Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 18–24 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 8–13: “Đức Chúa Trời Yêu Kẻ Thí Của Cách Vui Lòng”


“Ngày 18–24 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 8–13: ‘Đức Chúa Trời Yêu Kẻ Thí Của Cách Vui Lòng’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 18–24 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 8–13” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Hình Ảnh
Chúa Giê Su nói chuyện với trẻ nhỏ

Ngày 18–24 tháng Chín

2 Cô Rinh Tô 8–13

“Đức Chúa Trời Yêu Kẻ Thí Của Cách Vui Lòng”

Những ý kiến tốt nhất cho việc giảng dạy những đứa trẻ trong lớp của anh chị em sẽ đến khi anh chị em thành tâm học hỏi 2 Cô Rinh Tô 8–13 trong lúc nghĩ về các em. Những ý kiến giảng dạy bổ sung có thể được tìm thấy trong đại cương này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một cách tốt để mời các em chia sẻ là hãy nhắc nhở chúng về điều anh chị em đã mời chúng làm trong bài học trước. Mời các em chia sẻ kinh nghiệm của chúng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

2 Cô Rinh Tô 9:6–7

Tôi có thể ban phát cho những người túng thiếu một cách vui vẻ.

Phục vụ người khác luôn là điều tốt, nhưng tốt hơn nếu phục vụ với sự vui vẻ. Suy ngẫm xem điều gì sẽ soi dẫn để mỗi em trở thành “kẻ thí của cách vui lòng.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em lặp lại câu “Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng” (2 Cô Rinh Tô 9:7). Trở thành “kẻ thí của cách vui lòng” có nghĩa là gì? Cho xem bức hình một gương mặt vui vẻ và một gương mặt buồn rầu, và hỏi các em gương mặt nào nhìn giống người thí của cách vui lòng.

  • Cùng nhau hát vài lần một bài hát về sự phục vụ, như “Con Sẽ Đị Đến Nơi Nào Ngài Sai Con” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 46). Ở lần đầu, hãy bảo các em hát một cách vui vẻ; rồi sau đó bảo chúng hát với những cảm xúc hoặc thái độ khác nhau như buồn phiền, mệt mỏi, tức giận hay sợ hãi. Nhắc nhở các em rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta giúp đỡ người khác một cách vui vẻ. Sau đó hát bài hát lần nữa một cách vui vẻ.

  • Giúp các em vẽ hình những gương mặt vui vẻ và những gương mặt buồn rầu. Giải thích rằng một cách để trở nên vui vẻ và phục vụ người khác là mỉm cười và giúp những người khác mỉm cười.

  • Lập một kế hoạch sinh hoạt cho cả lớp để phục vụ người nào đó, chẳng hạn như một em không tham gia Hội Thiếu Nhi hay một tín hữu trong tiểu giáo khu hay một người hàng xóm cần giúp đỡ. Anh chị em có thể lập kế hoạch để thăm viếng một người nào đó, viết những tấm thiệp hoặc vẽ những bức tranh, hoặc làm một bữa ăn để chia sẻ.

  • Mời mỗi em hoạch định một sự phục vụ vui vẻ cho một thành viên trong gia đình em ấy. Trong buổi học tuần sau, bảo các em chia sẻ điều chúng đã làm.

2 Cô Rinh Tô 12:7–10

Cha Thiên Thượng luôn đáp ứng những lời cầu nguyện, nhưng không phải luôn luôn theo cách chúng ta mong đợi.

Kinh nghiệm của Phao Lô khi cầu nguyện cho “cái giằm xóc vào thịt” ông được lấy ra dạy chúng ta rằng Thượng Đế đôi khi củng cố chúng ta qua những thử thách thay vì lấy chúng đi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em xem một cái cây có nhiều gai nhọn (hoặc bức hình của cây đó). Giúp các em tưởng tượng xem chúng sẽ cảm thấy thế nào nếu có một cái gai mắc trong da thịt chúng trong một thời gian dài. Tóm lược 2 Cô Rinh Tô 12:7–10 cho các em nghe và giải thích rằng “cái giằm xóc vào thịt” của Phao Lô là một thử thách, một điều gì đó khó khăn trong cuộc sống của ông. Mặc dù Phao Lô cầu xin Thượng Đế cất bỏ khó khăn của ông, nhưng Thượng Đế không làm. Thay vào đó, Thượng Đế dạy Phao Lô rằng những thử thách có thể giúp chúng ta biết khiêm nhường và tin cậy nơi Ngài. Sau đó Thượng Đế có thể làm cho chúng ta mạnh mẽ.

  • Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, và Ngài sẽ ban cho chúng ta điều chúng ta cần, kể cả nếu nó khác với điều chúng ta nghĩ mình cần. Anh chị em cũng có thể chia sẻ một kinh nghiệm khi lời cầu nguyện của anh chị em được đáp ứng theo một cách thức khác hay một thời gian khác với mong đợi của mình.

  • Cùng hát với các em một bài hát về tình yêu thương của Cha Thiên Thượng, như “Cảm Tạ Cha Yêu Dấu” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 61). Hỏi các em xem chúng sẽ nói gì với người nào đó thắc mắc không biết Cha Thiên Thượng có lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta không. Hát bài hát một lần nữa, và chỉ ra những dòng mô tả cách mà Cha Thiên Thượng cảm nhận về chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Cô Rinh Tô 9:6–9

Tôi có thể ban phát cho những người túng thiếu một cách vui vẻ.

Phao Lô muốn truyền cảm hứng để các Thánh Hữu ban phát sự giàu có của mình để giúp người khốn khó. Làm cách nào anh chị em có thể sử dụng những lời của ông để truyền cảm hứng cho các em phục vụ người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết những từ trong 2 Cô Rinh Tô 9:7 lên trên bảng, để trống những từ quan trọng. Mời các em đoán những từ bị thiếu là gì. Sau đó để cho các em đọc câu này trong thánh thư để điền vào chỗ trống. Cho đi một cách “phàn nàn hay vì ép uổng” có nghĩa là gì? Trở thành “kẻ thí của cách vui lòng” có nghĩa là gì?

  • Mời các em giúp anh chị em tìm những bức hình về Đấng Cứu Rỗi đang phục vụ người khác (có một vài bức hình như vậy trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hỏi các em xem chúng thấy gì trong những bức hình này mà giúp chúng biết rằng Chúa Giê Su phục vụ người khác với tình yêu thương. Lập mục tiêu cho cả lớp để chấp nhận khi các thành viên trong gia đình hoặc người khác xin chúng ta giúp đỡ vào tuần sau, như giúp đỡ việc nhà hay chăm sóc cho người khác.

  • Giúp các em trang trí những viên đá nhỏ. Giải thích rằng đây là những “viên đá phục vụ” mà chúng có thể mang trong túi tuần này để giúp chúng nhớ phục vụ người khác một cách vui vẻ.

2 Cô Rinh Tô 12:7–10

Cha Thiên Thượng luôn luôn đáp ứng những lời cầu nguyện, nhưng không phải lúc nào Ngài cũng ban cho tất cả mọi điều tôi cầu xin.

Phao Lô đã cầu xin Thượng Đế xóa bỏ sự yếu kém của ông, nhưng Thượng Đế biết rằng khuyết điểm của Phao Lô sẽ làm cho ông khiêm nhường và Thượng Đế có thể làm cho ông mạnh mẽ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em so sánh 2 Cô Rinh Tô 12:9–10Ê The 12:27. Những từ hay cụm từ nào được lặp lại? Những câu này dạy điều gì? (Anh chị em có thể cần phải giải thích rằng Phao Lô đã so sánh thử thách của ông với một cái gai trong da thịt ông.) Thượng Đế đã giảng dạy Phao Lô điều gì về những thử thách?

  • Mời các em liệt kê một số thử thách mà mọi người có trong cuộc sống. Giúp các em xem xét làm thế nào mà một người có thể học hỏi từ những thử thách này và được phước nhờ chúng.

  • Bảo các em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cầu nguyện điều gì đó mà không nhận được. Bảo các em chia sẻ điều chúng đã học được từ những kinh nghiệm của chúng. Anh chị em cũng có thể có những kinh nghiệm của chính mình để chia sẻ. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Cha Thiên Thượng luôn luôn đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta theo cách thức và thời gian mà sẽ ban phước cho chúng ta nhiều nhất.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em trở thành những người ban phát một cách vui vẻ trong gia đình của chúng tuần này và chuẩn bị để kể lại cho cả lớp nghe vào tuần sau cách mà chúng đã phục vụ người nào đó cần giúp đỡ.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Xử lý những hành động nghịch ngợm với tình yêu thương. “Đôi khi một em hành động theo những cách gây gián đoạn việc học tập của những em khác trong lớp học. Khi điều này xảy ra, hãy kiên nhẫn, yêu thương, và thông cảm với những thử thách mà em ấy có thể đang gặp phải. … Nếu đứa trẻ gây gián đoạn có các nhu cầu đặc biệt, hãy nói chuyện với chuyên gia về khuyết tật trong tiểu giáo khu hoặc giáo khu hoặc vào trang mạng [disabilities.ChurchofJesusChrist.org] để tìm hiểu làm thế nào các anh chị em có thể đáp ứng những nhu cầu đó một cách hữu hiệu hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗitrang 26).

In