“Ngày 7–13 tháng Hai. Sáng Thế Ký 12–17; Áp Ra Ham 1–2: ‘Là Một Người Theo Đuổi Sự Ngay Chính Một Cách Nhiệt Thành Hơn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)
“Ngày 7–13 tháng Hai. Sáng Thế Ký 12–17; Áp Ra Ham 1–2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022
Ngày 7–13 tháng Hai
Sáng Thế Ký 12–17; Áp Ra Ham 1–2
“Là Một Người Theo Đuổi Sự Ngay Chính Một Cách Nhiệt Thành Hơn”
Khi anh chị em đọc về Áp Ram và Sa Rai (sau này được gọi là Áp Ra Ham và Sa Ra) cùng gia đình của họ, hãy suy ngẫm về cách mà những tấm gương của họ soi dẫn cho anh chị em. Hãy ghi lại những ấn tượng về điều mà anh chị em có thể làm để “là một người theo đuổi sự ngay chính một cách nhiệt thành hơn” (Áp Ra Ham 1:2).
Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em
Bởi vì giao ước mà Thượng Đế đã lập với ông, Áp Ra Ham được gọi là “tổ phụ của những kẻ trung thành” (Giáo Lý và Giao Ước 138:41) và “bạn Đức Chúa Trời” (Gia Cơ 2:23). Hàng triệu người ngày nay kính trọng ông như tổ tiên trực hệ của họ, và những người khác được thu nhận vào gia đình ông qua sự cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù vậy bản thân Áp Ra Ham xuất thân từ một gia đình không êm ấm—cha ông, người đã từ bỏ việc thờ phượng Thượng Đế chân chính, đã cố gắng đem Áp Ra Ham đi hiến tế cho các tà thần. Mặc cho việc này, ước muốn của Áp Ra Ham là trở thành “một người theo đuổi sự ngay chính một cách nhiệt thành hơn” (Áp Ra Ham 1:2), và câu chuyện cuộc đời ông cho thấy rằng Thượng Đế đã ưu đãi cho ước muốn của ông. Cuộc đời của Áp Ra Ham là một lời chứng rằng bất kể lịch sử gia đình của một người có ra sao đi nữa, thì tương lai có thể được tràn đầy hy vọng.
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân
Thượng Đế sẽ ban phước cho tôi vì đức tin và những ước muốn ngay chính của tôi.
Giống như nhiều người trong chúng ta, Áp Ra Ham đã sống trong một môi trường tà ác, mặc dù vậy ông mong muốn trở nên ngay chính. Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy về tầm quan trọng của việc có những ước muốn ngay chính: “Cũng quan trọng như việc từ bỏ mọi ước muốn để phạm tội, cuộc sống vĩnh cửu đòi hỏi nhiều hơn nữa. Để đạt được vận mệnh vĩnh cửu của mình, chúng ta sẽ ước muốn và làm việc nhằm đạt được những đức tính cần thiết để trở thành một con người vĩnh cửu. … Nếu điều này dường như quá khó khăn—và chắc chắn là không dễ dàng đối với bất cứ ai trong chúng ta—thì chúng ta nên bắt đầu với một ước muốn để có được những đức tính như vậy, và khẩn cầu Cha Thiên Thượng nhân từ giúp đỡ những cảm nghĩ của mình [xin xem Mô Rô Ni 7:48]” (“Ước Muốn,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 44–45). Trong khi anh chị em đọc Áp Ra Ham 1:1–19, hãy nghĩ về cách mà những câu này minh họa cho điều Chủ Tịch Oaks đã dạy. Những câu hỏi như sau có thể giúp ích:
-
Áp Ra Ham đã mong muốn và tìm kiếm điều gì? Ông đã làm gì để cho thấy đức tin của ông?
-
Những ước muốn của anh chị em là gì? Có điều gì đó mà anh chị em cảm thấy mình nên làm để làm thanh khiết các ước muốn của mình không?
-
Áp Ra Ham đã đối mặt với những thử thách nào bởi vì các ước muốn ngay chính của ông? Thượng Đế đã giúp đỡ ông như thế nào?
-
Những câu này có các sứ điệp nào dành cho những người mà có người thân trong gia đình không mong muốn sự ngay chính?
Xin xem thêm Ma Thi Ơ 7:7.
Ai được thuộc vào giao ước Áp Ra Ham?
Khi Chúa lập giao ước với Áp Ra Ham, Ngài đã hứa rằng giao ước này sẽ tiếp tục trong hậu duệ của Áp Ra Ham, tức là “dòng dõi,” và rằng “tất cả những ai tiếp nhận Phúc Âm này sẽ được … xem như dòng dõi của ngươi” (Áp Ra Ham 2:10–11). Điều này có nghĩa rằng những lời hứa trong giao ước Áp Ra Ham áp dụng cho các tín hữu của Giáo Hội ngày nay, cho dù họ là con cháu thật sự của Áp Ra Ham hay là được thu nhận vào gia đình của ông qua phép báp têm và sự cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ga La Ti 3:26–29; Giáo Lý và Giao Ước 132:30–32). Để được tính là dòng dõi của Áp Ra Ham, một người phải tuân theo các luật pháp và các giáo lễ của phúc âm.
Sáng Thế Ký 12:1–3; 13:15–16; 15:1–6; 17:1–8, 15–22; Áp Ra Ham 2:8–11
Giao ước Áp Ra Ham ban phước cho gia đình và tôi.
Bởi vì mọi tín hữu của Giáo Hội đều thuộc vào giao ước Áp Ra Ham, anh chị em có thể muốn dành chút thời gian để suy ngẫm lý do tại sao giao ước này có ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Ghi lại những ý nghĩ của anh chị em về các câu hỏi sau đây:
Các lời hứa được tìm thấy trong Áp Ra Ham 2:8–11 ban phước cho gia đình và tôi như thế nào? (xin xem thêm Sáng Thế Ký 12:1–3; 13:15–16).
Tôi học được điều gì về giao ước Áp Ra Ham từ Sáng Thế Ký 15:1–6; 17:1–8, 15–22?
Tôi cảm thấy được soi dẫn làm gì để giúp làm trọn lời hứa rằng “tất cả các gia đình trên thế gian sẽ được ban phước”? (Áp Ra Ham 2:11).
Anh chị em có thể suy ngẫm rằng một số các phước lành trên trần thế mà được hứa cho Áp Ra Ham và Sa Ra, như là việc được thừa hưởng một vùng đất hứa và là cha mẹ của một dòng dõi vĩ đại, thì có sự tương đồng trong thời vĩnh cửu. Những phước lành tương đồng này gồm có một nơi thừa hưởng trong vương quốc thượng thiên (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 132:29) và cuộc hôn nhân vĩnh cửu với dòng dõi vĩnh cửu (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4; 132:20–24, 28–32). Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy rằng chính là “trong đền thờ” mà “chúng ta nhận được các phước lành tột bậc của mình với tư cách là dòng dõi của Áp Ra Ham, Y Sác và Gia Cốp” (“Sự Quy Tụ Dân Y Sơ Ra Ên Đã Bị Phân Tán,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 80).
Xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 15:9–12; 17:3–12 (trong phần phụ lục Sách Hướng Dẫn Thánh Thư); Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Giao Ước của Áp Ra Ham”; “Những Điều Cần Ghi Nhớ: Giao Ước của Áp Ra Ham,” trong tài liệu này.
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
-
Sáng Thế Ký 13:5–12.Áp Ra Ham đã làm gì để mang lại hòa khí trong gia đình mình? Có lẽ mọi người trong gia đình anh chị em có thể tập làm người hòa giải giống như Áp Ra Ham qua việc đóng diễn cách để giải quyết các bất đồng mà thường nảy sinh trong gia đình mình.
-
Sáng Thế Ký 13:16; 15:2–6; 17:15–19.Làm thế nào anh chị em có thể giúp gia đình mình hiểu lời hứa của Chúa trong các câu này—rằng ngay cả khi Áp Ra Ham và Sa Ra chưa có con cái, dòng dõi của họ sẽ nhiều như bụi trên đất, sao trên trời, hay cát bờ biển? (xin xem thêm Sáng Thế Ký 22:17). Có lẽ anh chị em có thể cho mọi người thấy một hộp đựng cát, nhìn lên các vì sao, hoặc sử dụng tranh ảnh đi kèm đại cương này. Làm thế nào chúng ta có thể tin cậy vào những lời hứa của Thượng Đế kể cả khi điều đó dường như không thể xảy ra?
-
Sáng Thế Ký 14:18–20.Chúng ta học được điều gì về Mên Chi Xê Đéc từ Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 14:25–40? (trong phần phụ lục của Sách Hướng Dẫn Thánh Thư; xin xem thêm An Ma 13:13–19). Làm thế nào chúng ta có thể “thiết lập được sự ngay chính” giống như Mên Chi Xê Đéc đã làm? (câu 36). Giáo vụ của Mên Chi Xê Đéc còn soi dẫn cho chúng ta điều gì khác nữa?
-
Sáng Thế Ký 16.Việc đọc câu chuyện về A Ga có thể là một cơ hội để thảo luận cách Chúa giúp chúng ta khi chúng ta cảm thấy bất công. Anh chị em có thể chỉ ra rằng “Ích Ma Ên” có nghĩa là “Thượng Đế lắng nghe.” Khi nào chúng ta cảm thấy rằng Chúa đã lắng nghe và giúp đỡ khi chúng ta cảm thấy bất công? (xin xem Sáng Thế Ký 16:11).
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.
Bài hát gợi ý: “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66.