“Ngày 10–16 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 49-50: ‘Những Gì của Thượng Đế Đều Là Ánh Sáng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 10–16 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 49–50,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021
Ngày 10–16 tháng Năm
Giáo Lý và Giao Ước 49–50
“Những Gì của Thượng Đế Đều Là Ánh Sáng”
Khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 49–50, anh chị em hãy tìm kiếm các sứ điệp hoặc nguyên tắc mà anh chị em cảm thấy đặc biệt có ý nghĩa đối với các em mà anh chị em giảng dạy. Một vài phần trong số đó được đề nghị trong đại cương này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Cho thấy bức hình từ đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và giúp các em thảo luận về cách mà Chúa Giê Su Ky Tô giống như một người chăn hiền lành.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Tôi có thể noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.
Giúp các em hiểu rằng chúng có thể noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách tin tưởng nơi Ngài, hối cải, chịu phép báp têm, và tiếp nhận Đức Thánh Linh.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Trưng bày bốn dấu chân bằng giấy và bốn bức hình tượng trưng cho việc tin tưởng nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hối cải, chịu phép báp têm, và tiếp nhận Đức Thánh Linh. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 49:12–14, và yêu cầu các em chỉ vào bức hình tương ứng khi nó được đề cập đến trong các câu thánh thư. Hãy để cho các em giúp anh chị em đặt các dấu chân lên sàn nhà với các bức hình bên cạnh các dấu chân đó, và mời các em thay phiên nhau bước lên các dấu chân. Chia sẻ chứng ngôn rằng khi chúng ta thực hiện những điều trong các bức hình này, thì chúng ta đang noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để làm các con rối ngón tay để giúp các em học cách noi theo Chúa Giê Su Ky Tô qua việc có đức tin, hối cải, chịu phép báp têm, và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh.
Ánh sáng thuộc linh của tôi có thể càng lúc càng sáng tỏ.
Các khái niệm trừu tượng như lẽ thật và thuộc linh có thể khó hiểu đối với các em nhỏ tuổi, nhưng việc so sánh các khái niệm đó với ánh sáng, như Chúa đã làm trong Giáo Lý và Giao Ước 50:23–25 có thể hữu ích.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Sử dụng một sinh hoạt để minh họa cho cách mà ánh sáng thuộc linh của chúng ta có thể càng lúc càng sáng tỏ. Anh chị em có thể cho thấy các bức hình về những vật mà cung cấp ánh sáng (chẳng hạn như một cây nến, một cái bóng đèn, và mặt trời) và để cho các em sắp xếp những vật đó theo thứ tự tăng dần của độ sáng. Hoặc mời các em giả vờ làm ánh sáng đang trở nên sáng tỏ hơn bằng cách cúi xuống rồi từ từ đứng dậy và vươn hai tay lên. Giúp các em nghĩ về những điều tốt lành mà chúng có thể làm để giúp cho ánh sáng thuộc linh của các em được sáng tỏ hơn.
-
Cùng hát với các em một bài hát về ánh sáng thuộc linh của chúng. Làm chứng về cách mà Cha Thiên Thượng đã giúp ánh sáng của anh chị em được sáng tỏ hơn. Nói cho các em biết về ánh sáng mà anh chị em thấy nơi chúng.
Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương tôi.
Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Chăn Lành. Chúng ta là chiên của Ngài, và Ngài yêu thương mỗi người chúng ta. Điều gì sẽ giúp các em mà anh chị em giảng dạy cảm thấy tình yêu thương của Ngài dành cho chúng?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô với các trẻ em (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 47, 84, hoặc116), và hỏi các em xem làm thế nào mà chúng biết được rằng Chúa Giê Su yêu thương trẻ em. Chia sẻ cách mà anh chị em biết được rằng Chúa Giê Su yêu thương anh chị em và mỗi đứa trẻ trong lớp.
-
Làm những con cừu bằng giấy và viết tên của các em trong lớp lên trên những con cừu đó, và giấu chúng quanh phòng. Trưng bày một bức hình của Đấng Cứu Rỗi và đọc Giáo Lý và Giao Ước 50:41–42. Giúp các em hiểu xem những câu này dạy điều gì về cảm nghĩ của Chúa Giê Su Ky Tô về các em. Để các em đi tìm các con cừu quanh phòng và dán chúng lên bảng gần bức hình của Chúa Giê Su để “không một [con] nào … sẽ bị thất lạc” (câu 42).
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Tôi có thể noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.
Chúa cần tất cả chúng ta giảng dạy cho người khác để họ có thể đến cùng Ngài qua việc có đức tin, hối cải, chịu phép báp têm, và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các em so sánh Giáo Lý và Giao Ước 49:12–14 với những điều mà Phi E Rơ đã dạy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38 và với tín điều thứ tư. Các em tìm được những điểm tương đồng nào? Tại sao các lẽ thật này là quan trọng?
-
Mời các em làm việc theo từng cặp và giả vờ rằng một trong hai em muốn biết về cách để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Em còn lại trong cặp đó có thể dạy em ấy bằng cách sử dụng Giáo Lý và Giao Ước 49:12–14.
Hôn nhân giữa người nam và người nữ là thiết yếu cho kế hoạch của Thượng Đế.
Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể sẽ đối mặt với những thông điệp gây hoang mang về hôn nhân. Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17 có thể giúp các em hiểu những cảm nghĩ của Chúa về hôn nhân.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giải thích rằng những người Shaker là một nhóm người tin rằng mọi người không nên kết hôn (xin xem tiêu đề tiết của Giáo Lý và Giao Ước 49). Mời các em tìm kiếm những điều mà Chúa giảng dạy về hôn nhân trong Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17.
-
Giúp các em hiểu ý nghĩa của cụm từ “hôn nhân được Thượng Đế quy định”. Mời các em làm việc theo từng cặp để so sánh Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17 với ba đoạn đầu tiên trong “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới.” Tại sao hôn nhân lại quan trọng đến như vậy đối với Cha Thiên Thượng?
-
Cùng hát với nhau một bài hát về gia đình. Giúp các em nghĩ về những cách mà chúng có thể chuẩn bị để được kết hôn trong đền thờ vào một ngày nào đó và có được một gia đình vĩnh cửu.
Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Chăn Lành.
Giáo Lý và Giao Ước 50:40–46 chứa đựng hình ảnh mà có thể giúp các em mà anh chị em giảng dạy hiểu những cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi về chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Tạo một trò chơi sao cho tương xứng bằng cách sử dụng các cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 50:40–46. Ví dụ, anh chị em có thể viết “Chớ sợ hãi, hỡi các con trẻ” lên trên một tấm thẻ mà sẽ tương xứng với một tấm thẻ khác có viết “vì các ngươi là của ta” (câu 41). Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 50:40–46. Sau đó xáo trộn các tấm thẻ và đặt chúng lên trên sàn nhà, trên bàn, hoặc trên bảng, và yêu cầu các em ghép các cụm từ đó lại với nhau. Những cụm từ này dạy chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?
-
Để giúp các em hiểu cách mà Đấng Cứu Rỗi giống như một người chăn hiền lành, hãy yêu cầu chúng cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 50:40–46. Chúa Giê Su Ky Tô giải cứu chúng ta như thế nào? Làm cách nào chúng ta có thể trở thành những người chăn hiền lành cho người khác?
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Chuẩn bị một tờ giấy ghi chú cho mỗi em với những từ này: Hãy hỏi tôi về. Để các em điền vào chỗ trống với một điều gì đó mà chúng đã học được trong lớp (hãy giúp các em nếu cần) và cài tờ giấy ghi chú vào quần áo của các em để thúc đẩy một cuộc thảo luận khi các em về nhà.