Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu. Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16: “Đức Giê Hô Va Dấy Lên Một Người Giải Cứu”


“Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu. Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16: ‘Đức Giê Hô Va Dấy Lên Một Người Giải Cứu,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu. Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Đê Bô Ra cùng các đạo quân

Hình minh họa việc Đê Bô Ra dẫn dắt các đội quân của Y Sơ Ra Ên, © Lifeway Collection/được cấp phép từ goodsalt.com

Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu

Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16

“Đức Giê Hô Va Dấy Lên Một Người Giải Cứu”

Có nhiều câu chuyện đầy soi dẫn trong Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16. Suy ngẫm về cách anh chị em có thể sử dụng các câu chuyện này để giúp các em đến gần Đấng Cứu Rỗi và mong muốn noi theo Ngài hơn.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời mỗi em chia sẻ một câu chuyện từ thánh thư mà chúng đã học được gần đây. Sau đó yêu cầu các em chia sẻ điều mà chúng học được từ các câu chuyện này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Các Quan Xét 3:9

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Khi dân Y Sơ Ra Ên cầu nguyện lên Chúa, Ngài đã dấy lên một người để giải cứu cho họ. Giúp các em hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô chính là Đấng Giải Cứu mà Thượng Đế đã dấy lên cho chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích cho các em rằng khi dân Y Sơ Ra Ên ngừng tuân giữ những lệnh truyền của Thượng Đế, họ đã mất đi sự bảo vệ của Ngài và bị kẻ thù của họ đánh bại. Đọc từ Các Quan Xét 3:9 cụm từ “dân Y Sơ Ra Ên kêu la cùng Đức Giê Hô Va.” Dân Y Sơ Ra Ên đã làm gì khi họ cần giúp đỡ? Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em cầu xin sự giúp đỡ và Thượng Đế đã đáp lời.

  • Đọc từ Các Quan Xét 3:9 cụm từ “Đức Giê Hô Va dấy lên một người giải cứu,” và mời các em lặp lại một vài lần với anh chị em. Giải thích rằng một người giải cứu là một người sẽ cứu rỗi chúng ta. Cho các em thấy một vài bức hình của nhiều người, trong đó có bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô, và đặt các bức hình này úp mặt xuống sàn nhà. Hãy để các em thay phiên nhau lật các bức hình lên, tìm kiếm bức hình của Chúa Giê Su, và giơ cao nó lên. Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô chính là Đấng Giải Cứu mà Thượng Đế đã dấy lên để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết.

Hình Ảnh
Ghê Đê Ôn và quân đội

Ghê Đê Ôn đã tin cậy nơi Chúa. © Lifeway Collection/được cấp phép từ goodsalt.com

Các Quan Xét 6:11–16; 7:1–8

Chúa có thể sử dụng những điều nhỏ nhặt để làm những việc lớn lao.

Ghê Đê Ôn tự cho mình là nghèo khổ và tầm thường, nhưng Thượng Đế đã xem ông là “người dõng sĩ” (Các Quan Xét 6:12). Giúp các em hiểu rằng ngay cả khi chúng cảm thấy nhỏ bé, Thượng Đế vẫn có thể thông qua chúng để làm những việc quan trọng (xin xem An Ma 37:6–7).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói với các em rằng Chúa cần một ai đó để giúp Ngài giải cứu Y Sơ Ra Ên khỏi kẻ thù của họ, dân Ma Đi An, và Ngài đã chọn Ghê Đê Ôn. Đọc cho các em nghe Các Quan Xét 6:15, và hỏi chúng lý do tại sao Ghê Đê Ôn không cảm thấy rằng ông có thể làm điều Chúa muốn. Đọc câu 16, và hỏi chúng xem Chúa đã phán rằng ai sẽ giúp Ghê Đê Ôn. Kể cho các em nghe về một lần mà Chúa đã phán bảo anh chị em làm một điều gì đó khó khăn để phục vụ Ngài và anh chị em cảm thấy rằng Ngài đã ở cùng với mình.

  • Trưng bày hình ảnh về các trẻ em hoặc giới trẻ đang làm những điều tuyệt vời để phục vụ Thượng Đế (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 19, 23, 90, 102), hoặc đưa ra những ví dụ mà anh chị em đã thấy. Giúp các em nghĩ về những cách để có thể tham gia vào công việc của Thượng Đế, và mời các em vẽ tranh về bản thân chúng đang làm những việc này.

  • Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để dạy các em về cách mà Chúa đã làm ít đi quân số của Y Sơ Ra Ên để dân Y Sơ Ra Ên biết rằng chính quyền năng của Ngài đã giải cứu họ khỏi kẻ thù của họ. Chia sẻ ví dụ về những thứ nhỏ nhặt mà làm được công việc lớn lao, chẳng hạn như những con ong thu thập mật hoa để làm thành mật ong. Làm chứng rằng Thượng Đế có thể giúp chúng ta làm công việc lớn lao, ngay cả khi chúng ta cảm thấy nhỏ bé.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Các Quan Xét 3:7–9, 12–15

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Giải Cứu của tôi.

Các Quan Xét 3 mô tả một chu kỳ mà anh chị em có thể sử dụng để giảng dạy các em rằng Thượng Đế giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi qua Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết các cụm từ sau đây lên trên bảng: “làm điều ác,”kêu la cùng Đức Giê Hô Va,”“dấy lên một người giải cứu.” Mời một số em tìm kiếm các cụm từ này trong Các Quan Xét 3:7–9, và mời các em khác tìm kiếm chúng trong Các Quan Xét 3:12–15. Giải thích với các em rằng nhiều lần trong sách Các Quan Xét, dân Y Sơ Ra Ên đã “làm điều ác.” Sau đó, khi kẻ thù của họ tấn công, họ đã “kêu la cùng Đức Giê Hô Va,” và Chúa đã “dấy lên một người giải cứu” để giúp đỡ họ. Chúng ta học được điều gì về Chúa từ chu kỳ này?

  • Cùng nhau hát một bài hát mà giúp các em hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, chẳng hạn như “Đấng Cứu Chuộc Y Sơ Ra Ên” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 5). Mời các em chia sẻ cảm nhận của chúng về những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm để giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi, thử thách, đau khổ, và sự chết.

Các Quan Xét 4:1–15

Tôi có thể trung tín với Chúa ngay cả khi những người khác không như vậy.

Mặc dù nhiều người Y Sơ Ra Ên đã xa rời Chúa, một số vẫn còn trung thành với Ngài và đã có thể giúp nhiều người khác trở lại với sự ngay chính. Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích các em trung thành với Chúa bất kể những người khác đang làm gì?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói với các em rằng trong thời gian dân Y Sơ Ra Ên đang tà ác, một người phụ nữ ngay chính tên là Đê Bô Ra và người lãnh đạo quân đội của Y Sơ Ra Ên, Ba Rác, đã giải cứu Y Sơ Ra Ên khỏi kẻ thù của họ (xin xem Các Quan Xét 4:1–15). Cùng nhau đọc Các Quan Xét 4:14, và yêu cầu các em tìm kiếm một điều gì đó mà Đê Bô Ra nói đã cho thấy đức tin mạnh mẽ của bà nơi Chúa. Sau đó yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:88 để tìm kiếm một nguyên tắc mà cũng có trong Các Quan Xét 4:14. Khuyến khích các em chia sẻ xem lời hứa của Chúa “Ta sẽ đi trước mặt các ngươi” có ý nghĩa gì đối với chúng.

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc tuân theo những lệnh truyền, chẳng hạn như “Dám Làm Điều Tốt” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 64). Làm thế nào chúng ta có thể bênh vực sự ngay chính và tuân theo những lệnh truyền khi những người xung quanh chúng ta không làm như vậy?

Các Quan Xét 7

Đường lối của Thượng Đế khác với đường lối của thế gian.

Chúa đã phán bảo Ghê Đê Ôn làm những điều mà có lẽ ông đã không hiểu vào lúc đó. Điều gì truyền cảm hứng cho anh chị em về câu chuyện của ông? Anh chị em cảm thấy rằng câu chuyện này có thể ban phước cho các trẻ em mà mình dạy như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em tưởng tượng rằng chúng cần tập hợp một đội quân lại để đi đánh trận. Chúng sẽ muốn có bao nhiêu người trong đội quân của mình? Bằng cách sử dụng Các Quan Xét 7:4–7, hãy mời các em đóng diễn cách mà Chúa đã giúp Ghê Đê Ôn chọn đội quân mà sẽ giải cứu Y Sơ Ra Ên khỏi dân Mi Đi An. Tại sao Chúa muốn đội quân của Ghê Đê Ôn có ít người như vậy? (xin xem Các Quan Xét 7:2). Tại sao việc tuân theo lệnh truyền của Chúa có thể đã là khó khăn đối với Ghê Đê Ôn và đội quân của ông? Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm mà trong đó chúng học được cách tin cậy Chúa mặc dù làm như vậy rất khó.

  • Mời các em vẽ hình một thanh gươm, cái khiên, cái kèn, ngọn đuốc, và cái bình không. Hỏi các em xem chúng sẽ mang vật nào trong những vật này để đi đánh trận. Mời các em đọc Các Quan Xét 7:16 để biết xem đội quân của Ghê Đê Ôn đã mang thứ gì cùng với họ. Tại sao việc này cần lòng can đảm để làm? Cùng nhau đọc Các Quan Xét 7:19–21 để biết cách mà đội quân này đã sử dụng những cái kèn và những cái bình không để đánh bại dân Mi Đi An. Chúng ta học được điều gì về Chúa từ câu chuyện này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ với một người trong gia đình về một điều gì đó mà chúng học được hôm nay mà khiến cho chúng muốn tuân giữ những lệnh truyền.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Thích ứng các sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu. Đừng xem những đề cương này là những hướng dẫn mà anh chị em phải tuân theo. Đúng hơn, hãy sử dụng chúng như là một nguồn ý kiến để khơi dậy nguồn cảm hứng riêng của mình khi anh chị em suy ngẫm về nhu cầu của các trẻ em mà mình giảng dạy. Ví dụ, trong một số trường hợp, anh chị em có thể cảm thấy được soi dẫn để thích ứng một sinh hoạt dành cho trẻ em nhỏ tuổi để giảng dạy trẻ em lớn tuổi, hoặc ngược lại.

In