Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6: “Chúa Giê Su Ky Tô, ‘Cội Rễ của Sự Cứu Rỗi Đời Đời’”


“Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6: ‘Chúa Giê Su Ky Tô, “Cội Rễ của Sự Cứu Rỗi Đời Đời,”’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô đứng cùng với một em thiếu nữ

Balm of Gilead (Nhũ Hương của Ga La Át), tranh do Annie Henrie họa

Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một

Hê Bơ Rơ 1–6

Chúa Giê Su Ky Tô, “Cội Rễ của Sự Cứu Rỗi Đời Đời”

Việc ghi lại những ấn tượng thuộc linh giúp anh chị em nhận ra điều Đức Thánh Linh muốn giảng dạy anh chị em. Việc hành động theo những ấn tượng của anh chị em cho thấy đức tin của anh chị em rằng những thúc giục này là có thật.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Mỗi chúng ta đều phải từ bỏ một điều gì đó để chấp nhận phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô—những thói quen xấu, những niềm tin sai lạc, những mối kết giao không lành mạnh, hoặc một điều nào đó khác. Đối với người Dân Ngoại trong Giáo Hội Ky Tô hữu thời kỳ đầu, sự cải đạo thường có nghĩa là từ bỏ những thần thánh giả. Tuy nhiên, đối với người Hê Bơ Rơ (hay người Do Thái), sự cải đạo được chứng tỏ là có phần phức tạp hơn, nếu không phải là khó khăn hơn. Rốt cuộc thì những niềm tin và truyền thống đáng trân quý đều được dựa trên sự thờ phượng Thượng Đế chân chính và những lời giảng dạy của các vị tiên tri của Ngài, đã có từ cách đây hàng ngàn năm. Tuy nhiên Các Sứ Đồ dạy rằng luật Môi Se đã được làm tròn trong Chúa Giê Su Ky Tô và rằng luật pháp cao hơn hiện là tiêu chuẩn dành cho những tín đồ. Việc chấp nhận Ky Tô giáo có nghĩa là dân Hê Bơ Rơ phải từ bỏ những niềm tin và lịch sử trước đây của họ chăng? Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ đã tìm cách giúp giải đáp những câu hỏi như vậy bằng cách dạy rằng luật Môi Se, các vị tiên tri, và các giáo lễ đều quan trọng, nhưng Chúa Giê Su Ky Tô là quan trọng hơn cả (xin xem Hê Bơ Rơ 1:1–4; 3:1–6; 7:23–28). Thật ra, tất cả những điều này đều hướng đến và làm chứng về Đấng Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế và là Đấng Mê Si đã được hứa mà dân Do Thái đang chờ đợi.

Sự cải đạo, trong thời kỳ đầu và ngày nay, có nghĩa là đặt Chúa Giê Su Ky Tô làm trọng tâm của sự thờ phượng và cuộc sống của chúng ta. Nó có nghĩa là bám chặt vào lẽ thật và từ bỏ điều làm chúng ta xao lãng khỏi Ngài, vì Ngài là “cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài” [Hê Bơ Rơ 5:9].

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ai viết Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ?

Một số học giả đã nghi vấn liệu có phải Phao Lô đã viết Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ không. Văn phong trong Hê Bơ Rơ có phần nào khác với các bức thư khác của Phao Lô, và các phiên bản đầu tiên của bức thư này đều không ghi tên tác giả. Tuy nhiên, bởi vì những ý kiến được bày tỏ trong Hê Bơ Rơ tương thích với những lời giảng dạy khác của Phao Lô, Các Thánh Hữu Ngày Sau, để giữ truyền thống Ky Tô giáo, nói chung chấp nhận rằng ít nhất Phao Lô có liên quan đến việc viết bức thư này.

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Bức Thư của Phao Lô, Các.”

Hê Bơ Rơ 1–5

Chúa Giê Su Ky Tô là “hình bóng của bổn thể” của Cha Thiên Thượng.

Nhiều người Do Thái thấy rất khó để chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Hãy lưu ý cách mà Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ làm chứng về Ngài. Ví dụ, khi anh chị em đọc năm chương đầu, anh chị em có thể lập một bản liệt kê những danh xưng, vai trò, thuộc tính, và công việc của Chúa Giê Su Ky Tô mà anh chị em thấy được đề cập đến. Những điều này dạy anh chị em điều gì về Đấng Cứu Rỗi? Chúng dạy anh chị em điều gì về Cha Thiên Thượng?

Câu phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland bổ sung gì vào sự hiểu biết của anh chị em về những lời giảng dạy trong các chương này? “Chúa Giê Su … đến để gia tăng sự hiểu biết của con người về Thượng Đế và để khẩn nài họ hãy yêu mến Cha Thiên Thượng của mình như Ngài đã, đang, và sẽ luôn luôn yêu mến họ. … Vì vậy việc cho người đói ăn, chữa lành người bệnh, khiển trách kẻ đạo đức giả, khẩn nài có được đức tin—đây là Đấng Ky Tô cho chúng ta thấy đường lối của Đức Chúa Cha” (“The Grandeur of God,” Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 72).

Hê Bơ Rơ 2:9–18; 4:12–16; 5:7–8

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đựng mọi điều để mà Ngài có thể thấu hiểu và giúp đỡ tôi khi tôi đau khổ.

Anh chị em có cảm thấy rằng anh chị em có thể “vững lòng đến gần ngôi ơn phước” và tìm kiếm lòng thương xót không? (Hê Bơ Rơ 4:16). Một sứ điệp trong Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ là mặc cho tội lỗi và yếu kém của mình, chúng ta đều có thể đến với Thượng Đế và có được ân điển của Ngài. Anh chị em tìm thấy điều gì trong Hê Bơ Rơ 2:9–18; 4:12–16; 5:7–8 mà củng cố sự tin tưởng của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp đỡ anh chị em với những thử thách trần thế của mình? Hãy cân nhắc viết vào nhật ký những ý nghĩ và cảm nghĩ của anh chị em về những gì Đấng Cứu Rỗi đã làm cho anh chị em.

Xin xem thêm Mô Si A 3:7–11; An Ma 7:11–13; 34; Matthew S. Holland, “Ân Tứ Lớn Lao về Vị Nam Tử,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 45–47.

Hê Bơ Rơ 3:74:11

Các phước lành của Thượng Đế có sẵn cho những ai “[không] cứng lòng.”

Bằng cách kể lại câu chuyện về dân Y Sơ Ra Ên thời xưa, Phao Lô hy vọng thuyết phục được dân Do Thái tránh xa lỗi lầm mà tổ tiên họ đã phạm—đó là khước từ các phước lành của Thượng Đế vì sự chẳng tin. (Anh chị em có thể đọc câu chuyện mà Phao Lô đã ám chỉ trong Dân Số Ký 14:1–12, 26–35.)

Cân nhắc cách Hê Bơ Rơ 3:74:11 có thể áp dụng cho anh chị em. Để làm điều này, anh chị em có thể suy ngẫm những câu hỏi như sau:

  • Dân Y Sơ Ra Ên đã chọc giận Chúa như thế nào? (xin xem Hê Bơ Rơ 3:8–11). Những hậu quả của việc cứng lòng là gì?

  • Có khi nào tôi đã cho phép mình trở nên cứng lòng không? Có bất cứ phước lành nào Thượng Đế muốn ban cho tôi mà tôi không nhận được vì thiếu đức tin không?

  • Tôi có thể làm gì để được mềm lòng và có được một tâm hồn thống hối? (xin xem Ê The 4:15; Châm Ngôn 3:5–6; An Ma 5:14–15).

Xin xem thêm 1 Nê Phi 2:16; 15:6–11; Gia Cốp 1:7–8; An Ma 12:33–36; Neill F. Marriott, “Hiến Dâng Lòng Mình lên Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 30–32.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Hê Bơ Rơ 1:8–9.Trong những phương diện nào Chúa Giê Su cho thấy rằng Ngài yêu mến điều công bình và ghét điều gian ác? Nếu chúng ta có những ước muốn bất chính, thì chúng ta có thể làm gì để thay đổi chúng?

Hê Bơ Rơ 2:1–4.Anh chị em có thể nghĩ ra một bài học với đồ vật minh họa để giúp gia đình mình hiểu ý nghĩa của việc bám chặt vào các lẽ thật phúc âm mà “mình đã nghe” không? Anh chị em có thể minh họa điều này với một vật mà rất khó để bám vào. Những nỗ lực của chúng ta để duy trì chứng ngôn của mình giống với việc bắt và nắm chặt vật này như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm rằng “những điều mình đã nghe” không bị “trôi” khỏi chúng ta? (câu 1).

Hê Bơ Rơ 2:9–10.Để tìm hiểu cụm từ “làm cội rễ sự cứu rỗi của những con ấy,” anh chị em có thể bắt đầu bằng cách thảo luận việc mà một người chỉ huy thường làm. Sự cứu rỗi có nghĩa là gì? Làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô giống như cội rễ cho chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta?

Hê Bơ Rơ 5:1–5.Các câu này có thể giúp anh chị em có một cuộc thảo luận về ý nghĩa của việc được Thượng Đế kêu gọi bởi một người có thẩm quyền. Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô về việc tiếp nhận và làm tròn các chức vụ kêu gọi?

Hình Ảnh
Môi Se sắc phong cho A Rôn

“Không ai chiếm lấy chức trọng đó cho mình; phải được Đức Chúa Trời kêu gọi như A Rôn ngày xưa” (Hê Bơ Rơ 5:4). Moses Calls Aaron to the Ministry (Môi Se Kêu Gọi A Rôn vào Giáo Vụ), tranh do Harry Anderson họa

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Ôi Chúa Đấng Tôi Cần Luôn,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 12.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy thử những cách tiếp cận khác nhau. Thay vì luôn luôn học thánh thư theo cùng một cách thức, hãy cân nhắc những ý kiến học tập khác nhau. Để có ý kiến, xin xem “Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân của Anh Chị Em” ở phần đầu của tài liệu này.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Light of the World (Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Walter Rane họa

In