“Ngày 17–23 tháng Hai. 2 Nê Phi 11–25: ‘Chúng Tôi Hoan Hỷ về Đấng Ky Tô’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
“Ngày 17–23 tháng Hai. 2 Nê Phi 11–25:” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020
Ngày 17–23 tháng Hai
2 Nê Phi 11–25
“Chúng Tôi Hoan Hỷ về Đấng Ky Tô”
Cùng với việc áp dụng 2 Nê Phi 11–25 cho bản thân anh chị em, hãy cân nhắc cách thức anh chị em có thể giúp những người mình giảng dạy áp dụng những chương này cho bản thân họ (xin xem 2 Nê Phi 11:8). Khi Thánh Linh thúc giục anh chị em với những ý nghĩ và ý kiến, hãy viết chúng xuống.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Trước khi thảo luận về những đoạn cụ thể từ 2 Nê Phi 11–25, có thể hữu ích để yêu cầu các thành viên trong lớp học tưởng tượng họ có một người bạn đang gặp khó khăn khi tìm kiếm bất kỳ điều gì có ý nghĩa hoặc soi dẫn trong những ghi chép của Ê Sai. Họ sẽ chia sẻ những câu nào với người bạn này?
Giảng Dạy Giáo Lý
Ê Sai làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Sẽ dễ hiểu những lời tiên tri của Ê Sai hơn khi chúng ta biết tại sao chúng được viết ra. Để bắt đầu một cuộc thảo luận về những lời tiên tri của Ê Sai trong 2 Nê Phi, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học tìm kiếm trong chương 11 và liệt kê xuống vài mục đích của Nê Phi khi trích dẫn rất nhiều lời của Ê Sai. Họ cũng có thể chia sẻ những đoạn họ tìm thấy trong khi học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình về 2 Nê Phi 12–24 mà họ cảm thấy đạt được những mục đích đó. Làm thế nào việc hiểu được những mục đích của Nê Phi giúp các thành viên trong lớp học hiểu thêm về những ghi chép của Ê Sai? Khuyến khích họ luôn suy nghĩ về mục đích này khi họ thảo luận về những ghi chép của Ê Sai trong lớp học.
-
Bởi vì Ê Sai đã sử dụng rất nhiều từ ngữ mang tính tượng trưng, do đó có thể dễ bỏ qua lời chứng mạnh mẽ của ông về Chúa Giê Su Ky Tô. Đây là một sinh hoạt mà có thể giúp lớp học của anh chị em tập trung vào lời chứng này. Anh chị em có thể chuẩn bị những tờ giấy có ghi những câu thánh thư tham khảo từ 2 Nê Phi 12–24 mà giảng dạy về Đấng Cứu Rỗi (ví dụ, 2 Nê Phi 13:13; 14:4–6; 15:1–7; 16:1–7; 17:14; 18:14–15; 19:6–7; 21:1–5; 22:2). Mỗi thành viên trong lớp học có thể chọn một tờ giấy, tìm hiểu những câu được viết trên đó, và viết lên tờ giấy điều mà người ấy đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó các thành viên trong lớp học có thể trao đổi các tờ giấy với người khác và thêm vào bất kỳ suy nghĩ hay hiểu biết sâu sắc nào mà họ đã học được từ cùng những câu thánh thư đó. Sau đó anh chị em cũng có thể cho các thành viên trong lớp học một cơ hội để chia sẻ điều họ đã học được từ Ê Sai và từ lẫn nhau mà giúp họ biết ơn Chúa Giê Su Ky Tô một cách sâu sắc hơn.
-
Lời tiên tri trong 2 Nê Phi 19:6 liệt kê vài danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc việc yêu cầu một người liệt kê các danh xưng đó lên bảng và mời các thành viên trong lớp học thảo luận tại sao mỗi danh xưng này là một sự mô tả chính xác về Đấng Cứu Rỗi. Ngài làm trọn các vai trò này trong cuộc sống của chúng ta như thế nào? Để biết thêm về một số danh xưng này, có thể có ích để tra cứu những câu tham khảo thánh thư trong phần cước chú của 2 Nê Phi 19:6.
Trong những ngày sau cùng, dân của Thượng Đế sẽ quy tụ và vui hưởng sự bình an.
-
Những phần cụ thể trong lời tiên tri của Ê Sai là sự biểu lộ đặc biệt cho chúng ta bởi vì chúng mô tả những khía cạnh của công việc trong những ngày sau của Thượng Đế. Ví dụ, anh chị em có thể tìm hiểu 2 Nê Phi 21:10–12, mô tả một “cờ hiệu” (tiêu chuẩn hay biểu ngữ) mà sẽ được giương lên để quy tụ dân của Thượng Đế. Chúng ta đã thấy Chúa quy tụ dân Ngài về phần thuộc linh như thế nào? Một số thành viên trong lớp học có thể nói về điều làm cho họ muốn quy tụ hay hợp nhất với dân của Thượng Đế trong Giáo Hội. Họ thậm chí có thể thích tạo ra các biểu ngữ của riêng họ trong đó có liệt kê hoặc minh họa một số lẽ thật của phúc âm mà họ cảm thấy mọi người “tìm kiếm” và sẽ giúp “nhóm họp” cùng “thu góp” (câu 10 và 12) con cái của Thượng Đế trong thời đại của chúng ta. Chúng ta giúp đỡ cho sự quy tụ bằng cách nào?
-
Một cách khác để thảo luận về giáo lý này là viết những chủ đề sau lên bảng: Sự Phân Tán Y Sơ Ra Ên, Sự Quy Tụ Y Sơ Ra Ên, và Những Lời Tiên Tri về Đấng Ky Tô. Anh chị em có thể chỉ định những chương từ 2 Nê Phi 12–24 cho các nhóm trong lớp học và mời họ tìm những câu dạy về những điều này và viết những câu đó dưới tiêu đề thích hợp trên bảng. Những câu này có các sứ điệp nào dành cho chúng ta? (Có thể có ích để nói với các thành viên trong lớp học rằng Giáo Lý và Giao Ước 113:1–6 có thể giúp họ hiểu 2 Nê Phi 21:1–5, 10.)
-
Những bài thánh ca như “Cao Trên Đỉnh Núi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 30) được dựa trên một phần của lời tiên tri trong 2 Nê Phi 12:2–5 và 2 Nê Phi 22, có thể củng cố những sứ điệp và mục đích những lời của Ê Sai.
Nhà của chúng ta và “các nơi hội họp” của Si Ôn có thể là nơi an toàn để trú ẩn.
-
Trong 2 Nê Phi 14:4–6 Ê Sai tiên tri về sự an toàn và bình an mà những người ngay chính sẽ vui hưởng sau khi Chúa “rửa” và “tẩy sạch” tội lỗi của họ. Mặc dù những câu này mô tả những trạng thái sẽ xuất hiện trong Thời Kỳ Ngàn Năm, nhưng chúng có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp học khi họ tìm kiếm sự an toàn thuộc linh giữa những điều tà ác trong ngày sau cùng. Mời họ suy ngẫm và thảo luận ý nghĩa của việc có “một đám mây khói” và “một ngọn lửa rực sáng” trên “các nơi hội họp” của họ (câu 5; xin xem thêm Xuất Ê Díp Tô Ký 13:21–22). Những điều gì có thể so sánh với nắng, bão táp và mưa sa được đề cập trong câu 6? Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy nơi trú ẩn? (xin xem GL&GƯ 115:6). Các thành viên trong lớp học có thể gợi ý những cách thức để đảm bảo rằng ngôi nhà và Giáo Hội của chúng ta là nơi có sự bảo vệ thuộc linh.
“Con đường ngay chính tức là tin nơi Đấng Ky Tô.”
-
Các thành viên trong lớp học của anh chị em có thể đồng cảm với ước muốn của Nê Phi “để thuyết phục con cháu chúng ta, và luôn cả các anh em chúng ta nữa, để họ biết tin vào Đấng Ky Tô.” Nê Phi đã “cố gắng cần mẫn” để hoàn thành mục tiêu này như thế nào? (2 Nê Phi 25:23). Các thành viên trong lớp học của anh chị em có thể đọc 2 Nê Phi 25:19–29 để tìm kiếm những lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài mà Nê Phi muốn dân của ông biết được. Sau đó họ có thể chia sẻ điều họ đã làm để dạy những lẽ thật này cho gia đình hay bạn bè của họ. Ví dụ, làm thế nào họ giảng dạy lẽ thật rằng “nhờ ân điển mà chúng ta được cứu rỗi, sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm”? (Lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể cung cấp một số sự hiểu biết sâu sắc về lẽ thật này.) Họ đã giúp những người khác “hoan hỷ về Đấng Ky Tô” như thế nào?
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Các thành viên trong lớp học có thể hứng thú để biết rằng 2 Nê Phi 26–30 có thể giúp họ đáp lại những người nói: “Chúng tôi không cần Sách Mặc Môn.”
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
“Nhờ ân điển mà chúng ta được cứu rỗi, sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm.”
Nhận xét về những lời của Nê Phi trong 2 Nê Phi 25:23, Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã nói:
“Tôi tự hỏi nếu đôi khi chúng ta giải thích sai cụm từ ‘sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm.’ Chúng ta phải hiểu rằng ‘sau khi’ không có nghĩa là ‘bởi vì.’
“Chúng ta không được cứu rỗi ‘bởi vì’ tất cả những gì mình có thể làm. Bất cứ ai trong chúng ta có làm tất cả những gì mình có thể làm chưa? Thượng Đế có chờ đợi cho đến khi chúng ta đã tận dụng mọi nỗ lực trước khi Ngài can thiệp vào cuộc sống của chúng ta với ân điển cứu rỗi của Ngài không? …
“Tôi chắc chắn rằng Nê Phi đã biết rằng ân điển của Đấng Cứu Rỗi cho phép và làm cho chúng ta có khả năng để khắc phục tội lỗi [xin xem 2 Nê Phi 4:19–35; An Ma 34:31]. Đây là lý do tại sao Nê Phi lao nhọc rất cần mẫn để thuyết phục con cái và anh em của mình phải ‘tin vào Đấng Ky Tô, và để được hòa hiệp với Thượng Đế’ [2 Nê Phi 25:23].
“Xét cho cùng, đó là điều chúng ta có thể làm! Và đó là nhiệm vụ của chúng ta trên trần thế!” (“Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 110).