). Anh chị em học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào những lẽ thật này có thể giúp anh chị em trở thành “một người khác”?

Phi Líp 2:12–13

Chúng ta có “làm nên sự cứu chuộc mình” không?

Một số người sử dụng cụm từ “làm nên sự cứu chuộc mình” (Phi Líp 2:12) để ủng hộ ý tưởng rằng chúng ta chỉ được cứu rỗi bởi nỗ lực của riêng mình mà thôi. Những người khác sử dụng lời giảng dạy của Phao Lô “nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu” (Ê Phê Sô 2:8) để nói rằng không cần phải lao nhọc để nhận được sự cứu rỗi. Tuy nhiên, thánh thư, kể cả những bài viết của Phao Lô, rõ ràng dạy về sự cần thiết phải có cả ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô lẫn nỗ lực cá nhân để nhận được sự cứu rỗi. Và thậm chí trong nỗ lực của chúng ta để làm nên sự cứu chuộc mình, “chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em” (Phi Líp 2:13; xin xem thêm Phi Líp 1:6; 2 Nê Phi 25:23; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ân Điển”).

Phi Líp 3:4–14

Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đáng giá mọi sự hy sinh.

Phao Lô từ bỏ rất nhiều khi ông cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, kể cả địa vị đầy thế lực mà ông nắm giữ trong xã hội Do Thái với tư cách là một người Pha Ri Si. Trong Phi Líp 3:4–14, hãy tìm kiếm điều gì Phao Lô đã đạt được vì ông sẵn lòng hy sinh cho phúc âm. Ông đã cảm thấy như thế nào về những sự hy sinh của mình?

Sau đó hãy xem xét vai trò môn đồ của chính anh chị em. Anh chị em đã hy sinh điều gì cho phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em đã nhận được điều gì? Có những sự hy sinh nào nữa mà anh chị em cảm thấy mình cần phải làm để trở thành một môn đồ tận tâm hơn của Đấng Cứu Rỗi không?

Xin xem thêm 3 Nê Phi 9:19–20; Giáo Lý và Giao Ước 58:2–5; Taylor G. Godoy, “Thêm Một Ngày Nữa,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 34–36.

Phi Líp 4:1–13

Tôi có thể tìm thấy niềm vui nơi Đấng Ky Tô, bất chấp hoàn cảnh của mình.

Cuộc đời của Phao Lô là một tấm gương hùng hồn về lẽ thật đã được Chủ Tịch Russell M. Nelson bày tỏ: “Khi điểm tập trung của cuộc sống chúng ta là vào Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gì đang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. Niềm vui đến từ Ngài và vì Ngài” (“Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82).

Khi anh chị em đọc Phi Líp—cụ thể là chương 4—hãy tìm kiếm những lời phát biểu mà giúp anh chị em tìm thấy niềm vui trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống mình. Có khi nào anh chị em đã cảm nhận được “sự bình an của Đức Chúa Trời” trong lúc gặp thử thách không? (câu 7). Có khi nào anh chị em đã tìm thấy sức mạnh “nhờ Đấng Ky Tô” để làm những điều khó khăn không? (câu 13). Anh chị em nghĩ tại sao là điều quan trọng để “thỏa lòng” trong tất cả mọi hoàn cảnh? (câu 11). Làm thế nào việc luyện tập những thuộc tính trong câu 8 giúp anh chị em tìm thấy niềm vui trong những hoàn cảnh của mình?

Xin xem An Ma 33:23; Dieter F. Uchtdorf, “Biết Ơn trong Mọi Hoàn Cảnh,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 70–77.

Cô Lô Se 3:1–17

Các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô trở thành “người mới” khi họ sống theo phúc âm Ngài.

Làm thế nào anh chị em có thể biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô đang giúp anh chị em trở thành một “người mới”? Một cách để suy ngẫm điều này là tìm hiểu Cô Lô Se 3:1–17 và lập một bản liệt kê những thái độ, thuộc tính, và hành động của một “người cũ” và một bản khác liệt kê những thái độ, thuộc tính, và hành động của một “người mới.”

Ghi lại những ý nghĩ của anh chị em về cách Đấng Cứu Rỗi đang thay đổi anh chị em, để anh chị em có thể xem lại chúng trong tương lai và suy ngẫm xem mình đang tiến triển như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Phi Líp.Gia đình anh chị em có thể nhận thấy những từ vui vẻ hoặc mừng rỡ được lặp đi lặp lại thường xuyên trong sách Phi Líp. Mỗi lần anh chị em bắt gặp những từ này, anh chị em có thể ngừng lại và thảo luận điều Phao Lô dạy về cách để tìm được niềm vui.

Phi Líp 2:14–16.Làm thế nào chúng ta có thể “chiếu sáng như đuốc trong thế gian”?

Phi Líp 4:8.Mọi người trong gia đình có thể nhận ra những điều để “nghĩ đến” mà phù hợp với lời mô tả trong câu này (xin xem thêm Những Tín Điều 1:13). Làm thế nào gia đình anh chị em có thể được phước bằng cách tuân theo lời khuyên bảo của Phao Lô?

Cô Lô Se 1:23; 2:7.Có lẽ gia đình anh chị em có thể đọc các câu này trong khi ngồi xung quanh một cái cây hoặc trong khi nhìn vào hình một cái cây (ví dụ như hình ảnh kèm theo đại cương này). “Vững vàng” và “không núng” nơi Đấng Ky Tô có nghĩa là gì? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ nhau củng cố phần rễ thuộc linh của mình?

Cô Lô Se 2:2–3.Gia đình anh chị em có thể thích chất đầy “hòm kho báu” với những thứ tượng trưng cho “của cải” và “sự quí báu về khôn ngoan thông sáng” mà anh chị em tìm thấy trong phúc âm.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sống theo chứng ngôn của mình. Anh Cả Neal A. Maxwell dạy: “Các anh chị em giảng dạy bằng lối sống của mình.” “Tính nết của các anh chị em sẽ được nhớ đến nhiều hơn … [cả] một lẽ thật cụ thể trong một bài học cụ thể” (trong Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 13).

Hình Ảnh
cây có nhiều rễ

Phao Lô dạy rằng đức tin của chúng ta cần phải “châm rễ” nơi Chúa Giê Su Ky Tô (Cô Lô Se 2:7).

In