“Ngày 7–13 tháng Hai. Sáng Thế Ký 12–17; Áp Ra Ham 1–2: ‘Là một Người Theo Đuổi Sự Ngay Chính Một Cách Nhiệt Thành Hơn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)
“Ngày 7–13 tháng Hai. Sáng Thế Ký 12–17; Áp Ra Ham 1–2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022
Ngày 7–13 tháng Hai
Sáng Thế Ký 12–17; Áp Ra Ham 1–2
“Là một Người Theo Đuổi Sự Ngay Chính Một Cách Nhiệt Thành Hơn”
Hãy nhớ rằng không cần thiết—hoặc thậm chí là không thể—phải dạy hết mọi điều trong đại cương này. Hãy để Thánh Linh dẫn dắt anh chị em đến các nguyên tắc và sinh hoạt có ý nghĩa nhất đối với các trẻ em mà mình giảng dạy.
Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Gia đình của các trẻ em mà anh chị em dạy đã được mời để học hỏi về Áp Ra Ham và Sa Ra trong tuần qua. Hãy cho các em một cơ hội để chia sẻ một điều gì đó mà chúng biết về Áp Ra Ham hoặc Sa Ra.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Chúa Giê Su Ky Tô có thể nắm tay dẫn dắt tôi.
Áp Ra Ham muốn giữ cho mình được ngay chính mặc dù những người trong gia đình ông là tà ác. Chúa đã phán cùng ông: “ta sẽ dẫn dắt ngươi bằng bàn tay của ta” (Áp Ra Ham 1:18). Cũng giống như Thượng Đế đã hứa để giúp Áp Ra Ham, Ngài có thể dẫn dắt các trẻ em mà anh chị em dạy khi chúng muốn chọn điều đúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy đọc cho các em nghe Áp Ra Ham 1:18 và 2:8, và mời các em lắng nghe xem bộ phận nào của cơ thể được đề cập đến trong cả hai câu này. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào khi được Chúa Giê Su Ky Tô nắm tay dẫn dắt hoặc được bàn tay của Ngài bảo vệ? Hãy làm chứng rằng Chúa Giê Su dẫn dắt chúng ta qua Thánh Linh của Ngài.
-
Hãy sử dụng chương “Áp Ra Ham và Sa Ra” (trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước) để giúp các em hiểu rằng những người xung quanh Áp Ra Ham đang làm những điều sai trái, nhưng Áp Ra Ham muốn làm điều đúng và Chúa đã giúp ông. Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta cố gắng chọn điều đúng? Hãy hát một bài hát có liên quan đến nguyên tắc này, chẳng hạn như “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66).
-
Cho thấy một vài bức tranh về Đấng Cứu Rỗi (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 38, 39, 40, và 41), và giúp các em nhận ra những điều Ngài đã làm với đôi tay của Ngài. Chúng ta có thể làm gì với đôi tay của mình để giúp đỡ người khác?
Tôi có thể trở thành một người hòa giải.
Khi những người chăn chiên của Áp Ra Ham và của Lót bất đồng quan điểm về đất chăn thả của họ, Áp Ra Ham đã đề nghị một giải pháp mang lại hòa bình. Anh chị em có thể sử dụng ví dụ này nhằm truyền cảm hứng để các em trở thành những người hòa giải.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy chia sẻ với các em câu chuyện từ Sáng Thế Ký 13:5–12, và mời chúng đóng diễn câu chuyện đó. Hãy để các em thay phiên nhau giả làm Áp Ra Ham, cháu của ông là Lót, và những người chăn chiên. Hãy gợi ý những cách thức mà các em có thể noi theo tấm gương của Áp Ra Ham để làm người hòa giải, chẳng hạn như thay phiên nhau chơi một món đồ chơi với một người bạn. Mời các em đóng diễn các ví dụ này.
-
Đọc to Ma Thi Ơ 5:9, và giải thích rằng Chúa Giê Su muốn chúng ta làm người hòa giải. Giúp các em nghĩ về điều chúng có thể làm để trở thành những người hòa giải trong gia đình hoặc với bạn vè. Mời các em vẽ tranh về chính bản thân chúng đang làm một người hòa giải. Yêu cầu các em chia sẻ cảm nghĩ của chúng khi chúng làm người hòa giải giống như Chúa Giê Su Ky Tô.
Sáng Thế Ký 15:1–6; 17:1–8; Áp Ra Ham 2:9–11
Việc tôi giữ lời hứa là quan trọng.
Việc tìm hiểu về giao ước mà Thượng Đế đã lập với Áp Ra Ham và Sa Ra có thể giúp các em hiểu ý nghĩa của việc giữ lời hứa. Điều này cũng có thể giúp các em chuẩn bị để lập và tuân giữ các giao ước.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hỏi các em xem chúng có biết một lời hứa hoặc giao ước là gì hay không. Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng đã hứa hoặc một ai đó đã hứa với chúng. Nếu hữu ích, hãy chia sẻ một số ví dụ của riêng anh chị em. Giúp các em hiểu rằng Áp Ra Ham và Sa Ra đã hứa vâng lời Thượng Đế. Chọn ra một vài cụm từ trong Sáng Thế Ký 15:1–6; 17:1–8; Áp Ra Ham 2:9–11 để chia sẻ một số phước lành mà Thượng Đế đã hứa ban cho họ. Các phước lành này có thể bao gồm “Hỡi Áp-Ram! Ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi”, “Ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc”, hoặc “Tất cả các gia đình trên thế gian [sẽ] được ban phước.”
-
Các em có thể lập và giữ một số lời hứa đơn giản nào trong suốt buổi học? Ví dụ, hãy yêu cầu các em hứa ngồi yên trên ghế trong một vài phút hoặc cất ghế của chúng vào cuối buổi học. Chia sẻ với các em về một lần mà anh chị em đã đưa ra một lời hứa và đã giữ lời hứa đó, và mời các em chia sẻ bất kỳ kinh nghiệm nào chúng có. Giúp các em hiểu rằng chúng sẽ lập những lời hứa với Cha Thiên Thượng khi chúng chịu phép báp têm và đi đến đền thờ.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Cha Thiên Thượng lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.
Khi tính mạng của Áp Ra Ham gặp nguy hiểm, ông đã kêu cầu Thượng Đế và được giải cứu. Các trẻ em mà anh chị em dạy có thể có kinh nghiệm riêng của chúng về việc cầu nguyện mà chúng có thể chia sẻ.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Trưng bày bức hình An Angel Saves Abraham (Một Thiên Sứ Giải Cứu Áp Ra Ham) (ChurchofJesusChrist.org), và mời các em chia sẻ điều chúng biết về câu chuyện mà bức hình đó miêu tả, được tìm thấy trong Áp Ra Ham 1:12, 15–17. Yêu cầu các em đọc những câu thánh thư này và chia sẻ điều chúng học được về lời cầu nguyện.
-
Mời các em chia sẻ kinh nghiệm khi Cha Thiên Thượng đã đáp lại lời cầu nguyện của chúng, và chia sẻ một trong các kinh nghiệm riêng của anh chị em.
Tôi có thể trở thành một người hòa giải.
Tất cả chúng ta đều gặp những tình huống mà cám dỗ để làm cho chúng ta nản lòng hoặc tranh cãi. Hãy cân nhắc về cách mà câu chuyện của Áp Ra Ham và Lót có thể giúp các em trở thành những người hòa giải trong các tình huống như vậy.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy viết Các Nhân Vật Chính, Bối Cảnh, Vấn Đề, và Giải Pháp lên trên bảng. Mời các em đọc Sáng Thế Ký 13:5–12 và xác định những phần trong câu chuyện được liệt kê lên trên bảng. Hãy giúp các em nghĩ về những tình huống khi chúng có thể làm người hòa giải, chẳng hạn như khi một người nào đó tranh cãi hoặc cố gắng gây mâu thuẫn. Sau đó hãy mời chúng đóng diễn với nhau về cách để có thể làm người hòa giải trong các tình huống đó.
-
Giúp các em tìm kiếm các chủ đề “Bình An” và “Người Hòa Giải” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Mời mỗi em chọn ra một câu thánh thư về sự bình an và chia sẻ điều em ấy học được với cả lớp. Giúp các em nghĩ về một số ví dụ khi Đấng Cứu Rỗi làm người hòa giải, chẳng hạn như trong Lu Ca 22:50–51. Làm thế nào chúng ta có thể noi gương Ngài?
Sáng Thế Ký 17:1–8; Áp Ra Ham 2:8–11
Tôi có thể tuân giữ các giao ước mình lập với Cha Thiên Thượng.
Việc giảng dạy cho các em về giao ước mà Thượng Đế đã lập với Áp Ra Ham và Sa Ra có thể giúp chúng nghĩ về các giao ước của riêng chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các em đọc Sáng Thế Ký 17:1–8 và Áp Ra Ham 2:8–11 và lập ra hai danh sách: điều Áp Ra Ham được phán bảo phải làm và điều Chúa đã hứa đáp lại cho ông. Chúng ta học được điều gì về Chúa từ các câu này?
-
Hãy cho thấy bức hình của một ai đó đang được làm phép báp têm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 103, 104). Yêu cầu các em liệt kê những lời hứa mà một người sẽ lập tại lễ báp têm và những lời Chúa hứa đáp lại. Gợi ý các em hãy tìm kiếm trong Mô Si A 18:10; Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 77, 79 để được giúp đỡ. Chúng ta có thể làm gì để tuân giữ các giao ước mà mình lập tại lễ báp têm?
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Gửi một ghi chú về nhà với các em để khuyến khích những người trong gia đình chú ý khi các em làm người hòa giải, giữ lời hứa, hoặc làm một điều gì đó khác mà anh chị em đã thảo luận trong lớp học.