Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 17–23 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 51–57: “Một Quản Gia Trung Thành, Công Bình, và Khôn Ngoan”


“Ngày 17–23 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 51–57: ‘Một Quản Gia Trung Thành, Công Bình, và Khôn Ngoan,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 17–23 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 51–57,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi

người nông dân với những con bò

First Furrow (Luống Đất Đầu Tiên), tranh do James Taylor Harwood họa

Ngày 17–23 tháng Năm

Giáo Lý và Giao Ước 51–57

“Một Quản Gia Trung Thành, Công Bình, và Khôn Ngoan”

Bên cạnh những ý kiến được đề nghị ở đây, Thánh Linh có thể thúc giục anh chị em để tập trung vào những điều khác trong Giáo Lý và Giao Ước 51–57 mà có thể là quan trọng đối với các em mà anh chị em giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nếu có các em nào muốn chia sẻ một điều gì đó chúng đang học, thì hãy để các em đó bốc thăm con số từ một cái hộp đựng để quyết định thứ tự mà các em sẽ chia sẻ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 51:9

Tôi có thể thành thật.

Nhiều trẻ em nhỏ tuổi vẫn đang tìm hiểu về ý nghĩa của việc nói thật. Xem xét cách mà anh chị em có thể củng cố tầm quan trọng của việc nói năng và hành động một cách thành thật.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho các em nghe Giáo Lý và Giao Ước 51:9: “Và tất cả mọi người phải xử sự một cách lương thiện” (xin xem thêm Những Tín Điều 1:13). Hỏi các em xem chúng có biết ý nghĩa của sự lương thiện không. Để giúp các em hiểu rõ hơn, hãy kể cho các em nghe những ví dụ về hành động lương thiện.

  • Chia sẻ một số câu chuyện đơn giản về những trẻ em phải đối mặt với những quyết định về việc thành thật, chẳng hạn như quyết định để thừa nhận khi chúng làm một điều sai. Sử dụng hình ảnh, những con rối tay, hoặc những con búp bê bằng giấy để làm cho những câu chuyện thêm thú vị. Hỏi các em xem những người này đang thành thật hay không thành thật.

  • Cùng hát một bài hát về sự thành thật. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về lý do tại sao việc trở nên thành thật là quan trọng.

Giáo Lý và Giao Ước 52:10; 53:3; 55:1

Ân tứ Đức Thánh Linh được tiếp nhận qua phép đặt tay lên đầu.

Việc tiếp nhận Đức Thánh Linh qua phép đặt tay lên đầu được đề cập đến nhiều lần trong Giáo Lý và Giao Ước 51–57. Đây có thể là một cơ hội tốt để dạy các em về giáo lễ này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của một đứa trẻ đang được làm lễ xác nhận (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 105). Mời các em mô tả điều đang diễn ra trong mỗi tấm hình. Yêu cầu các em vỗ tay khi nghe những từ “phép đặt tay” trong lúc anh chị em đọc ít nhất một trong những câu sau đây: Giáo Lý và Giao Ước 52:10; 53:3; 55:1.

  • Kể cho các em nghe về lúc mà anh chị em đã tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh qua phép đặt tay sau khi được làm phép báp têm. Giúp các em trông đợi được tiếp nhận ân tứ này cho chính bản thân chúng. Thảo luận với các em về những cách thức mà chúng ta có thể mời Thánh Linh vào trong cuộc sống của mình.

  • Hãy hát một bài hát về Đức Thánh Linh. Chỉ ra những từ hoặc cụm từ mà dạy về ân tứ Đức Thánh Linh.

    cậu bé đang được làm lễ xác nhận

    Tranh về một cậu bé đang được làm lễ xác nhận do Dan Burr minh họa

Giáo Lý và Giao Ước 54:4–6

Tôi nên luôn luôn giữ lời hứa của mình.

Leman Copley đã lập giao ước để cho phép các Thánh Hữu từ Colesville, New York, sống trên đất của ông ở Ohio. Nhưng sau khi họ đến nơi, ông đã bội ước và bắt buộc họ phải rời đi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với các em về những điều đã xảy ra cho các Thánh Hữu đến sống trên đất của Leman Copley (xin xem phần tiêu đề tiết của Giáo Lý và Giao Ước 54; xin xem thêm “Chương 21: Vị Tiên Tri Đi Missouri,” Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 81–83). Giúp các em nghĩ về những cảm nghĩ của các Thánh Hữu khi Leman đã thất hứa.

  • Cắt một trái tim bằng giấy ra làm đôi, và đưa cho hai em khác nhau mỗi em một nửa. Bảo hai em hãy giơ lên và kết hợp hai nửa lại với nhau để tạo thành một trái tim hoàn chỉnh. Để các em khác thay phiên nhau giơ lên một phần của trái tim. Giúp các em so sánh điều này với những lời hứa và giao ước mà chúng ta lập với Thượng Đế. Thượng Đế sẽ luôn luôn tôn vinh phần giao ước của Ngài nếu chúng ta tôn trọng phần của chúng ta.

  • Giúp các em nhớ rằng khi chúng được làm phép báp têm, thì chúng sẽ giao ước, hoặc hứa hẹn, để tuân theo những lệnh truyền của Thượng Đế. Đọc cho các em nghe Giáo Lý và Giao Ước 54:6 về cách mà Thượng Đế ban phước cho những ai tuân giữ các giao ước của họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 51:1955

Tôi có thể sử dụng những phước lành mà Thượng Đế đã ban cho mình để ban phước cho người khác.

Chúa đã giao phó cho mỗi người chúng ta với những ân tứ và phước lành mà chúng ta có thể dùng để xây đắp vương quốc của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giấu quanh phòng học những từ “trung thành,” “công bình,” và “khôn ngoan”. Mời các em tìm những từ đó trong phòng và sau đó tìm chúng trong Giáo Lý và Giao Ước 51:19. Cùng nhau đọc câu đó và thảo luận về ý nghĩa của việc làm một người quản gia. Nếu cần, hãy cùng nhau đọc đoạn đầu tiên của mục “Quản Gia, Quản Lý” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Kể cho các em nghe về William W. Phelps, là một nhà xuất bản báo chí trước khi nghe về phúc âm và dọn đến Kirtland. Yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 55:1–4 và liệt kê những điều mà Thượng Đế muốn William phải làm. Điều nào trong số những điều này có thể áp dụng cho tất cả chúng ta, và điều nào áp dụng riêng cho William vì các tài năng của ông? Yêu cầu các em nhận ra những tài năng mà chúng thấy ở nhau, và thảo luận cách mà các em có thể sử dụng những tài năng đó để phục vụ Thượng Đế và con cái của Ngài.

Giáo Lý và Giao Ước 52:14–19

Thượng Đế có một mẫu mực để giúp tôi khỏi bị lừa gạt.

Trong những câu này, Chúa đã đưa ra một mẫu mực để “[chúng ta] khỏi bị lừa gạt” (Giáo Lý và Giao Ước 52:14) bởi những thầy giảng và thông điệp giả dối.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy một ví dụ về một mẫu mực (chẳng hạn như một mẫu vẽ để may quần áo hoặc để làm một thứ gì đó),và nói về lý do tại sao mẫu mực đó là hữu ích. Để giúp các em tìm hiểu về một mẫu mực từ Chúa, hãy viết lên trên bảng những cụm từ như Kẻ nào, thì kẻ ấy , Kẻ nào  thì sẽ ,Kẻ nào  không phải . Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 52:15–18 và điền vào chỗ trống. Tại sao mẫu mực này là hữu ích đối với chúng ta? (xin xem các câu 14,19).

  • Vẽ một thứ đơn giản, và mời các em làm theo mẫu của anh chị em để vẽ giống như vậy. Sau đó, hãy khám phá với các em những mẫu mực của Chúa được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 52:14–19.

Giáo Lý và Giao Ước 54

Tôi nên luôn luôn tuân giữ các giao ước của mình.

Thậm chí khi các giao ước của chúng ta là riêng tư, thì việc chúng ta trung tín trong việc tuân giữ giao ước đó vẫn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người khác. Câu chuyện về Leman Copley và các Thánh Hữu đến từ Colesville, New York, minh họa cho lẽ thật này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với các em về điều đã xảy ra khi các Thánh Hữu từ Colesville, New York, đến định cư trên đất của Leman Copley (xin xem phần tiêu đề tiết của Giáo Lý và Giao Ước 54; xin xem thêm “Chương 21: Vị Tiên Tri Đi Missouri,” Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 81–82). Nếu là một trong các Thánh Hữu đó, các em sẽ cảm thấy như thế nào khi biết được rằng Leman đã bội ước trong việc chia sẻ mảnh đất của ông? Câu chuyện này dạy cho chúng ta điều gì về việc tuân giữ các giao ước của mình? Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 54:6 để tìm hiểu về một phước lành mà Chúa ban cho những người tuân giữ các giao ước của họ.

  • Hãy giúp các em nhớ đến những giao ước mà chúng đã lập khi được làm phép báp têm (xin xem Mô Si A 18:8–10). Giúp các em nghĩ về những cách mà chúng đang tuân giữ các giao ước này, và giúp chúng hiểu về cách mà điều này sẽ chuẩn bị cho chúng để lập thêm các giao ước trong tương lai.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Nếu các em dường như thích thú một trong các sinh hoạt của ngày hôm nay, hãy đề nghị các em lặp lại sinh hoạt đó ở nhà cùng với gia đình của chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sống theo điều mà anh chị em giảng dạy. Lời dạy của anh chị em sẽ mạnh mẽ hơn nếu anh chị em làm chứng từ kinh nghiệm cá nhân về các phước lành của việc sống theo phúc âm. Khi anh chị em lựa chọn các nguyên tắc để giảng dạy các em, hãy suy ngẫm cách mà anh chị em có thể sống theo các nguyên tắc đó một cách trọn vẹn hơn. (Xin xem thêm Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 13–14.)