Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 24–30 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 58–59: “Thiết Tha Nhiệt Thành với Chính Nghĩa”


“Ngày 24–30 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 58–59: ‘Thiết Tha Nhiệt Thành với Chính Nghĩa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 24–30 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 58–59,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi

Hình Ảnh
Một con đường ở Independence, Missouri

Independence, Missouri, do Al Rounds minh họa

Ngày 24–30 tháng Năm

Giáo Lý và Giao Ước 58–59

“Thiết Tha Nhiệt Thành với Chính Nghĩa”

Khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 58–59, anh chị em hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà mình nhận được. Các ấn tượng thuộc linh này có thể giúp anh chị em hoạch định để giảng dạy cho các em về giáo lý mà anh chị em đã học được. Anh chị em cũng có thể tìm thêm ý tưởng trong đại cương của bài học này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, hoặc trong các tạp chí của Giáo Hội.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời một vài em chia sẻ một điều gì đó mà chúng đã làm trong tuần qua để học hỏi từ thánh thư.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28

Cha Thiên Thượng đã ban cho tôi khả năng để lựa chọn.

Giúp các em biết rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta chọn điều đúng mà sẽ mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta và những người khác.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc các cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28 để giúp các em hiểu rằng chúng có thể chọn làm điều đúng. Đặt một gương mặt tươi cười ở một bên của phòng học và một gương mặt buồn bã ở bên kia. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi chọn làm điều đúng? Miêu tả một vài tình huống cùng với một lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi tình huống. Sau khi miêu tả từng tình huống và lựa chọn, hãy yêu cầu các em đứng bên cạnh gương mặt tươi cười nếu lựa chọn đó là đúng và đứng bên cạnh gương mặt buồn bã nếu lựa chọn đó là sai.

  • Cho các em thấy một hộp đựng những cây bút chì màu có nhiều màu sắc. Cho các em thấy một cái hộp đựng thứ hai với chỉ có một cây bút chì màu. Hỏi các em xem chúng muốn sử dụng hộp đựng nào. Tại sao? Giải thích rằng việc có thể chọn lựa là một phước lành đến từ Cha Thiên Thượng. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng ta và muốn chúng ta chọn điều đúng.

  • Kể cho các em nghe về một lần mà anh chị em đã đưa ra lựa chọn đúng, và miêu tả cảm nhận của anh chị em sau đó. Mời các em vẽ tranh về câu chuyện của anh chị em hoặc một câu chuyện của riêng chúng. Sau đó hãy để các em chia sẻ bức tranh của chúng với cả lớp và nói về những điều mà chúng học được từ câu chuyện ấy.

Giáo Lý và Giao Ước 59:7

Cha Thiên Thượng muốn tôi có lòng biết ơn.

Làm cách nào mà anh chị em có thể giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc tạ ơn Cha Thiên Thượng về các phước lành của chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể cho các em về một điều gì đó mà anh chị em biết ơn, và yêu cầu các em chia sẻ những điều mà các em biết ơn. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 59:7, và giúp các em nghĩ về những cách để tạ ơn Cha Thiên Thượng về các phước lành của chúng. Các em có thể làm ra thứ gì để mang về nhà nhằm nhắc nhở chúng tạ ơn Cha Thiên Thượng về các phước lành của chúng?

  • Mời các em kể ra những điều mà chúng biết ơn.

  • Hãy để các em vẽ tranh về những điều mà chúng biết ơn.

Giáo Lý và Giao Ước 59:9–12

Ngày Sa Bát là ngày của Chúa.

Khi chia sẻ về niềm vui có được qua việc giữ ngày Sa Bát được thánh, anh chị em có thể giúp các em nhận thấy rằng ngày Sa Bát là một ngày để chúng ta thờ phượng Chúa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mang theo các bức hình hoặc đồ vật mà miêu tả những điều tốt lành chúng ta có thể làm vào ngày Chủ Nhật để thờ phượng Chúa và tìm được niềm vui. Một số ý tưởng có thể được tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 59:9–12 và “Sự Tuân Giữ Ngày Sa Bát” (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, trang 30–31). Ví dụ, để tượng trưng cho Tiệc Thánh, anh chị em có thể cho thấy bức hình số 108 trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm hoặc một cái ly dùng cho Tiệc Thánh và một mẩu bánh mì. Mỗi vật này giúp chúng ta trở nên gần gũi hơn với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô vào ngày Sa Bát như thế nào?

  • Hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này cùng với các em để cho chúng các ý tưởng nhằm biến ngày Sa Bát thành một ngày thánh.

    Hình Ảnh
    bánh mì và ly dùng cho Tiệc Thánh

    Việc dự phần Tiệc Thánh giúp chúng ta tôn trọng ngày Sa Bát.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28

Quyền tự quyết là khả năng để lựa chọn.

Thượng Đế đã ban cho chúng ta khả năng lựa chọn, và với khả năng đó chúng ta có thể “thực hiện nhiều điều ngay chính” (câu 27). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em mà anh chị em giảng dạy hiểu rằng mặc dù có nhiều điều tà ác trên thế gian, nhưng có “quyền năng ở trong họ” để “làm được những điều tốt lành”? (câu 28).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy một tờ giấy có ghi từ sự lựa chọn ở một mặt và từ hậu quả được ghi ở mặt kia. Giải thích rằng những lựa chọn đều có những hậu quả, hay là những kết quả tự nhiên theo sau những hành động. Mời một em nhặt tờ giấy lên để cho thấy rằng khi làm như vậy, chúng ta nhận được cả sự lựa chọn lẫn hậu quả của sự lựa chọn ấy. Yêu cầu một em đọc to Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28. Chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn nào mà sẽ “thực hiện nhiều điều ngay chính” hoặc mang lại những kết quả tốt? (câu 27). Vào lúc nào mà chúng ta đã đưa ra những lựa chọn đúng mà kết quả của những lựa chọn ấy đã ban phước cho người khác?

  • Viết những cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28 lên những mảnh giấy và đưa cho mỗi em một mảnh. Mời các em đọc thầm những câu thánh thư và suy ngẫm về cụm từ trên mảnh giấy của các em. Mời các em ngồi theo thứ tự mà cụm từ của chúng xuất hiện trong các câu 27–28 và chia sẻ với nhau những điều chúng đã học được. Sứ điệp của Chúa cho chúng ta trong những câu này là gì?

  • Hát một bài hát về sự lựa chọn. Đặt các câu hỏi để giúp các em suy ngẫm về những từ trong bài hát—ví dụ, Ai là Đấng giúp dẫn dắt các em đưa ra lựa chọn đúng? Ai cố gắng làm các em đưa ra lựa chọn sai? Việc chọn điều đúng làm cho các em cảm thấy như thế nào?

Giáo Lý và Giao Ước 59:9–16

Ngày Sa Bát là ngày của Chúa.

Chúa đã phán rằng việc tuân giữ ngày Sa Bát giúp chúng ta “giữ cho [mình] khỏi tì vết của thế gian” (Giáo Lý và Giao Ước 59:9). Làm cách nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy tôn trọng ngày Sa Bát và biến nó thành một dấu hiệu cho tình yêu thương của các em dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc theo từng cặp Giáo Lý và Giao Ước 59:9–16 và yêu cầu mỗi cặp viết xuống một điều gì đó mà chúng học được về ngày Sa Bát trong mỗi câu. Sau vài phút, hãy yêu cầu mỗi cặp chia sẻ với cả lớp những điều chúng đã viết xuống. Chúng ta sẽ làm điều gì khác đi vào ngày Sa Bát nhờ vào những điều chúng ta đã học được?

  • Chuẩn bị một trò chơi so sao cho tương xứng đơn giản mà trong đó các em ghép các cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 59:9–16 với câu thánh thư đúng. Chọn các cụm từ dạy về những điều mà Chúa muốn chúng ta làm vào ngày Sa Bát. Thảo luận về điều mà những cụm từ này dạy cho chúng ta về ngày của Chúa và cách mà chúng ta có thể đến gần Ngài hơn.

  • Ngày Sa Bát là “ngày của Chúa” (Giáo Lý và Giao Ước 59:12)—là một ngày để cho thấy rằng chúng ta tưởng nhớ đến những công việc của Chúa khi chúng ta thờ phượng Ngài (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ngày Sa Bát”). Giúp các em suy ngẫm về những công việc này bằng cách mời các em đọc những đoạn thánh thư sau đây và cho chúng thấy những bức hình liên quan: Sáng Thế Ký 2:1–3 (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 3); Giăng 20:1–19 (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 59). Những công việc vĩ đại nào khác của Chúa mà chúng ta có thể tưởng nhớ vào ngày Sa Bát? Chúng ta có thể học được điều gì nữa về ngày Sa Bát từ Giáo Lý và Giao Ước 59:9–16?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ với gia đình chúng một điều gì đó mà họ có thể làm để giữ ngày Sa Bát được thánh.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Xây đắp sự tự tin cho các em. Một số trẻ em có thể cảm thấy không có khả năng để tự mình học tập phúc âm. Hứa với các em rằng Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng học hỏi.

In