“Ngày 21–27 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Phải Hiệp Một Ý Một Lòng Cùng Nhau’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 21–27 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023
Ngày 21–27 tháng Tám
1 Cô Rinh Tô 1–7
“Phải Hiệp Ý Một Lòng Cùng Nhau”
Đức Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết nguyên tắc phúc âm nào trong 1 Cô Rinh Tô 1–7 sẽ giúp các em mà anh chị em giảng dạy. Khi anh chị em thành tâm đọc những chương này, hãy ghi lại những ý nghĩ và cảm giác đến với mình qua Thánh Linh.
Mời Chia Sẻ
Hỏi các em xem liệu các em có chia sẻ với gia đình điều mà đã học trong Hội Thiếu Nhi tuần trước không. (Anh chị em có thể tóm tắt lại bài học tuần trước.) Nếu có, chúng đã chia sẻ điều gì?
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Đức Thánh Linh giảng dạy tôi các lẽ thật phúc âm.
Một trong những vai trò của Đức Thánh Linh là giảng dạy lẽ thật cho chúng ta. Những kinh nghiệm nào anh chị em có thể chia sẻ với các em để giúp chúng hiểu điều này?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho xem những đồ vật hoặc tranh ảnh tượng trưng cho những cách chúng ta học hỏi về thế gian (như trường học, sách vở hoặc điện thoại thông minh). Chúng ta có thể học được gì khi chúng ta sử dụng những thứ này? Giải thích rằng trong 1 Cô Rinh Tô 2:11, 14, Phao Lô đã giảng dạy rằng chúng ta chỉ có thể học hỏi về Thượng Đế qua Thánh Linh của Thượng Đế, chính là Đức Thánh Linh. Chúng ta có thể làm gì để học “sự trong Đức Chúa Trời”?
-
Anh chị em hãy vỗ tay khi nói mỗi từ trong câu “Đức Thánh Linh giảng dạy lẽ thật cho chúng ta.” Yêu cầu các em vỗ tay và lặp lại câu đó. Chia sẻ với các em một kinh nghiệm khi Đức Thánh Linh giúp anh chị em biết rằng một điều nào đó là đúng.
-
Hát cùng với nhau một bài hát về Đức Thánh Linh, chẳng hạn như “Thánh Linh của Thượng Đế” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 28). Giúp các em tìm những từ và cụm từ trong bài hát mà dạy chúng ta về cách mà Đức Thánh Linh ngỏ lời cùng chúng ta và điều Ngài giảng dạy chúng ta.
Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của tôi.
Trẻ em đang đặt một nền tảng cho chứng ngôn của chúng, và anh chị em có thể giúp chúng xây đắp một nền tảng vững chắc nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc 1 Cô Rinh Tô 3:11 cho các em nghe, và giải thích rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của chúng ta. Cho các em xem vài bức hình về những điều chúng ta có thể có chứng ngôn, bao gồm một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em sắp xếp những bức hình sao cho bức hình của Chúa Giê Su nằm dưới cùng, giống như một nền tảng, và những bức hình khác được “xây đắp” trên chứng ngôn về Ngài.
-
Đưa cho mỗi em một viên đá với dòng chữ “Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của tôi” được viết trên đó. Hãy để các em mang những viên đá về nhà để nhắc nhở chúng về điều chúng đã học.
-
Chia sẻ những bức hình miêu tả một số câu chuyện yêu thích của anh chị em về cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi, và bảo các em kể cho anh chị em về điều đang diễn ra trong các bức hình này. Hãy để cho các em chia sẻ một số câu chuyện yêu thích của chúng về Chúa Giê Su. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của đức tin anh chị em.
Cơ thể tôi giống như một đền thờ.
Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em biết ơn về cơ thể chúng như là một ân tứ từ Thượng Đế và có một ước muốn lớn lao hơn để chăm sóc cơ thể của chúng?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho các em xem những bức hình về đền thờ (xin xem đại cương cho tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình), và đọc những lời này trong 1 Cô Rinh Tô 6:19: “Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.” Giúp các em hiểu rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta giữ cơ thể mình thanh sạch và được thánh, giống như một đền thờ.
-
Trưng ra một bức hình về một đứa trẻ, và để những bức tranh về những thứ lành mạnh và những thứ không lành mạnh cho cơ thể chúng ta xung quanh bức tranh đó. Mời các em lần lượt chỉ ra những điều lành mạnh và bỏ đi những điều không lành mạnh.
-
Cùng nhau hát một bài hát về cơ thể, và hỏi các em tại sao chúng biết ơn về cơ thể của chúng.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Việc khôn ngoan có nghĩa là tin cậy nơi sự thông sáng của Thượng Đế.
Những đứa trẻ mà anh chị em giảng dạy—nếu chúng chưa từng thấy—sẽ thấy rằng một số người giảng dạy những điều trái ngược với sự thông sáng của Thượng Đế. Việc học hỏi 1 Cô Rinh Tô 1:23–25 có thể giúp các em hiểu rằng chúng ta tin cậy nơi sự thông sáng của Thượng Đế bởi vì Thượng Đế khôn ngoan hơn chúng ta.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các em đọc 1 Cô Rinh Tô 1:23–25 và tìm những từ sự khôn ngoan và rồ dại. Giải thích rằng nhiều người đã nghĩ những lời giảng dạy của Phao Lô là rồ dại, nhưng Phao Lô giải thích rằng việc tin nơi phúc âm của Đấng Ky Tô là khôn ngoan thật sự. Tại sao là khôn ngoan để tin những lời giảng dạy của Thượng Đế?
-
Giúp các em đóng diễn cách chúng có thể đáp lại những người nghĩ rằng các lệnh truyền của Thượng Đế là “rồ dại”—chẳng hạn như lệnh truyền để có đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, giữ Lời Thông Sáng hay tuân theo luật thập phân. Ví dụ, các em có thể làm chứng về những phước lành đến từ việc sống theo những điều giảng dạy này.
-
Chia sẻ một kinh nghiệm khi những người khác nghĩ rằng niềm tin của anh chị em là rồ dại, hoặc chia sẻ một ví dụ từ thánh thư. Hãy để cho các em chia sẻ những kinh nghiệm tương tự. Làm thế nào 1 Cô Rinh Tô 1:25 có thể giúp chúng ta tiếp tục trung tín khi những người khác gọi niềm tin của chúng ta là rồ dại?
Đức Thánh Linh giảng dạy tôi các lẽ thật phúc âm.
Làm cách nào anh chị em có thể giúp các em nhận biết rằng chúng cần Đức Thánh Linh để hiểu “sự trong Đức Chúa Trời”?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Bảo các em liệt kê ra cách mà chúng ta học về thế gian—ví dụ sách vở, trường học và mạng internet. Sau đó cùng nhau đọc 1 Cô Rinh Tô 2:11–14. Những câu này giảng dạy gì về cách chúng ta học “sự trong Đức Chúa Trời”?
-
Hãy kể về một lần mà anh chị em đã học điều gì đó thông qua Thánh Linh của Thượng Đế. Hãy giúp các em nhận ra những lúc mà chúng đã cảm thấy Thánh Linh. Thánh Linh đã giúp chúng ta hiểu về những “sự trong Đấng Cứu Rỗi” (1 Cô Rinh Tô 2:11) nào?
-
Mời mỗi em đọc một trong những câu thánh thư: 1 Cô Rinh Tô 2:11–14; 1 Nê Phi 10:17; Mô Rô Ni 10:3–5; và Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3. Yêu cầu các em chia sẻ điều chúng đã học từ những câu thánh thư này về cách mà Đức Thánh Linh giảng dạy chúng ta. Tại sao chúng ta biết ơn về ân tứ Đức Thánh Linh?
Tôi nên đối xử với cơ thể mình với sự tôn trọng và giữ cơ thể được thánh.
Việc hiểu rằng cơ thể của chúng ta là ân tứ từ Cha Thiên Thượng sẽ giúp các em giữ cơ thể chúng được thiêng liêng, kể cả khi chúng bị cám dỗ để làm khác đi.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mang đến một hộp đựng hình của một đứa trẻ và một đền thờ bên trong. Mời các em đọc 1 Cô Rinh Tô 6:19–20 và đoán xem vật gì ở bên trong hộp đựng đó. Hãy để các em mở hộp ra và thảo luận xem cơ thể của chúng ta giống đền thờ như thế nào.
-
Nói với các em về cách chúng ta nên đối xử với một đền thờ. Nếu cơ thể của chúng ta giống như đền thờ, chúng ta nên đối xử với cơ thể của mình như thế nào? Việc hát hoặc đọc những từ trong một bài hát về đền thờ, như “Chúa Ban Tôi Một Đền Tạm” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 62), có thể giúp trả lời câu hỏi này. Khi chúng ta phạm sai lầm, bằng cách nào chúng ta có thể làm cho “đền thờ” của mình trong sạch lại?
-
Hãy cùng nhau đọc mục “Thân Thể Của Em Là Thiêng Liêng” (trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [sách hướng dẫn, năm 2022], trang 22–29). Mời các em liệt kê lên bảng lời khuyên chúng tìm thấy về cách chăm sóc cơ thể của chúng.
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Mời các em chia sẻ với gia đình chúng một bài hát mà chúng đã hát trong lớp và điều chúng đã học được từ bài hát đó.