Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 20–26 tháng Sáu. 2 Sa Mu Ên 5–7; 11–12; 1 Các Vua 3; 8; 11: “Nước Ngươi Được Bền Vững Đời Đời”


“Ngày 20–26 tháng Sáu. 2 Sa Mu Ên 5–7; 11–12; 1 Các Vua 3; 8; 11: ‘Nước Ngươi Được Bền Vững Đời Đời,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 20–26 tháng Sáu. 2 Sa Mu Ên 5–7; 11–12; 1 Các Vua 3; 8; 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Vua Đa Vít đang ngự trên ngai

King David Enthroned (Vua Đa Vít Đăng Quang), tranh do Jerry Miles Harston họa

Ngày 20–26 tháng Sáu

2 Sa Mu Ên 5–7; 11–12; 1 Các Vua 3; 8; 11

“Nước Ngươi Được Bền Vững Đời Đời”

Khi anh chị em đọc thánh thư, Đức Thánh Linh có thể ban cho anh chị em các ấn tượng và soi dẫn để anh chị em biết điều gì có ý nghĩa nhất đối với các trẻ em mà mình giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Yêu cầu một vài em nói về kinh nghiệm của chúng trong việc đọc thánh thư (riêng cá nhân, cùng với gia đình, hoặc ở nhà thờ). Chúng đọc thánh thư vào lúc nào và ở đâu? Chúng cảm thấy như thế nào khi đọc thánh thư? Chúng đang nhận được những phước lành nào cho việc tuân giữ lệnh truyền này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

2 Sa Mu Ên 5:19, 23

Nếu cần sự hướng dẫn, tôi có thể cầu vấn Cha Thiên Thượng.

Những câu này miêu tả cách Đa Vít đã cầu xin sự hướng dẫn và chỉ dẫn với tư cách là vua của Y Sơ Ra Ên. Làm cách nào anh chị em có thể soi dẫn để các em hướng về Thượng Đế qua việc cầu nguyện khi chúng cần giúp đỡ?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích với các em rằng khi Đa Vít cần giúp đỡ, ông đã “cầu vấn”, hoặc cầu nguyện, để có được câu trả lời. Khi anh chị em đọc to 2 Sa Mu Ên 5:19, 23, hãy mời các em lắng nghe từ “cầu vấn” và khoanh tay lại khi chúng nghe được từ đó. Hãy làm chứng rằng chúng ta có thể luôn luôn cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng khi cần giúp đỡ.

  • Để giúp các em nghĩ về điều chúng có thể nói khi cầu nguyện, anh chị em có thể hỏi các em xem chúng sẽ hoàn thành những câu sau đây như thế nào: “Chúng con cảm ơn Ngài về …” và “Chúng con cầu xin Ngài …” Hãy để các em vẽ tranh về những điều chúng có thể tạ ơn hoặc cầu xin trong lúc cầu nguyện.

    Hình Ảnh
    em bé gái cầu nguyện

    Chúng ta có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để được giúp đỡ và hướng dẫn.

  • Kể cho các em nghe về một lần mà anh chị em đã cầu xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ. Ngài đã đáp ứng cho lời cầu nguyện của anh chị em như thế nào? Sự giúp đỡ của Ngài đã tạo nên sự khác biệt như thế nào? Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm riêng của chúng.

2 Sa Mu Ên 7:16

Chúa Giê Su Ky Tô là Vua của chúng ta.

Khi Đa Vít trở thành vua của Y Sơ Ra Ên, Chúa đã phán với ông rằng “ngôi ngươi sẽ được vững lập mãi mãi” (2 Sa Mu Ên 7:16). Lời hứa này đề cập đến Chúa Giê Su Ky Tô, Vị Vua Vĩnh Cửu của chúng ta, là Đấng sinh ra qua dòng dõi của Đa Vít.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một em giả vờ làm vua hoặc hoàng hậu. Nếu có thể, hãy đưa cho em ấy những đạo cụ đơn giản để cầm. Vua hoặc hoàng hậu là gì? Họ làm gì? Nói cho các em biết rằng Đa Vít là một vị vua, và ông là tổ tiên của Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng mà chúng ta gọi là “Vua của các vua” (Khải Huyền 19:16). Giúp các em nghĩ về những cách để cho thấy rằng chúng ta tin Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Vua Vĩnh Cửu của chúng ta.

  • Khi các em hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này, hãy hát hoặc phát những bài hát mà đề cập đến Đấng Ky Tô như là Vị Vua của chúng ta, chẳng hạn như “Đấng Cứu Chuộc Y Sơ Ra Ên” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 5). Yêu cầu các em lắng nghe từ “Vua” và giơ lên một bức hình của Chúa Giê Su khi chúng nghe được từ đó. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi hát về Chúa Giê Su?

1 Các Vua 8:57–58

Tôi có thể bước đi trong đường lối của Thượng Đế.

Đối với dân Y Sơ Ra Ên, việc xây dựng và cung hiến đền thờ là một cơ hội để họ hướng lòng về Chúa và tái cam kết để “đi trong mọi đường lối Ngài” (1 Các Vua 8:58). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình dạy để “đi trong mọi đường lối Ngài”?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy bức hình của một đền thờ hiện đại và đền thờ mà Sa Lô Môn đã xây dựng (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Giải thích rằng khi Sa Lô Môn xây dựng đền thờ cho dân Y Sơ Ra Ên, ông đã khuyến khích họ “đi trong mọi đường lối [của Chúa]” (1 Các Vua 8:58). Nói cho các em biết cách mà đền thờ giúp anh chị em đi trong đường lối của Chúa. Mời các em chia sẻ cảm nghĩ của chúng về đền thờ.

  • Đưa cho một số em những trái tim bằng giấy và các em khác những dấu chân bằng giấy. Đọc to 1 Các Vua 8:58, và yêu cầu các em giơ cao những trái tim khi anh chị em nói ra từ “lòng” và giơ cao những dấu chân khi anh chị em nói ra cụm từ “đi trong mọi đường lối Ngài.” Giúp các em hiểu rằng chúng ta bước đi trong đường lối của Chúa khi noi theo Chúa Giê Su và cố gắng trở nên giống như Ngài. Hỏi các em xem chúng làm gì để bước đi trong đường lối của Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Sa Mu Ên 7:16–17

Chúa Giê Su Ky Tô là Vua của chúng ta.

Tất cả các vị vua mà chúng ta đọc được trong Kinh Cựu Ước đều có khuyết điểm và phạm sai lầm—ngay cả những vị vua tốt. Nhưng Vị Vua được tiên tri là sẽ đến từ dòng dõi Đa Vít, Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng hoàn hảo và sẽ trị vì mãi mãi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc điều mà tiên tri Na Than đã nói với Vua Đa Vít trong 2 Sa Mu Ên 7:16–17, và hỏi các em xem chúng nghĩ gì về ý nghĩa của lời tiên tri này. Làm thế nào mà vương quốc của Đa Vít có thể được vững lập mãi mãi? Giúp các em tìm kiếm và đọc những đoạn thánh thư mà dạy về việc Chúa Giê Su Ky Tô, một hậu duệ của Đa Vít, là một Vị Vua, chẳng hạn như Lu Ca 1:32–33; Giăng 18:33–37; và Khải Huyền 19:16. Chúa Giê Su Ky Tô giống như một vị vua như thế nào? Chúng ta có thể cho thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Vua Vĩnh Cửu của mình trong những cách thức nào?

  • Hãy cùng hát với các em những bài thánh ca mà đề cập đến Đấng Ky Tô như là Vị Vua của chúng ta, chẳng hạn như “Đấng Cứu Chuộc Y Sơ Ra Ên” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 5). Những bài thánh ca này dạy chúng ta điều gì về ý nghĩa của việc có Chúa Giê Su Ky Tô làm Vị Vua của mình?

2 Sa Mu Ên 11

Tôi có thể vượt qua cám dỗ.

Các trẻ em mà anh chị em dạy đưa ra những quyết định nhỏ nhoi nhưng quan trọng mỗi ngày. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc chọn điều đúng ngay cả khi việc đó là khó khăn?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc lại với các em 2 Sa Mu Ên 11 và chỉ ra những lựa chọn của Đa Vít. Hỏi các em xem Đa Vít đáng lẽ nên đưa ra những lựa chọn tốt nào. Khi đang bị cám dỗ, chúng ta có thể làm những điều gì mà có thể giúp chúng ta chọn điều đúng?

  • Để chia sẻ tấm gương của một người nào đó mà, không giống như Đa Vít, đã chống lại cám dỗ, hãy hỏi các em xem chúng có nhớ câu chuyện về Giô Sép và vợ của Phô Ti Pha không (xin xem Sáng Thế Ký 39:7–12). Anh chị em có thể ôn lại câu chuyện này với các em và giúp chúng so sánh câu chuyện đó với câu chuyện về Đa Vít. Chúng ta có thể học được gì từ những câu chuyện về Đa Vít và Giô Sép về cách để chống lại cám dỗ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Giúp các em nghĩ về một điều gì đó chúng có thể làm để áp dụng những điều chúng đã học hôm nay. Sau đó hãy khuyến khích chúng hành động theo những kế hoạch của chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy theo dõi những lời mời để hành động. Khi anh chị em mời các trẻ em hành động theo những gì chúng học được, hãy theo dõi lời mời của anh chị em trong buổi học kế tiếp. Điều này cho các trẻ em thấy rằng anh chị em quan tâm về cách phúc âm ban phước cho cuộc sống của chúng. Khi các trẻ em chia sẻ kinh nghiệm của mình, chúng sẽ được củng cố và sẽ giúp người khác sống theo phúc âm.

In