Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 25 tháng Chín–Ngày 1 tháng Mười. Ga La Ti: “Hãy Bước Đi theo Thánh Linh”


“Ngày 25 tháng Chín–Ngày 1 tháng Mười. Ga La Ti: ‘Hãy Bước Đi theo Thánh Linh,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 25 tháng Chín–Ngày 1 tháng Mười. Ga La Ti,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô hiện đến cùng Phao Lô trong tù

Đấng Cứu Rỗi phục sinh hiện đến cùng Phao Lô trong tù (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11). Chúa Giê Su Ky Tô có thể giải thoát chúng ta khỏi “ách tôi mọi” (Ga La Ti 5:1).

Ngày 25 tháng Chín–Ngày 1 tháng Mười

Ga La Ti

“Hãy Bước Đi theo Thánh Linh”

Khi anh chị em đọc Ga La Ti, hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được. Việc làm như vậy sẽ giúp anh chị em ghi nhớ và suy ngẫm về những ấn tượng đó trong tương lai.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến sự tự do khi thoát khỏi sự trói buộc phần thuộc linh. Nhưng đôi khi những người mà đã có được sự tự do của phúc âm lại từ chối phúc âm và “suy phục [lần] nữa” (Ga La Ti 4:9). Đây là điều mà một số Thánh Hữu Ga La Ti đang làm—họ đang từ chối sự tự do mà Đấng Ky Tô đã mang đến cho họ (xin xem Ga La Ti 1:6). Thư của Phao Lô gửi cho người Ga La Ti, lúc đó, đã là một lời mời gọi cấp thiết để trở lại với “Đấng Ky Tô đã buông tha chúng ta cho được tự do” (Ga La Ti 5:1). Lời kêu gọi này cũng là lời mời gọi mà chúng ta cũng cần phải lắng nghe và tuân theo vì trong những lúc hoàn cảnh thay đổi, sự tranh đấu giữa tự do và nô lệ sẽ luôn xảy ra. Như Phao Lô đã dạy, “được gọi đến sự tự do” không thôi thì chưa đủ (Ga La Ti 5:13); chúng ta cũng cần phải “đứng vững” trong đó (Ga La Ti 5:1) bằng cách tin cậy vào Đấng Ky Tô.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ga La Ti 1–5

Luật pháp của Đấng Ky Tô làm tôi tự do.

Phao Lô viết cho các Thánh Hữu Ga La Ti khi ông biết được rằng họ đang bị dẫn dắt lạc lối bởi những lời giảng dạy sai lạc (xin xem Ga La Ti 1:6–9). Một trong những lời giảng dạy này là để được cứu, những dân Ngoại mà đã chấp nhận phúc âm đều cần phải làm lễ cắt bì và giữ các truyền thống khác của luật Môi Se (xin xem Ga La Ti 2). Phao Lô gọi những truyền thống này là “ách tôi mọi” (Ga La Ti 5:1). Khi anh chị em đọc lời khuyên bảo của Phao Lô dành cho người Ga La Ti, hãy tìm các nguyên tắc mà có thể giúp anh chị em hiểu thế nào là tự do thực sự. Anh chị em cũng có thể suy ngẫm xem có những truyền thống sai lạc hoặc ách tôi mọi nào khác mà có thể tồn tại trong cuộc sống mình. Có điều gì mà đang ngăn cản anh chị em không có được sự tự do mà phúc âm mang lại không? Làm thế nào Đấng Ky Tô và phúc âm của Ngài làm cho “[anh chị em] được tự do”? (Ga La Ti 5:1).

Xin xem thêm 2 Nê Phi 2:27; 9:10–12.

Ga La Ti 3

Tôi là kẻ kế tự cho các phước lành đã được hứa với Áp Ra Ham.

Một số Thánh Hữu Ga La Ti lo lắng rằng bởi vì họ không phải là con cháu thật sự (“dòng dõi”) của Áp Ra Ham, nên họ sẽ không nhận được các phước lành đã được hứa với Áp Ra Ham, kể cả sự tôn cao. Theo như Ga La Ti 3:7–9, 13–14, 27–29, điều gì làm cho một người có đủ điều kiện trở thành “dòng dõi của Áp Ra Ham”?

Để học về các phước lành đã được hứa cho Áp Ra Ham và các phước lành mà chúng ta có thể thừa hưởng với tư cách là dòng dõi của ông, xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Giao Ước của Áp Ra Ham”. Tại sao các phước lành được hứa với Áp Ra Ham là quan trọng đối với anh chị em?

Ga La Ti 3:6–25

Áp Ra Ham có phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Tiên Tri Joseph Smith giải thích: “Chúng ta không thể tin rằng những người thời xưa trong tất cả các thời đại đều không biết về hệ thống [luật pháp] của thiên thượng như nhiều người tưởng, bởi vì tất cả những người mà được cứu, thì đã được cứu qua quyền năng của kế hoạch cứu chuộc vĩ đại này, [trước] cũng như [sau] sự giáng lâm của Đấng Ky Tô. … Áp Ra Ham dâng lên của lễ, và bất kể điều này, thì Phúc Âm vẫn được rao giảng cho ông” (“The Elders of the Church in Kirtland to Their Brethren Abroad,” The Evening and the Morning Star, tháng Ba năm 1834, trang 143, JosephSmithPapers.org). Anh chị em nghĩ tại sao là điều quan trọng đối với các Thánh Hữu trong thời của Phao Lô để biết rằng Áp Ra Ham và các vị tiên tri thời xưa khác có phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô? Tại sao là quan trọng cho anh chị em để biết điều này? (Xin xem Hê La Man 8:13–20; Môi Se 5:58–59; 6:50–66.)

Xin xem thêm Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith (năm 2007), trang 49–62.

Ga La Ti 5:13–26; 6:7–10

Nếu tôi “bước đi theo Thánh Linh,” thì tôi sẽ nhận được “trái của Thánh Linh.”

Việc học các câu này có thể giúp anh chị em đánh giá xem mình đang bước đi theo Thánh Linh trọn vẹn như thế nào. Anh chị em có đang cảm nhận được trái của Thánh Linh mà được đề cập đến trong các câu 22–23 không? Anh chị em nhận thấy những trái nào khác, hay là kết quả nào khác, đến từ việc sống cuộc sống thuộc linh? Hãy suy ngẫm điều gì anh chị em cần làm để trau dồi kết quả này một cách trọn vẹn hơn. Làm thế nào việc trau dồi kết quả này cải thiện những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của anh chị em?

Hình Ảnh
những trái táo trên cây

Tôi cần phải tìm kiếm “trái của Thánh Linh” trong cuộc sống mình.

Nếu anh chị em đang cố gắng bước đi trong Thánh Linh nhưng những nỗ lực của anh chị em dường như không mang đến trái đã hứa, thì hãy đọc Ga La Ti 6:7–10. Anh chị em cảm thấy Chúa có sứ điệp nào dành cho anh chị em trong các câu này?

Xin xem thêm An Ma 32:28, 41–43; Giáo Lý và Giao Ước 64:32–34.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ga La Ti 3:11.“Sống bởi đức tin” có nghĩa là gì? Chúng ta đang sống bằng đức tin với tư cách là một gia đình như thế nào?

Ga La Ti 4:1–7.Anh chị em có thể giới thiệu Ga La Ti 4 bằng cách thảo luận những sự khác biệt giữa các tôi tớ của một vị vua và con cái của vua. Người con của vua có những cơ hội hay tiềm năng nào mà người tôi tớ không có? Hãy nghĩ về điều này khi anh chị em cùng nhau đọc các câu 1–7. Các câu này dạy gì về mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng?

Ga La Ti 5:16–26.Cân nhắc thảo luận sự khác biệt giữa “việc làm của xác thịt” và “trái của Thánh Linh.” Để góp vui vào cuộc thảo luận, gia đình anh chị em có thể dán lên các loại trái cây khác nhau những từ mà Phao Lô dùng để miêu tả trái của Thánh Linh. Sau đó mỗi người trong gia đình có thể chọn ra một trái, định nghĩa trái (của Thánh Linh) đó, và nói về một người nào đó là thí dụ cho trái đó. Điều đó có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về những cách thức gia đình anh chị em có thể mời gọi Thánh Linh vào nhà mình và nuôi dưỡng trái này. Sau khi thảo luận xong, anh chị em có thể cùng ăn trái cây với nhau.

Ga La Ti 6:1–2.Có thể có những lúc mà một người nào đó trong gia đình anh chị em “tình cờ phạm lỗi.” Anh chị em tìm thấy lời khuyên bảo nào trong Ga La Ti 6:1–2 về điều cần phải làm trong tình huống như vậy?

Ga La Ti 6:7–10.Nếu gia đình anh chị em đã từng trồng cây gì cùng với nhau, thì anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm đó để minh họa cho nguyên tắc “vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (câu 7). Hoặc anh chị em có thể hỏi mọi người trong gia đình về trái cây hoặc loại rau ưa thích của họ và nói về điều gì được đòi hỏi để trồng một cái cây mà cho ra loại rau quả đó. (Xin xem bức hình ở cuối đại cương này.) Sau đó anh chị em có thể nói về các phước lành mà gia đình anh chị em hy vọng nhận được và cách để “gặt” các phước lành ấy.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy giúp gia đình anh chị em áp dụng thánh thư cho bản thân họ. Nê Phi nói: “Tôi áp dụng tất cả các thánh thư cho chúng tôi, ngõ hầu đem lại nhiều lợi ích cho sự học hỏi của chúng tôi” (1 Nê Phi 19:23). Để giúp gia đình anh chị em làm việc này, anh chị em có thể mời họ suy ngẫm về những lúc họ cảm nhận được trái của Thánh Linh được mô tả trong Ga La Ti 5:22–23. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)

Hình Ảnh
những trái lê trên cây

Phao Lô dạy rằng khi chúng ta bước đi theo Thánh Linh, chúng ta sẽ cảm nhận được “trái của Thánh Linh” trong cuộc sống của mình.

In